Nhận biết chất khí

N

nguyentung2510

Rành thì không rành nhưng bạn phải đưa đề lên thì mới biết đường mà giúp
 
H

hoang_vipboy_94

thì nói chung là các bác chỉ em nhận biết một số chất khí như oxi, nito,...
 
N

nt2q

thì nói chung là các bác chỉ em nhận biết một số chất khí như oxi, nito,...


Nhận biết:
- Oxi : dùng que đóm còn tàn đỏ , cho vào nếu thấy nó bùng lên thì có O2
- N2 : trong các bài nb thì người ta thường để N2 nb cuối cùng, vì N2 ko có dấu hiệu đặc biệt, à ... nó không duy trì sự cháy. thử cho que đóm đang cháy vào thì đóm sẽ tắt. :D
- dấu ... ẩn chứa nhiều bí ẩn.:cool: Và bạn nên cụ thể hóa nó thì mọi người mới giúp được bạn chứ nhỉ ;)
 
M

minhme01993



Nhận biết:
- Oxi : dùng que đóm còn tàn đỏ , cho vào nếu thấy nó bùng lên thì có O2
- N2 : trong các bài nb thì người ta thường để N2 nb cuối cùng, vì N2 ko có dấu hiệu đặc biệt, à ... nó không duy trì sự cháy. thử cho que đóm đang cháy vào thì đóm sẽ tắt. :D
- dấu ... ẩn chứa nhiều bí ẩn.:cool: Và bạn nên cụ thể hóa nó thì mọi người mới giúp được bạn chứ nhỉ ;)

Bạn ơi nhận biết mà, thiếu gì khí mà khi cho que đóm đang cháy vào thì một lúc sau tắt luôn. Đã biết bình đó đựng gì đâu mà khẳng định?
 
R

rocky1208

bác nào rành về nhận biết chất khí làm ơn help me,thanks:)
Phải nói cụ thể là cái gì thì mới giúp được chứ. Cái này chung chung quá. Dù sao cũng đưa 1 vài gợi ý (vô cơ nhé):
  • Oxi: tàn đóm hay cục than cũng được (mạo hiểm hơn là khiêng một lão vừa tắt thở cho ngửi khí này, nếu lão ta tỉnh lại thì có nhiều khả năng là oxi, cũng có nhiều khả năng không :-SS)
  • Nitơ: đồng ý để lại sau cùng vì nó tương đối trơ (xem lại cấu tạo của nó thì 2 ng tử N liên kết ba với nhau)
  • Clo: dùng giấy quỳ ẩm, quỳ mất màu vì có pứ:
    Cl2 + H2O -> HCl + HClO (HClO phân tích thành HCl + oxi nguyên tử: O có tính oxihoas rất mạnh -> tẩy trắng - tương tự nước Javen)
  • Sunfurơ: mất màu nước Br2 vì có phản ứng
    SO2 + H2O + Br2 (nâu đỏ) -> 2HBr + H2SO4 (đều không màu)
  • Carbonic: đục nước vôi trong (tạo kết tủa CaCO3),
  • Amoniac: mùi khai (nếu không ngại khó ngại khổ), hoặc nó hòa tan Cu(OH)2 tạo dd phức xanh đậm. Cu(OH)2+ 4NH3 -> Cu(OH)2(NH3)4. Hoặ làm xanh giấy quỳ ẩm vì có tính bazơ
  • Nitơ oxit: không màu hóa nâu ngoài không khí : 2NO(ko màu) + O2 -> 2NO2 (màu nâu)
Tạm thời mới nghĩ ra có mấy cái đó. Nao nhớ thêm thì viết tiếp. Tại lâu rồi không dùng đến.
:)>-

From Rocky
 
N

nt2q

- N2 : trong các bài nb thì người ta thường để N2 nb cuối cùng, vì N2 ko có dấu hiệu đặc biệt, à ... nó không duy trì sự cháy. thử cho que đóm đang cháy vào thì đóm sẽ tắt. :D

Bạn ơi nhận biết mà, thiếu gì khí mà khi cho que đóm đang cháy vào thì một lúc sau tắt luôn. Đã biết bình đó đựng gì đâu mà khẳng định?
Uhm.. cảm ơn bạn góp ý. Nhưng mình nói đó là dấu hiệu mà, chứ mình đâu dám khẳng định đây là đặc trưng để nhận biết N2. :|

Tiện đây mình cũng xin có ý kiến một chút về bài của bạn rocky:

Sunfurơ: mất màu nước Br2 vì có phản ứng
SO2 + H2O + Br2 (nâu đỏ) -> 2HBr + H2SO4 (đều không màu)

--> SO2 cho vào d d Br2 thì làm d d nhạt màu thôi. Vì thường khi trích mẫu thử khí ta chỉ lấy 1 ít cho qua thôi, mà d d Br2 thì chưa biết nồng độ đặc hay loãng thế nào thì không nên nói là nó sẽ bị mất màu.. chỉ là nhạt màu đi thôi. ;)

Thêm nữa...

- khí CO :
cho qua bột CuO màu đen ( nung nóng ) --- thấy xuất hiện CR màu đỏ ( Cu)
- khí H2 :
cách 1 nhận biết như khí CO.
cách 2 : màu ngon lửa khi đốt H2 - màu xanh ( đây là trên lí thuyết còn mình đã thực hành thì không thấy vậy :| )
cách 3: bần cùng bất đắc dĩ thì phải dùng cách này: cho tác dụng với O2 dư rồi dẫn vào bột CúSO4 khan ---> thấy có màu xanh ( CuSO4 . 5H2O )

- O3 : thử bằng giấy iod tinh bột ( tức là có tẩm d d muối Iodua và tinh bột ) thấy giấy hóa xanh . ;)

Mình nhớ ra có vậy thôi.. :D
 
M

meoyeu.love

thía kòn nhận biết các gốc OH thì ntn????
ví dụ
nhận biết các chất sau::khi (162):
H2SO4,BaSO4,BaCl2 , AgNO3,CaCO3,NaHCO3,NaOH,SO2.....đó
 
Last edited by a moderator:
L

lightning.shilf_bt

doi voi OH thi tuy vi du
goc OH cua bazo tan thi dung quy tim, cac dung dich nay lam quy tim hoa xanh
va mot so bazo khong tan nhung co nhom OH nhu :Fe(OH)2, Fe(OH)3,Cu(OH)2,
thi chung deu co mau cua no :
Fe(OH)2 : mau trang xanh
Fe(OH)3 mau nau do
Cu(OH)3 mau xanh
con mot so bazo luong tinh thi ta cho NaOH vao thi luc dau thay ket tua nhung sau do ket tua tan dan
Neu ai thay bai viet nay hoi hoi co ich thi cung thank cho toi nha, lau roi khong duoc thank cung thay chan, lam ho nhuoi ta hoai ma chang duoc cam on haiz haiz !!!
 
N

nt2q

thía kòn nhận biết các gốc OH thì ntn????
ví dụ
nhận biết các chất sau::khi (162):
H2SO4,BaSO4,BaCl2 , AgNO3,CaCO3,NaHCO3,NaOH,SO2.....đó

Nói đến các bazo và muối thì dấu hiệu nhiều vô kể bạn ạ :|
Nhưng nhìn chung là dựa vào từng gốc axit và tùy ion kim loại có dấu hiệu khác nhau + dựa vào tính tan ( tham khảo bảng tính tan bạn nhé ;))

Bạn nói cụ thể ra thì chúng mình mới trả lời được, chứ nếu chung chung thế này thì mình cũng chỉ trả lời theo kiểu chung chung được thôi .:|





 
R

rocky1208

--> SO2 cho vào d d Br2 thì làm d d nhạt màu thôi. Vì thường khi trích mẫu thử khí ta chỉ lấy 1 ít cho qua thôi, mà d d Br2 thì chưa biết nồng độ đặc hay loãng thế nào thì không nên nói là nó sẽ bị mất màu.. chỉ là nhạt màu đi thôi. ;)
Ái chà! Rocky chấp nhận góp ý. Góp vui một chút nhé: Trong nguyên tử điện tích hạt nhân luôn bằng số e ngoài lớp vỏ là đúng hay sai?
:)>-
From Rocky
 
R

rocky1208

thía kòn nhận biết các gốc OH thì ntn????
ví dụ
nhận biết các chất sau::khi (162):
H2SO4,BaSO4,BaCl2 , AgNO3,CaCO3,NaHCO3,NaOH,SO2.....đó

  • OH tương đối nhiều cách nhận biết, thông thường sẽ dùng ion Amoni ->khí mùi thơm NH3: (NH4+) + (OH-) ------> NH3 + H2O
  • Bạn này lôi cái đề ở đâu ra mà còn nhận biêt kiểu "...." nữa. chắc đề thi năm sau có dạng này đấy :))
  • Đầu tiên SO2 thể khí, các chất kia thể rắn.
  • Sau đó đem hòa vào nước: BaSO4 và CaCO3 không tan-> xếp vào nhóm I. H2SO4, BaCl2, AgNO3, NaHCO3, NaOH tan và tạo dung dịch-> xếp vào nhóm II
  • Nhận biết nhóm II bằng quỳ: Hóa đỏ là H2SO4, xanh là NaHCO3, NaOH, không đổi màu là BaCl2, AgNO3. Dùng H2SO4 cho vào nhóm làm quỳ hóa xanh -> NaHCO3 có bọt khí, NaOH không biểu hiện cụ thể. Dùng H2SO4 cho vào nhóm ko làm quỳ đổi màu -> BaCl2 tạo kết tủa BaSO4
  • Nhận biết nhóm I bằng H2SO4 ở trên: cho vào nhóm I, có khí thoát ra là CaCO3, còn lại là BaSO4.
Vậy thuốc thử chỉ gồm nước lã và bìa carton (bìa carton có dán quỳ nhé):))
:)>-
From Rocky
 
Last edited by a moderator:
H

hoang_vipboy_94

uhm
thanks mấy bác, còn gì nữa ko? mấy bác chỉ giúp, sắp kiểm tra roài
 
N

nt2q

Ái chà! Rocky chấp nhận góp ý. Góp vui một chút nhé: Trong nguyên tử điện tích hạt nhân luôn bằng số e ngoài lớp vỏ là đúng hay sai?
:)>-
From Rocky

Nguyên tử thì luôn trung hòa về điện . ---> Z=p=e .
Mình nghĩ là đúng. Nếu có sai thì cũng chỉ là lỗi diễn đạt, không đáng bị oánh trừ điểm, không lo :D
 
R

rocky1208

Nguyên tử thì luôn trung hòa về điện . ---> Z=p=e .
Mình nghĩ là đúng. Nếu có sai thì cũng chỉ là lỗi diễn đạt, không đáng bị oánh trừ điểm, không lo :D

Biết ngay mà, mình đã nghĩ là có người bị mắc câu ở câu này mà. Suy luận tốt. Nhưng chưa thật chắc những định nghĩa cơ bản.
  • Điện tích hạt nhân: là một đại lượng có đơn vị đo (đo bằng cu-lông (Coulomb)).
  • Số electron ngoài lớp vỏ: là một số, không có đơn vị.
Phát biểu đúng phải là: số điện tích hạt nhân = số electron ngoài lớp vỏ. Đây là nguyên tắc đồng nhất thứ nguyên (hay đồng nhất đơn vị).​
Bạn xem đoạn hôi thoại sau nhé:
A very pretty girl: Anh Rocky, anh cao mét bao nhiêu vậy?
Rocky: em yêu, thế em nặng bao nhiêu cân.
A very pretty girl: 50kg, sao anh hỏi thế?
Rocky: À, thế thì chiều cao của Anh gấp đôi khối lượng của em đó.
A very pretty girl: ....sốc mà chết.
:)>-
From Rocky
 
Top Bottom