- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Nói thật xem, bạn có DÁM không?
Vào 2 giờ sáng, ngày 12/10/1492, có một sự kiện chấn động nhân loại: một thuỷ thủ trên con tàu thám hiểm của Colombo thốt lên: Đất liền! Đất liền!
Colombo lập tức tin rằng mình đã đến vùng Đông Ấn Độ - nơi xa châu Âu nhất, trong những tấm bản đồ mà người châu Âu đã vẽ ở thế kỷ 15. Sự thật, đấy không phải Đông Ấn, mà là một vùng đất hoàn toàn mới - là châu Mĩ - là TÂN THẾ GIỚI.
Như thế, Colombo là người đầu tiên tìm ra tân thế giới, nhưng ông không dám nghĩ đấy là tân thế giới, tức là không dám NGHĨ KHÁC so với những gì đã được "đóng chết" trên tấm bản đồ. Và cho đến tận cuối đời, ông vẫn không dám tin rằng mình là người đầu tiên tìm ra một châu lục mà lần đầu tiên người châu Âu nhìn thấy.
Phải đến gần chục năm sau, một thuỷ thủ người Ý là Amerigo Vespucci đặt chân tới chỗ mà Colombo đã tới, và người thuỷ thủ này khẳng định: Đấy không phải Đông Ấn. Đấy là một vùng đất mới toanh, chưa từng có trên những tấm bản đồ.
Như vậy, Amerigo "đi sau" Colombo về hải trình nhưng lại "về trước" Colombo về nhận thức. Amerigo dám vượt thoát khỏi những cái mà lúc đó ai cũng tưởng là "chân lý", và dám tin vào những cái tưởng là "phi chân lý". Thế nên nói như nhà sử học Harari thì Amerigo, chứ không phải Colombo mới xứng đáng là CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI đầu tiên.
Bài học từ thế kỷ 15 vẫn còn nguyên ý nghĩa cho thế kỷ 21 với sự lên ngôi của công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo: Phải sẵn sàng đối diện với cái mình chưa biết - phải sẵn sàng vượt thoát khỏi những cái mà người đương thời tưởng là "chân lý".
Không có một chữ DÁM mang tính bản lề của nhận thức ấy, chúng ta rất có thể sẽ nằm trên huyệt mộ của tương lai.
Nói thật xem, và thử bình tĩnh vắt tay lên trán, hỏi chính mình xem: bạn có một chữ DÁM bản lề ấy không?
PHAN ĐĂNG
(Chia sẻ cùng các đoàn viên thanh niên của Ngân hàng BIDV sáng ngày 15/11/2019)
Nguồn: Facebook
Vào 2 giờ sáng, ngày 12/10/1492, có một sự kiện chấn động nhân loại: một thuỷ thủ trên con tàu thám hiểm của Colombo thốt lên: Đất liền! Đất liền!
Colombo lập tức tin rằng mình đã đến vùng Đông Ấn Độ - nơi xa châu Âu nhất, trong những tấm bản đồ mà người châu Âu đã vẽ ở thế kỷ 15. Sự thật, đấy không phải Đông Ấn, mà là một vùng đất hoàn toàn mới - là châu Mĩ - là TÂN THẾ GIỚI.
Như thế, Colombo là người đầu tiên tìm ra tân thế giới, nhưng ông không dám nghĩ đấy là tân thế giới, tức là không dám NGHĨ KHÁC so với những gì đã được "đóng chết" trên tấm bản đồ. Và cho đến tận cuối đời, ông vẫn không dám tin rằng mình là người đầu tiên tìm ra một châu lục mà lần đầu tiên người châu Âu nhìn thấy.
Phải đến gần chục năm sau, một thuỷ thủ người Ý là Amerigo Vespucci đặt chân tới chỗ mà Colombo đã tới, và người thuỷ thủ này khẳng định: Đấy không phải Đông Ấn. Đấy là một vùng đất mới toanh, chưa từng có trên những tấm bản đồ.
Như vậy, Amerigo "đi sau" Colombo về hải trình nhưng lại "về trước" Colombo về nhận thức. Amerigo dám vượt thoát khỏi những cái mà lúc đó ai cũng tưởng là "chân lý", và dám tin vào những cái tưởng là "phi chân lý". Thế nên nói như nhà sử học Harari thì Amerigo, chứ không phải Colombo mới xứng đáng là CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI đầu tiên.
Bài học từ thế kỷ 15 vẫn còn nguyên ý nghĩa cho thế kỷ 21 với sự lên ngôi của công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo: Phải sẵn sàng đối diện với cái mình chưa biết - phải sẵn sàng vượt thoát khỏi những cái mà người đương thời tưởng là "chân lý".
Không có một chữ DÁM mang tính bản lề của nhận thức ấy, chúng ta rất có thể sẽ nằm trên huyệt mộ của tương lai.
Nói thật xem, và thử bình tĩnh vắt tay lên trán, hỏi chính mình xem: bạn có một chữ DÁM bản lề ấy không?
PHAN ĐĂNG
(Chia sẻ cùng các đoàn viên thanh niên của Ngân hàng BIDV sáng ngày 15/11/2019)

Nguồn: Facebook