Hóa Nhận biết chất

kim mochi

Học sinh
Thành viên
23 Tháng bảy 2017
28
12
39
23
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 Có 3 lọ đựng hỗn hợp bột Fe + FeO, Fe + Fe2O3; FeO + Fe2O3. Bằng phương pháp hoá học nhận biết các chất rắn trên.
Bài 2: Lựa chọn một hoá chất thích hợp để phân biệt các dung dịch muối: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3.
Bài 3: Chỉ được dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây HCl, HNO3 đặc, AgNO3, KCl, KOH.
Nếu chỉ dùng một kim loại có thể nhận biết đ ợc các dung dịch trên hay không.
Bài 4: Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4 )3.
Chỉ đ ợc dùng xút hãy nhận biết.
Bài 5: Cho 3 bình mất nhãn là A gồm KHCO3 và K2CO3. B gồm KHCO3 và K2SO4. C gồm K2CO3 và K2SO4. Chỉ dùng BaCl2 và dung dịch HCl hãy nêu
cách nhận biết mỗi dung dịch mất nhãn trên.
Bài 6: Chỉ dùng một axit và một bazơ thường gặp hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau:
Cu - Ag; Cu - Al và Cu - Zn
Bài 7: Không dùng thêm hoá chất khác, dựa vào tính chất hãy phân biệt các dung dịch K2SO4, Al(NO3)3, (NH4)2SO4, Ba(NO3) 2 và NaOH.
Bài 8: Hãy nêu phương pháp để nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau đây: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Được dùng thêm một trong các thuốc thử sau: quỳ tím, Cu, Zn, dung dịch NH3, HCl, NaOH, BaCl2, AgNO3, Pb(NO3)2.
Bài 9: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 4 kim loại Al, Zn, Fe, Cu.
Bài 10: Có 4 chất bột màu trắng NaCl, AlCl3, MgCO3 và BaCO3. Chỉ được dùng H2O và các thiết bị cần thiết nh lò nung, bình điện phân... Hãy tìm cách nhận biết từng chất trên.
Bài 11: Chỉ có CO2 và H2O làm thế nào để nhận biết đ ợc các chất rắn sau NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4.
Trình bày cách nhận biết. Viết phương trình phản ứng.
Bài 12: Dùng thêm một thuốc thử hãy tìm cách nhận biết các dung dịch sau, mất nhãn NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl và H2SO4.
Bài 13: Nhận biết các dung dịch sau NaHSO 4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2, bằng cách đun nóng và cho tác dụng lẫn nhau.
Bài 14
1. Chỉ dùng dung dịch H2SO4l (không dùng hoá chất nào khác kể cả nước) nhận biết các kim loại sau Mg, Zn, Fe, Ba.
Bài 15: Hỗn hợp A gồm các oxít Al2O3, KlO; CuO; F3O4.
. Viết phương trình phản ứng phân tử và ion rút gọn với các dung dịch sau:
a NaOH
b. HNO3
c. H2SO4đ,nóng
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Bài 1 Có 3 lọ đựng hỗn hợp bột Fe + FeO, Fe + Fe2O3; FeO + Fe2O3. Bằng phương pháp hoá học nhận biết các chất rắn trên.
Cho 3 mẫu tác dụng với H2SO4 loãng (or HCl)
+ có khí ko màu thoát ra: (Fe,FeO) và (Fe,Fe2O3) (1)
Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2
+ ko có khí thoát ra (FeO,Fe2O3)
lấy 2 mẫu (1) cho tác dụng với HNO3 đặc nguội (or H2SO4 đặc nguội), khi đó Fe ko tác dụng, ta thấy cả 2 mẫu đều còn lại phần chất rắn
+ có khí nâu đỏ thoát ra: FeO
FeO + 4HNO3 (đ,n) ---> Fe(NO3)3 + 2H2O + NO2
+ ko có khí thoát ra: Fe2O3
(P/S: nhiều bài quá bạn ơi!!! ^^)
 

hoangthianhthu1710

Ngày hè của em
Thành viên
22 Tháng sáu 2017
1,583
5,096
629
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
Bài 2: Lựa chọn một hoá chất thích hợp để phân biệt các dung dịch muối: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3.
Trích mẫu thử
Cho Ba(OH)2 vào các mẫu thử đến dư
Mẫu thử thoát ra khí mùi khai là dd NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2 ---> BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Vừa kết tủa vừa có khí mùi khai là (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 ---> BaSO4 + NH3+ H2O
Không hiện tượng: NaNO3
Chỉ có kết tủa trắng: MgCl2
MgCl2 + Ba(OH)2 ---> BaCl2 + Mg(OH)2
Có kết tủa trắng xanh là FeCl2:
FeCl2 + Ba(OH)2 --->Fe(OH)2 +BaCl2
Có kết tủa nâu đỏ: FeCl3
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 ---> 2Fe(OH)3 + 3BaCl2
Xuất hiện kết tủa trắng keo sau đó tan dần là Al(NO3)3
3Ba(OH)2 + 2Al(NO3)3 ---> 3Ba(NO3)2 + 2Al(OH)3.
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 ---> Ba(AlO2)2 + 4H2O

4) Trích mẫu thử
Cho NaOH vào các mẫu thử
- có khí mùi khai thoát ra =>(NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + 2NaOH---> Na2SO4 +2 NH3 + 2H2O
- xuất hiện kết tủa trắng => MgSO4
MgSO4 +2NaOH ---> Mg(OH)2 + Na2SO4
-xuất hiện kết tủa trắng rồi tan => Al2(SO4)3
Al2(SO4)3 +NaOH ---> Al(OH)3 +Na2SO4
Al(OH)3+ NaOH ---> NaAlO2 + 2H2O
- xuất hiện kết tủa xanh để ngoài không khí hóa nâu=> FeSO4
FeSO4 + NaOH ---> Fe(OH)2 +Na2SO4
- xuất hiện kết tủa đỏ nâu=> Fe2(SO4)3
Fe2(SO4)3 + NaOH ---> Fe(OH)3 +Na2SO4
- không có hiện tượng xảy ra => K2CO3

12) Trích mẫu thử
Cho quỳ tím vào các mẫu thử
Quỳ hóa đỏ=>NH4HSO4, HCl, H2SO4
Không đổi màu=> BaCl2, NaCl
Quỳ hóa xanh=> Ba(OH)2

Dùng Ba(OH)2 vừa nhận biết được tác dụng với các mẫu thử đựng NH4HSO4, HCl, H2SO4
Có khí thoát ra và kết tủa trắng=>NH4HSO4
NH4HSO4 + Ba(OH)2 ---> NH3 + BaSO4 + 2H2O
Xuất hiện kết tủa trắng => H2SO4
H2SO4 + Ba(OH)2 ---> BaSO4 + 2H2O
Không thấy hiện tượng => HCl
2HCl + Ba(OH)2 ---> BaCl2 + H2O

Dùng H2SO4 nhận biết được cho vào các mẫu thử đựng BaCl2, NaCl
Xuất hiện kết tủa trắng=>BaCl2
H2SO4 + BaCl2 ---> BaSO4 + 2HCl
Chất còn lại=> NaCl
 
Last edited:
Top Bottom