Nhân cách nhà Nho chân chính trong "Bài ca ngất ngưởng"

T

thuha193

nhân cách nhà Nho chân chính đc thể hiên trong chính phong cách sống ngât ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

* Sự ngất ngưởng của NCT khi làm quan:
- Ngất ngưởng bởi tài năng hơn đời, bởi chức vj cao sang hơn đời, công lao hơn đời. Một loạt chức vj ông từng nắm giữ đã đc kể ra theo lối liệt kê (dẫn chứng) kèm theo lời nhận xét "Gồm thao lược...". Lời kẻ nghe thật sang, thật hồ hởi cũng là 1 sự ngất ngưởng.

* Sự ngất ngưởng của NCT khi đã về hưu:
- Để nói về sự ngất ngưởng khi làm quan, tác giả chỉ dùng 6 cau thơ, còn khi nói về sự ngât ngưởng khi đã nghỉ hưu, tác giả sử dụng tới 16 câu thơ, vs những biểu hiện phong phú, đa dạng. Ngât ngưởng trong lói sống khác đời, trong sở thik. Ngất ngưởng ở nhân cách vượt ra ngoài vòng cương tỏa, vượt lên trên thói tục, trong sự thống nhất những mâu thuẫn cũng hết sức khác đời (Dẫn chứng)

* Rút ra: phong cách sống ngất ngưởng của NCT mang ý nghĩa tích cực, thể hiện nhân cách nhà Nho chân chính
- Người ngất ngưởng là ng` ko những # đời mà điều quan trọng là có nhân cách và có tài năng hơdowiffd.
- Ở NCT, ý thức về tài năng luôn gắn liền vs trách nhiệm của kẻ sĩ. Chính vì vậy, mở đầu bài hát nói là sự tự yw thức về phận sự của trang nam nhi trong trời đất "Vũ trụ..." Những chức vj, công trạng mà tác giả liệt kê trong 6 câu thơ đầu đã vượt lên trên sự khoe khoang, đắc ý tầm thường để đạt tới sự khẳng định tài năng làm nên công danh có ích cho đời.
- Ở NCT, ngất ngưởng thẻ hiện nhu cầu đc tự do bộc lộ bản lĩnh cá nhấn, sở tik cá nhân. Ông sống trung thực vs chính mình~~>Đó là bản lĩnh cá nhân, là nét đẹp nhân văn.
- Ông coi rẻ sự đc mất, khen chê tầm thường: "Đc mất dương dương..." Ông tự đặt mình ngang hàng vs những ng` lỗi lạc về tài năng, hiển hách về sự nghiệp, cao cả về nhân cách như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật. Tâm hồn lâng lâng thanh thản, nhẹ nhõm, tự đắc, tự vui thú vs cọc sống của chính mình nhưng lòng vãn nặng nghĩa vua tôi.

~~>Rút ra kết luận về nhân cách cao đẹp của Nguyễn Công Trứ.

Chúc bạn làm bài tốt:)
 
T

thuha_148

Ngất ngưởng: Không vững ở chỗ cheo leo dễ đổ, dễ rơi (từ điển tiếng Việt). Ở bài thơ này, nên hiểu là một con người khác đời, một cách sống khác đời và bất chấp mọi người.
1. Khổ đầu, câu 1, 2 đối lập giữa phận sự mang tầm vóc cũ trụ lớn lao với cảnh ngộ đã vào ***g” rất chật hẹp tù túng. Thế mà ông Hi Văn đây - tự xưng rất đỗi kiêu hãnh tự hào - vẫn thi thố được tài năng, học giỏi, thi hương đỗ giải nguyên (thủ khoa) làm quan võ là tham tán, làm quan văn là Tổng đốc Đông. Là một con người có tài thao lược nên ta (ông Hi Văn) đã nên tay ngất ngưởng, một con người khác đời, khác thiên hạ, và bất chấp mọi người. Câu 3, 4 với cách ngắt nhịp (3 – 3 – 4 – 3 – 3 – 2) đã tạo nên một giọng nói điệu hào hứng:
“Khi thủ khoa/ khi tham tán/ khi tổng đốc Đông/
Gồm thao lược/ đã nên tay/ ngất ngưởng”
2. Khổ giữa: Tác giả khẳng định mình là một con người có tài hình bang tế thế, lúc loạn thì giúp nước “bình Tây cờ đại tướng”, lúc bình thì giúp vua làm “phủ doãn Thừa Thiên”. Đó là việc đã qua, còn nay ta đã về trí sĩ, nên ta sống ngất ngưởng bất chấp mọi người:
“Đô môn giải tố chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
Nay đã trả áo mũ cho triều đình, ta về quê không cưỡi ngựa mà là cưỡi bò vàng; con bò vàng của ta cũng đeo đạc ngựa, đó là một sự ngất ngưởng, rất khác người.
3. Khổ dôi (hai khổ 3, 4) nói lên một cách sống ngất ngưởng. Xưa là một danh tướng (tay kiếm cung) thế mà nay rất từ bi hiền lành, bình dị. Đi vãn cảnh chùa chiền, đi thăm cảnh đẹp (Rú Nài): “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”, ông đã mang theo “một đôi dì” (một hai nàng hầu). Và do đó “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”. Bụt cười hay thiên hạ cười, hay ông Hi Văn tự cười mình? Chuyện “được, mất” là lẽ đời như tích “thất mã tái ông” mà thôi, chẳng bận tâm làm gì! Chuyện “khen, chê” của thiên hạ, xin bỏ ngoài tai như ngọn gió đông (xuân) thổi phơi phới qua.
Không quan tâm đến chuyện được, mất, bỏ ngoài tai mọi lời khen, chê thị phi, ông đã sống những tháng ngày thảnh thơi, vui thú. Tuy ngất ngưởng mà vẫn trong sạch, thanh cao. Cách ngắt nhịp 2, nghệ thuật hòa thanh (bằng trắc) lối nhấn, lối diễn tả trùng điệp đã tạo nên câu thơ giàu tính nhạc, biểu lộ một phong thái ung dung, yêu đời, ham sống, chẳng vướng chút bụi trần:
“Khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng
Không Phật/ không tiên/ không vướng tục”
4. Khổ xếp, Nguyễn Công Trứ tự hào khẳng định mình là một danh thần thủy chung trong đạo “vua tôi” chẳng kém gì những Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kỳ, Phú Bật – những anh tài đời Hán, đời Tống bên Trung Quốc. Rồi ông đĩnh đạc tự xếp vị thế của minh trong lịch sử:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
Hai so sánh xa gần, ngoại, nội, Bắc sử và trong triều (Nguyễn) tác giả đã kết thúc bài hát nói bằng một tiếng “ông” vang lên đĩnh đạc hào hùng.
Tóm lại, với Nguyễn Công Trứ, phải có thực tài, phải có thực danh phải “vẹn đạo vua tôi” thì mới trở thành “tay ngất ngưởng”, “ông ngất ngưởng” được và cách sống ngất ngưởng của ông thể hiện chất tài hoa, tài tử, không ô trọc, “không vướng tục” cũng không thoát li.
 
Last edited by a moderator:
N

nguoiquaduong123

Tác giả muốn thể hiện cái tôi và giá trị của mình trong cuộc đời này.
 
N

nguyenvu193

Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau 1848 là năm ông cáo quan về hưu. Bài thơ có giá trị tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ, cả trí tuệ, tài năng, cả cốt cách, cá tính và triết lí. Khúc ca trác tuyệt viết bằng thể Hát nói này là tài hoa và khí phách của “Ông Hi Văn”.
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào *****g
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đô môn giải tổ chi niên.
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng.
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Khác với những bài hát nói khác, Nguyễn Công Trứ không mở đầu bằng hai câu chữ Hán mà bằng một câu Hán: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu Việt: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào *****g”. Câu thơ chữ Hán có nghĩa là trong vũ trụ này không có việc gì là không phải phận sự của ta. Đây là quan niệm thiêng liêng của nhà Nho mà Nguyễn Công Trứ đã nhận thức sâu sắc và hạnh động nhất quán từ trẻ cho đến già. Vì nhiễm quan điểm chính thống đó mà “Ông Hi Văn tài bộ đã vào *****g”. Câu thơ hay tuyệt! Nội lực phải dữ dội lắm mới có cái điệu tự hào như vậy. Tưởng chừng như Nguyễn Công Trứ cười một “ông Hi Văn” nào đó, không ngờ “ông Hi Văn” chính lại là Nguyễn Công Trứ! Con người suốt đời say mê công danh nhưng lại coi cái vòng công danh ấy là một cái “*****g”. Tại sao lại có thái độ khinh bạc ấy? Cũng dễ hiểu, Nguyễn Công Trứ là người có tài đã đem hết tài năng, trí tuệ giúp đời, cứu nước, cứu dân. Nhưng xã hội phong kiến mà ông cúc cung tận tụy lại quá bé nhỏ, thảm hại, ông Hi Văn luôn luôn cảm thấy bị ràng buộc, mất tự do, khác chi một con chim trong *****g!
Thành ra những hành động chọc trời khuấy nước, tài thao lược của vị đại tướng để trả “nợ tang bồng” cũng chẳng qua là hành vi bay nhảy của con chim trong *****g.
“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.
Kể như thế cũng đã oanh liệt! Văn võ song toàn ở đỉnh cao. Ấy là tác giả chưa kể đến những công trạng khác mà ông đã sáng tạo và đóng góp cho dân cho nước. Nhưng như thế thì Nguyễn Công Trứ có gì khác với giới quan trường vào luồn ra cúi bấy giờ? Đây, “ông Hi Văn” đây rồi!
“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”
“Ngất ngưởng” ngay trong những hoạt động chính thống! “Ngất ngưởng” ngay trên đỉnh cao danh vọng! Thật là hiếm thấy. Đấy không phải là bộ dạng, hành vi bên ngoài mà ngất ngưởng đã trở thành bản chất của Nguyễn Công Trứ. Là thái độ sống, cũng là cốt cách, là cá tính của “ông Hi Văn”. Làm quan cho một triều đại suy tàn của chế độ pk, giữa đám quan lại, mua bán tước, bên cạnh những “tiến sĩ giấy” oái oăm thay lại cùng trong một “*****g”, nên Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” cao ngạo là phải. Xét về mặt nhân cách thì thái độ “ngất ngưởng” là “công trạng” lớn nhất của Nguyễn Công Trứ. Thái độ “ngất ngưởng” xuyên suốt của cuộc đời. Nguyễn Công Trứ, nhưng xét đến cùng thì “ngất ngưởng” giữa triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh cao danh vọng là thái độ đáng kính nhất của “ông Hi Văn”.
Ngông đã trở thành cốt tủy của Nguyễn Công Trứ. Trong tiểu triều “ngất ngưởng”, cáo quan về “ngất ngưởng”:
“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng…”
Năm cởi áo mũ, cáo quan về hưu, không thèm cưỡi ngựa mà cưỡi bò vàng có đeo lục lạc, “ông Hi Văn” thật là “ngất ngưởng”. Chưa hết, ông còn cột mo cau sau đuôi bò, nói với thiên hạ là để che miệng thế gian. Rồi bỗng xuất hiện dãy núi quen thuộc của quê nhà: “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Núi Đại Nại trên quê hương của thi nhân đẹp một cách hư ảo.
Người anh hùng chọc trời khuấy nước nay trở về lân la nơi cõi Phật. “Tay kiếm cung” ấy chỉ có làm đổ đình đổ chùa chứ sao “mà nên dạng từ bi”!
“Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”
Vào chùa mà dắt theo cả ả đào thì chỉ có Nguyễn Công Trứ, hay nói đúng hơn chỉ có Nguyễn Công Trứ là thành thật. Sự thành thật đã làm cho câu thơ trở nên xôn xao, có lẽ còn ở tài hoa nữa. Từ “đủng đỉnh” hay quá, đây là nhịp đi của các nàng ả đào vào chùa, cái nhịp “đủng đỉnh” của tiếng chuông mõ tịch diệt, chứ không phải là nhịp “tùng”, “cắc” dưới “xóm”. Nhưng không phải “đủng đỉnh” chốc lát trước sân chùa mà ả đào thành ni cô. Thì cũng như Nguyễn Công Trứ vào cửa từ bi mà đâu có diệt được lòng ham muốn.
“Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
Trong một xã hội mà cá nhân bị thủ tiêu, cá tính bị vo tròn, Nguyễn Công Trứ lại lồ lộ ra một cá nhân, hồn nhiên một cá tính. Với tinh thần nhân văn “ngất ngưởng”, nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã đi trước thời đại hàng thế kỉ!
Theo dõi bài ca từ đầu, ta thấy đã diễn ra ba giai điệu “ngất ngưởng”. “Gồm thao lược đã nên ngất ngưởng” là “ông Hi Văn” “ngất ngưởng” ở trong “*****g”. Đây là giai điệu kỳ tuyệt, thể hiện khí phách của Nguyễn Công Trứ. Nói một cách khác đây là chiến thắng oanh liệt của sự tự diệt (khi lên đỉnh cao danh vọng người ta không còn là mình nữa). “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” là giai điệu Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu “ngất ngưởng”. “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” là giai điệu tự hào của Nguyễn Công Trứ muốn “ngất ngưởng” thoát tục.
Và đây là giai điệu cuối có giá trị tổng kết cuộc đời của một nhà nho trung nghĩa mà không đánh mất mình:
“Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Đối với Nguyễn Công Trứ, “được mất dương dương người tái thượng”. Tác giả dùng điển tích “Tái ông thất mã”. Được chưa chắc là may, mất chưa hẳn là rùi. Trong cuộc sống bon chen đó, “được mất” một chút là người ta có thể làm thịt nhau, mà Nguyễn Công Trứ lại có thái độ bất biến trước sự được mất thì phải nói “ông Hi Văn” có bản lĩnh cao cường. Lại còn “khen chê” nữa, “khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Khen thì vui “phơi phới” đã đành, chứ sao chê mà cũng “phơi phới ngọn đông phong” nghĩa là cũng vui như ngọn gió xuân? Là vì cái gọi là chuẩn mực chính thống không trùng khít với chuẩn mực của nhà thơ. Thì mới oai phong đại tướng “Nguyễn Công Trứ đó đã bị cách tuột xuống làm lính thú, có hề chi, vẫn “phơi phới ngọn đông phong”. Có thể mất chức đại tướng nhưng miễn còn Nguyễn Công Trứ! Những âm thanh này mới làm bận lòng con người yêu đời, ham sống đó:
“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục”
Các giác quan của nhà thơ mở về phía cuộc sống tự do, về phía cái đẹp, về phía hưởng lạc. Thơ, rượu, ca trù, hát ả đào mới là đam mê của Nguyễn Công Trứ. Câu thơ nhịp 2/2 réo rắt thật hay (khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng) làm sôi động cả khúc ca. Tác giả cũng không quên đánh giá lại công trạng của “ông Hi Văn” với triều đại mà ông phụng sự:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”
Nguyễn Công Trứ tự liệt vào hàng danh tướng, công thần đời Hán, đời Tống của Trung Quốc như Trái (Trái Tuân), Nhạc (Nhạc Phi), Hàn (Hàn Kì), Phú (Phú Bật). Ông tự hào như vậy là chính đáng, vì lý tưởng anh hùng của ông cũng không ngoài lí tưởng trung quân ái quốc của đạo Nho và ông đã sống thủy chung trọn đạo vua tôi.
Kể ra tìm một bậc danh sĩ văn võ song toàn như Nguyễn Công Trứ trong thời đại nào cũng hiếm, nhưng không phải là không có. Chứ còn “ông ngất ngưởng” thì tìm đâu ra?
“Trong triều ai ngất ngưởng như ông?”
Đây cũng là giai điệu cuối cùng của “Bài ca ngất ngưởng”. Tác giả đã chọn giai điệu “ngất ngưởng” đích đáng để kết thúc bài ca. “Ngất ngưởng” ngay trong triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh núi cao danh vọng, đó là nhân cách, là khí phách của Nguyễn Công Trứ.
Nếu được chọn một tác phẩm tiêu biểu cho toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ thì đó là “Bài ca ngất ngưởng”. Con người, tài năng, khí phách, tinh hoa của Nguyễn Công Trứ thể hiện sinh động trong tác phẩm trác tuyệt này. Thể hát nói đã thành thơ, thơ hay, vừa triết lí, vừa trữ tình, vừa trào lộng. Có một Nguyễn Công Trứ ngoài “*****g” cười một “ông Hi Văn” trong “*****g”, có một Nguyễn Công Trứ ngoại đạo cười một “ông Hi Văn” trong chung. Bốn giai điệu “ngất ngưởng” đã ghi lại cả cuộc đời hoạt động phong phú của một danh sĩ tài tình, trung nghĩa mà không đánh mất mình. Trong một xã hội mà cá nhân không được coi trọng, cá tính bị thủ tiêu thì thái độ “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những là khí phách của ông mà còn là một giá trị nhân văn vượt thời đại.
 
H

hoangdtm

thak kak ban nhiu nha.nhug co the ai giup tui viet dc ket bai va mo bai mot kach that hoan chinh dk k.hihihi:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
C

cloud_and_sky

Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau 1848 là năm ông cáo quan về hưu. Bài thơ có giá trị tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ, cả trí tuệ, tài năng, cả cốt cách, cá tính và triết lí. Khúc ca trác tuyệt viết bằng thể Hát nói này là tài hoa và khí phách của “Ông Hi Văn”.
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào *****g
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đô môn giải tổ chi niên.
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng.
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Khác với những bài hát nói khác, Nguyễn Công Trứ không mở đầu bằng hai câu chữ Hán mà bằng một câu Hán: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu Việt: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào *****g”. Câu thơ chữ Hán có nghĩa là trong vũ trụ này không có việc gì là không phải phận sự của ta. Đây là quan niệm thiêng liêng của nhà Nho mà Nguyễn Công Trứ đã nhận thức sâu sắc và hạnh động nhất quán từ trẻ cho đến già. Vì nhiễm quan điểm chính thống đó mà “Ông Hi Văn tài bộ đã vào *****g”. Câu thơ hay tuyệt! Nội lực phải dữ dội lắm mới có cái điệu tự hào như vậy. Tưởng chừng như Nguyễn Công Trứ cười một “ông Hi Văn” nào đó, không ngờ “ông Hi Văn” chính lại là Nguyễn Công Trứ! Con người suốt đời say mê công danh nhưng lại coi cái vòng công danh ấy là một cái “*****g”. Tại sao lại có thái độ khinh bạc ấy? Cũng dễ hiểu, Nguyễn Công Trứ là người có tài đã đem hết tài năng, trí tuệ giúp đời, cứu nước, cứu dân. Nhưng xã hội phong kiến mà ông cúc cung tận tụy lại quá bé nhỏ, thảm hại, ông Hi Văn luôn luôn cảm thấy bị ràng buộc, mất tự do, khác chi một con chim trong *****g!
Thành ra những hành động chọc trời khuấy nước, tài thao lược của vị đại tướng để trả “nợ tang bồng” cũng chẳng qua là hành vi bay nhảy của con chim trong *****g.
“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.
Kể như thế cũng đã oanh liệt! Văn võ song toàn ở đỉnh cao. Ấy là tác giả chưa kể đến những công trạng khác mà ông đã sáng tạo và đóng góp cho dân cho nước. Nhưng như thế thì Nguyễn Công Trứ có gì khác với giới quan trường vào luồn ra cúi bấy giờ? Đây, “ông Hi Văn” đây rồi!
“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”
“Ngất ngưởng” ngay trong những hoạt động chính thống! “Ngất ngưởng” ngay trên đỉnh cao danh vọng! Thật là hiếm thấy. Đấy không phải là bộ dạng, hành vi bên ngoài mà ngất ngưởng đã trở thành bản chất của Nguyễn Công Trứ. Là thái độ sống, cũng là cốt cách, là cá tính của “ông Hi Văn”. Làm quan cho một triều đại suy tàn của chế độ pk, giữa đám quan lại, mua bán tước, bên cạnh những “tiến sĩ giấy” oái oăm thay lại cùng trong một “*****g”, nên Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” cao ngạo là phải. Xét về mặt nhân cách thì thái độ “ngất ngưởng” là “công trạng” lớn nhất của Nguyễn Công Trứ. Thái độ “ngất ngưởng” xuyên suốt của cuộc đời. Nguyễn Công Trứ, nhưng xét đến cùng thì “ngất ngưởng” giữa triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh cao danh vọng là thái độ đáng kính nhất của “ông Hi Văn”.
Ngông đã trở thành cốt tủy của Nguyễn Công Trứ. Trong tiểu triều “ngất ngưởng”, cáo quan về “ngất ngưởng”:
“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng…”
Năm cởi áo mũ, cáo quan về hưu, không thèm cưỡi ngựa mà cưỡi bò vàng có đeo lục lạc, “ông Hi Văn” thật là “ngất ngưởng”. Chưa hết, ông còn cột mo cau sau đuôi bò, nói với thiên hạ là để che miệng thế gian. Rồi bỗng xuất hiện dãy núi quen thuộc của quê nhà: “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Núi Đại Nại trên quê hương của thi nhân đẹp một cách hư ảo.
Người anh hùng chọc trời khuấy nước nay trở về lân la nơi cõi Phật. “Tay kiếm cung” ấy chỉ có làm đổ đình đổ chùa chứ sao “mà nên dạng từ bi”!
“Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”
Vào chùa mà dắt theo cả ả đào thì chỉ có Nguyễn Công Trứ, hay nói đúng hơn chỉ có Nguyễn Công Trứ là thành thật. Sự thành thật đã làm cho câu thơ trở nên xôn xao, có lẽ còn ở tài hoa nữa. Từ “đủng đỉnh” hay quá, đây là nhịp đi của các nàng ả đào vào chùa, cái nhịp “đủng đỉnh” của tiếng chuông mõ tịch diệt, chứ không phải là nhịp “tùng”, “cắc” dưới “xóm”. Nhưng không phải “đủng đỉnh” chốc lát trước sân chùa mà ả đào thành ni cô. Thì cũng như Nguyễn Công Trứ vào cửa từ bi mà đâu có diệt được lòng ham muốn.
“Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
Trong một xã hội mà cá nhân bị thủ tiêu, cá tính bị vo tròn, Nguyễn Công Trứ lại lồ lộ ra một cá nhân, hồn nhiên một cá tính. Với tinh thần nhân văn “ngất ngưởng”, nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã đi trước thời đại hàng thế kỉ!
Theo dõi bài ca từ đầu, ta thấy đã diễn ra ba giai điệu “ngất ngưởng”. “Gồm thao lược đã nên ngất ngưởng” là “ông Hi Văn” “ngất ngưởng” ở trong “*****g”. Đây là giai điệu kỳ tuyệt, thể hiện khí phách của Nguyễn Công Trứ. Nói một cách khác đây là chiến thắng oanh liệt của sự tự diệt (khi lên đỉnh cao danh vọng người ta không còn là mình nữa). “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” là giai điệu Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu “ngất ngưởng”. “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” là giai điệu tự hào của Nguyễn Công Trứ muốn “ngất ngưởng” thoát tục.
Và đây là giai điệu cuối có giá trị tổng kết cuộc đời của một nhà nho trung nghĩa mà không đánh mất mình:
“Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Đối với Nguyễn Công Trứ, “được mất dương dương người tái thượng”. Tác giả dùng điển tích “Tái ông thất mã”. Được chưa chắc là may, mất chưa hẳn là rùi. Trong cuộc sống bon chen đó, “được mất” một chút là người ta có thể làm thịt nhau, mà Nguyễn Công Trứ lại có thái độ bất biến trước sự được mất thì phải nói “ông Hi Văn” có bản lĩnh cao cường. Lại còn “khen chê” nữa, “khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Khen thì vui “phơi phới” đã đành, chứ sao chê mà cũng “phơi phới ngọn đông phong” nghĩa là cũng vui như ngọn gió xuân? Là vì cái gọi là chuẩn mực chính thống không trùng khít với chuẩn mực của nhà thơ. Thì mới oai phong đại tướng “Nguyễn Công Trứ đó đã bị cách tuột xuống làm lính thú, có hề chi, vẫn “phơi phới ngọn đông phong”. Có thể mất chức đại tướng nhưng miễn còn Nguyễn Công Trứ! Những âm thanh này mới làm bận lòng con người yêu đời, ham sống đó:
“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục”
Các giác quan của nhà thơ mở về phía cuộc sống tự do, về phía cái đẹp, về phía hưởng lạc. Thơ, rượu, ca trù, hát ả đào mới là đam mê của Nguyễn Công Trứ. Câu thơ nhịp 2/2 réo rắt thật hay (khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng) làm sôi động cả khúc ca. Tác giả cũng không quên đánh giá lại công trạng của “ông Hi Văn” với triều đại mà ông phụng sự:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”
Nguyễn Công Trứ tự liệt vào hàng danh tướng, công thần đời Hán, đời Tống của Trung Quốc như Trái (Trái Tuân), Nhạc (Nhạc Phi), Hàn (Hàn Kì), Phú (Phú Bật). Ông tự hào như vậy là chính đáng, vì lý tưởng anh hùng của ông cũng không ngoài lí tưởng trung quân ái quốc của đạo Nho và ông đã sống thủy chung trọn đạo vua tôi.
Kể ra tìm một bậc danh sĩ văn võ song toàn như Nguyễn Công Trứ trong thời đại nào cũng hiếm, nhưng không phải là không có. Chứ còn “ông ngất ngưởng” thì tìm đâu ra?
“Trong triều ai ngất ngưởng như ông?”
Đây cũng là giai điệu cuối cùng của “Bài ca ngất ngưởng”. Tác giả đã chọn giai điệu “ngất ngưởng” đích đáng để kết thúc bài ca. “Ngất ngưởng” ngay trong triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh núi cao danh vọng, đó là nhân cách, là khí phách của Nguyễn Công Trứ.
Nếu được chọn một tác phẩm tiêu biểu cho toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ thì đó là “Bài ca ngất ngưởng”. Con người, tài năng, khí phách, tinh hoa của Nguyễn Công Trứ thể hiện sinh động trong tác phẩm trác tuyệt này. Thể hát nói đã thành thơ, thơ hay, vừa triết lí, vừa trữ tình, vừa trào lộng. Có một Nguyễn Công Trứ ngoài “*****g” cười một “ông Hi Văn” trong “*****g”, có một Nguyễn Công Trứ ngoại đạo cười một “ông Hi Văn” trong chung. Bốn giai điệu “ngất ngưởng” đã ghi lại cả cuộc đời hoạt động phong phú của một danh sĩ tài tình, trung nghĩa mà không đánh mất mình. Trong một xã hội mà cá nhân không được coi trọng, cá tính bị thủ tiêu thì thái độ “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những là khí phách của ông mà còn là một giá trị nhân văn vượt thời đại.


Bài này sa vào phân tích rồi, chẳng nói lên được nhân cách nhà nho gì cả. Mình chỉ góp ý vậy thôi. Dù sao cũng thank.:D
 
M

meoluoi_dihoc

đọc bài các bạn viết hay thật.Chắc chắn khi có bài khó mình sẽ hỏi nhờ các bạn,lúc đó nhớ giúp mình nhá
 
G

gsletuan

mấy bạn phân tích gium minh cái Đề: Em hãy phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đánh tâytrong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu. Có thể làm giùm em phần mở bài em cảm ơn nhiều.
 
Last edited by a moderator:
C

chanhhoichanh

Các ý trong bài khá đầy đủ nhưng hơi sa vào phân tích .Mà cũng có thể liên hệ với các nhà nho cùng thời như Cao Bá Quát sẽ hay hơn nhiều bạn ạ !
 
L

letungson

Mọi người giúp em với đề này với ạ: Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là bản tự tổng kết về cuộc đời mình. Ông đã đánh giá mình bằng một từ "Ngất ngưởng". Trần Thị Băng Thanh đã nhận định : " Ngất ngưởng là một từ tự khen thể hiện sự đánh giá cao tài năng, nhân cách và cả phong cách cá nhận". Hãy phân tích và chứng minh nhận định đó.
 
V

vuarungxanh

híc có ai giúp dùm mình viết 1 bài ngắn gọn hơn ko hix , mình còn nhiều bài để học lắm chắc hook kip quá huhu
 
G

greenmango94

các bạn viết jùm mình 1 bài văn đc k?! Gợi ý cũg đc nhg nếu thế thì chi tiết 1 chút còn nếu hoàn chỉnh đc thì càg tốt :)
đề bài thế này: 'cảm nhận về cái ngông của Nguyễn Công Trứ và suy nghĩ j` về cái ngông của giới trẻ VN'

Thks trc' các mem nhá :)
 
T

thanh1995qb

:) bai van te nghia si can giuoc ne
Từ bài viết của chitachita
Mình xin gửi bạn tham khảo bài làm này, để bạn làm bài được tốt hơn!!!
Bài làm

Năm 1859, giặc Pháp tấn công thành Gia Định, Nguyến Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc”, hai câu kết nói lên mong ước thiết tha:
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Và mấy năm sau, Nhà thơ viết bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” - đình cao nghệ thuật và tư tưởng trong sự nghiệp thơ văn của ông. Có thể coi bài văn tế là tấm lòng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đối với những nghĩa sĩ anh hùng của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp xâm lược. Nhà thơ mù đất Đồng Nai đã dựng lên một “tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.
Sau khi chiếm đóng 3 tỉnh miền Đông, giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền tây Nam Bộ. Năm 1861, vào đêm 14/12, nghĩa quân đã tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc, thuộc tỉnh Long An ngày nay.Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt “làm cho mã tà, ma ní hồn kinh”, Gần 30 chiến sĩ nghĩa quân đã anh dũng hi sinh. Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này - bài ca về người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một “tượng đài nghệ thuật” hiếm có. “Bi tráng” là tầm vóc và tính chất của tượng đài nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên 1 thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc. Hoành tráng về quy mô, nó không chỉ khắc hoạ về 1 nghĩa quân, 1 anh hùng mà đông đảo những người “dân ấp dân lân mến nghĩa quân làm quân chiêu mộ” dưới ngọn cờ “bình tây” của Trương Công Định. Tính chất, quy mô hùng tráng, hoành tráng ấy lại gắn liền với bi ai đau thương thống thiết. “Cái tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh Pháp giữa thế kỉ XIX đã được dựng lên trong nước mắt, trong tiếng khóc của nhà thơ, của nhân dân và cả của đất nước. Trong toàn bài văn tế đặc biệt trong phân thích thực và ai vãn , ta cảm nhận sâu sắc tính chất bi tráng này.
Mở đầu bài văn tế là 1 lời than qua 2 câu tứ tự song hành. Hai tiếng “Hỡi ôi!” vang lên thống thiết, đó là tiếng khóc của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo:
“Súng giặc, đất rền; lòng dân trời tỏ”
Tổ quốc lâm nguy. Súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương sứ sở.
“Tan chợ vưà nghe tiếng súng Tây…” (“Chạy giặc”). Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và ság ngời chính nghĩa. Có thể nói cặp câu tứ tự này là tư tưởng chủ đạo của bài văn tế, nó được khắc trên đá hoa cương đặt ở phía trước, chính diện của “tượng đài nghệ thuật” ấy.
Hình ảnh trung tâm của “tượng đài nghệ thuật” “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là những chiến sĩ nghĩa quân. Nguồn gốc của họ là nông dân nghèo sống cuộc đời “côi cút” sau luỹ tre làng. Chất phác và hiền lành, cần cù là chịu khó trong làm ăn, quanh quẩn trong xóm làng, làm bạn với con trâu, đường cày, sá bừa, rất xa lạ với “cung ngựa trường nhung”:
“Nhớ linh xưa:
Côi cút làm ăn; toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
Họ là lớp người đông đảo, sống gần fũi quanh ta. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nông, “chưa hề ngó tới” việc binh và vũ khí đánh giặc:
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”.
Thế nhưng khi đất nước quê hương bị giặc Pháp xâm lược, những “dân ấp, dân lân” ấy đã đứng lên “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Đánh giặc cứu nước cứu nhà, bảo vệ “bát cơm manh áo ở đời” là cái nghĩa lớn mà họ “mến” là đeo đuổi. Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những câu cách cú hay nhất (giản dị mà chắc nịch) ca ngợi long yêu nước, căm thù giặc của người nghĩa sĩ:
“Bữa thấy bong bong che trắng lốp, muốn tới an gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”.
Đối với giặc Pháp và lũ tay sai bán nước, họ chỉ có 1 thái độ: “ăn gan” và “cắn cổ”, chỉ có 1 chí hướng: “phen này xin ra sức đoạn kình…, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
Hình ảnh người chiến sĩ nghĩa quân ra trận là những nét vẽ, nét khắc hùng tráng nhất, hoành tráng nhất trong “tượng đài nghệ thuật” bài văn tế. Bức tượng đài có 2 nét vẽ tương phản đối lập: đoàn dũng sĩ của quê hương và giặc Pháp xâm lược. Giặc cướp được trang bị tối tân, có “tàu thiếc, tàu đồng”, “bắn đạn nhỏ, đạn to”, có bọn lính đánh thuê “mã tà, ma ní” thiện chiến. Trái lại, trang bị của nghĩa quân lại hết sức thô sơ. Quân trang chỉ là “1 manh áo vải” . Vũ khí chỉ có “một ngọn tầm vông”, hoặc “một lưỡi dao phay”, một súng hoả mai khai hoả “bằng rơm con cúi”. Thế mà họ vẫn lập được chiến công: “đốt xong nhà dạy đạo kia” và “chém rớt đầu quan hai nọ”.
“Tượng đài nghệ thuật” đã tái hiện lại những giờ phút giao tranh ác liệt của các chiến sĩ nghĩa quân với giặc Pháp:
“Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho ma ní, mã tà hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.
Đây là những câu gối hạc tuyệt bút. Không khí chiến trận có tiếng trống thúc quân giục giã, “có bọn hè trước, lũ ó sau” vang dậy đất trời cùng tiếng súng nổ. Các nghĩa sĩ của ta coi cái chết như không, tấn công như vũ bão, tung hoành giữa đồn giặc: “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”, “hè trước, ó sau”… Giọng văn hùng tráng, phép đối tài tình, các động từ mạnh được chọn lọc và đặt đúng chỗ… đã tô đậm tinh thần quả cảm, vô song của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho các chiến sĩ nghĩa quân những tình cảm đẹp nhất: ngợi ca, khâm phục, tự hào. Qua đó, ta thấy, trước Nguyễn Đình Chiểu chưa có nhà thơ nào văn nào viết về người nông dân đánh giặc hay và sâu sắc như thế.
Trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn có những giọt lệ, lời than khóc, một âm điệu thông thiết, bi ai được thể hiện ở phần ai vãn. Nhiều nghĩa sĩ đã ngã xuống trên chiến trường trong tư thế người anh hùng: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ” Đất nước, quê hương vô cùng thương tiếc. Một không gian rông lớn bùi ngùi, đau đớn:
“Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ 2 hàng kuỵ nhỏ”.
Tiếng khóc của người mẹ già, nỗi đau đớn của người vợ trẻ được nói đến vô cùng xúc động. “Hàng trăm năm sau, chúng ta đọc Nguyễn Đình Chiểu có lúc như vẫn còn thấy ngòi bút của nhà thơ nức nở trên từng trang giấy” (Hoài Thanh):
“Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bòn xế dật dờ trước ngõ”.
Các nghĩa sĩ đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Tấm gương chiến đấu và hi sinh của họ là “tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm”, đời đời bất diệt, sáng rực mãi, trường tồn cùng sông núi. Rất đáng tự hào:
“Ôi! Một trận khói tan; nghìn năm tiết rỡ”
Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc:
“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giăc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;…”.
Dám xả thân vì nghĩa lớn, “cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”, các chiến sĩ nghĩa quân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta.
Tóm lại, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” khẳng định văn chương lỗi lạc, tấm lòng yêu thương dân mãnh liệt, thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu. Đúng là “người thư sinh dùng bút đánh giặc” (Miên Thẩm). Một giọng văn vừa hùng tráng, vừa thống thiết, bi ai. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một “tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một kiệt tác trong văn tế cổ kim của dân tộc. Nhà văn Hoài Thanh có viết: “Nhà nho nghèo ấy đã sống cuộc sống của quần chúng, và đã đi cùng quần chúng phấn đấu gian nan. Chính quần chúng cũng cần cù, dũng cảm đã tiếp sức cho Nguyễn Đình Chiểu, cho trí tuệ , cho tình cảm, cho lòng tin và cả cho nghệ thuật của Nguyên Đình Chiểu”
THE END :- sau cung chuc cac ban lam bai tot :pSS
Không được dùng mực đỏ khi viết bài.
 
Last edited by a moderator:
T

thanh1995qb

[COLOR="MediumTác giả

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là ngôi sao sáng của nền văn nghệ đất nước ta trong nửa sau thế kỷ 18. Bị mù, vừa dạy học, làm thuốc và viết văn thơ. Sống vào thời kỳ đen tối của đất nước: giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay giặc. Tinh thần nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc Pháp xâm lược là những tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Tác phẩm:

- Truyện thơ: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.

- Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế Nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh.

- Thơ: Nhiều bài thơ Đường luật – cảm hứng yêu nước.

Xuất xứ, chủ đề

- Cần Giuộc thuộc Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta, diễn ra đêm 14/12 âm lịch (1861). Hơn 20 nghĩa quân đã anh dũng hy sinh. Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu Đồ Chiểu viết bài văn tế này. Ngay sau đó, vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương khác.

- Bài văn tế ca ngợi những nghĩa sĩ – nông dân sống anh dũng, chết vẻ vang trong sự nghiệp đánh Pháp để cứu dân, cứu nước.

Hình ảnh người nghĩa sĩ

1. Nguồn gốc: Nông dân nghèo khổ “cui cút làm ăn”, cần cù lao động “chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”. Chất phác hiền lành:

“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó:

2. Tâm hồn: Yêu, ghét dứt khoát, rõ ràng: “ghét thói mọi như nhà ông ghét cỏ” “đâu dung lũ treo dê bán chó”. Căm thù quyết không đội trời chung với giặc Pháp:

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan,
Ngày xem ống khói chạy đen sĩ, muốn ra cắt cổ”

Yêu nước, yêu xóm làng quê hương, tự nguyện đứng lên đánh giặc: “Mến nghĩa làm quân chiêu mộ”, “phen này xin ra sức đoạn kình”, “chuyến này dốc ra tay bộ hổ”

3. Trang bị

- Không phải là lính chính quy của Triều đình, “chẳng phải quân cơ, quân vệ”, chẳng có “bao tấu, bầu ngòi”. Họ chỉ là “dân ấp dân lân”, vì “bát cơm manh áo” mà đánh giặc. Trang bị thô sơ, áo mặt chỉ là “một manh áo vải”, vũ khí là một ngọn tầm vông, một lưỡi gao phay, hoặc “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi” …

Kẻ thù của họ là mã tà, ma ní, là thằng Tây “bắn đạn nhỏ đạn to”, có “tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.

4. Chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh:

- Dũng mãnh tiến công như vũ bão, “đạp rào lướt tới”, “kẻ đâm ngang, người chém ngược”, “bọn hè trước lũ ó sau”.

- Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lẫm liệt hiên ngang: “nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.

- Chiến công oanh liệt: “đốt xong nhà dạy đạo kia”, cũng chém rớt đầu quan hai nọ”, “làm cho mã tà, ma ní hồng kinh”

- Hy sinh đột ngột trên chiến địa: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”.

Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca, khâm phục và biết ơn các nghĩa sĩ. Ông đã dựng lên một tượng đài bi tráng về người nông dân đánh giặc cứu nước trong buổi đầu giặc Pháp xâm lăng đất nước ta.

Tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hàm chứa những tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

- Ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần tự nguyện đánh giặc để cứu nước của các nghĩa sĩ. Khẳng định vị trí và vai trò của người nông dân trong lịch sử chống xâm lăng vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

- Tiếc thương những nghĩa sĩ đã anh dũng hy sinh (câu 18, 25)

- Khẳng định một quan niệm về sống và chết: chết vinh còn hơn sống nhục. Không thể “theo quân tà đạo”, “ở lính mã tà” đánh thuê, làm bia đỡ đạn, sống cuộc đời bán nước cầu vinh “chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Trái lại, phải sống anh dũng, chết vẻ vang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”.

- Tự hào về các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc. Tên tuổi họ, tinh thần họ bất tử: “danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen…”, “tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”, “cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”… Tóm lại, lần đầu tiên trong nền văn học dân tộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ và ca ngợi người nông dân Nam Bộ và những anh hùng thời đại đã sống, chiến đấu và hy sinh vì đại nghĩa.

Nghệ thuật

1. Ngôn ngữ bình dị như cách nói, cách nghĩ và cách cảm của nhân dân miền nam. Các kiểu câu tứ tự, song quang, cách cú, gối hạc, câu nào cũng đặc sắc, khô ứng, đối chọi cân xứng đẹp.

2. Chất chữ tình kết hợp với chất anh hùng ca tạo nên màu sắc bi tráng.

3. Hình tượng người chiến sĩ nghĩa quân được khắc họa tuyệt đẹp trong tư thế lẫm liệt hiên ngang.

Có thể nói, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một bài ca yêu nước chống xâm lăng, là kiệt tác trong kho tàng văn tế cổ kim của dân tộc.

Bai2:
A. GỢI Ý CHUNG

Vẻ đẹp hiếm có của hình tượng người nông dân yêu nước, chống Pháp đựơc dựng lên trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) như một tượng đài mang tính bi tráng.

B. GỢI Ý CỤ THỂ

Dàn bài sơ lược

Bài văn tế khóc thương người nông đân Cần Giuộc vì nghĩa mà đứng lên đánh giặc Pháp và đã hy sinh. Đó là đỉnh cao sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, rất bình dị mà đã dựng lên tượng đài nghệ thuật rất đẹp, mang tính bị tráng.

1) Người nông dân Nam Bộ nghèo khó, “côi cút làm ăn” sống đời thầm lặng, cơ cực ở thôn ấp. Họ chỉ biết ruộng trâu, đã biết gì đến võ nghê, võ khí, chiến trận. Nhưng tấm lòng của họ rất đẹp: yêu nước cao độ, không đội trời chung với bọn xâm lăng và đã cầm gậy, cầm dao tự nguyện đứng lên đánh giặc trong thời đại “ vĩ đại và khổ nhục” của dân tộc.

2) Tượng đài đẹp hùng tráng:

a) Về trang bị: không có áo giáp mà với “manh áo vải thô sơ” với “ngọn tầm vông” quen thuộc của quê hương. Lần đầu tiên “ngọn tầm vông” đã đi vào văn học với ý nghĩa cao đẹp và nét tạo hình giàu giá trị thẩm mĩ.

b)Về tinh thần, hành động : Với trang bị thô sơ, thiếu thốn, người dân ấp dân lân dùng “rơm con cúi, lưỡi dao phay”, nhưng vật dùng của quê hương, gia định – mà chống lại súng đạn, tàu thiếc tàu đồng của Tây. Đến đây, đoạn văn ngắt nhịp ngắn, khẩn trương cùng với hàng loạt từ ngữ đầy sức mạnh chiến đấu quật cường “đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược.Bọn hè trước, lũ ó sau…”. Tất cả làm hiện ra quần thể tượng đài người nông dân yêu nước trong tư thế tấn công mạnh mẽ hào sảng.

Những người nông dân chất phác đã tự dựng cho mình tượng đài anh hùng, cao cả, đầy nghĩa khí và nhà thơ mù đã xây dựng họ thành hình tượng nghệ thuật, thành quần thể tượng đài hào hùng cao đẹp trong áng văn tế bất hủ của mình.

c) Kết quả chiến đấu: Đốt đồn giặc, chém rớt đầu tên quan chỉ huy.

d) Tuợng đài vừa tráng vùa bi: a) Đây là những người anh hùng thất thế: Những người nông dân đã lấy gan đồng chọi với đạn sắt, lất cái yếu chống cái mạnh, lấy vũ khí thô sơ chống phương tiện hiện đại.

b) Tuy đã chiến đấy ngoan cường, đánh một trận oanh liệt tưng bừng nhưng họ đã ngã xuống hi sinh trong chiến bại.

c) Giọt nước mắt của sông nước cỏ cây, của nhân dân và đặc biệt nỗi đau của mẹ già, vợ yếu.

3) Ý thức yêu nước mãnh liệt, lòng khâm phục và xót đau với người nghĩa sĩ trong trận Cần Giuộc đã tạo ra kiệt tác cho nhà thơ mù Đồ Chiểu.

Vẻ đẹp của quần tượng này vừa mới lạ xưa nay chỉ có các chủ soái mới được đề cao như thế) vừa rất đẹp, rất hào hùng, rất bi tráng, rất đáng tự hào. Đây là nước mắt của nhà thi sĩ anh hùng lao chẳng ráo, khóc thưiưng những anh hùng ngã xuống nhưng bất tử.

- Bài thơ của Miên Thẩm khi đọc xong bài văn tế:

Lại giởbài văn điếu chiến trường

Tưởng nghe mồn một chuyện văn chương

Chép ghi chân thật lời Mạnh Tả [COLOR="DeepSkyBlue"][/COLOR]

Ca ngợi hùng bi giọng Khuất Bường

Gươm gỗ cờ lau gương vạn cổ

Vượn sầu hạc oán mấy tinh sương

Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút

Báo nước từng này biết mấy thương.
Turquoise"]\{ABC}[/COLOR]
 
Top Bottom