Nhà văn Hoài Thanh

L

lan_phuong_000

- Tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên
- Là một nhà phê bình văn học
- Có công lớn trong việc khẳng định giá trị của phong trào thơ mới
- Đã từng tham gia tổng khới nghĩa cướp chính quyền ở Huế
- Nguyên là Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam
- Mất ngày 18-3-1982 ở HN
- Tác phẩm nổi tiếng của ông là "Thi nhân Việt Nam"
 
T

thuyhoa17

Hoài Thanh là nhà phê bình văn học mà. Không phải nhà văn đâu bạn.
Ông cũng là nhà văn nữa mà em :)

Hoài Thanh có nói :

"Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực."

Chúng ta thử bàn luận về Hoài Thanh nhé. Sao ông lại nói câu trên nhỉ ? Phải chăng là ông "bị nói" nhiều quá? Mà nếu thế thì bị ai nói, nói ra sao, nói như thế nào?

Rồi nhân tiện chúng ta cùng tìm những câu nói của nhà văn Hoài Thanh trong văn chương để làm thành "bộ sưu tập" :"> => có thể dùng làm dẫn chứng trong các bài văn của mình. :)
 
O

ooookuroba

Nhưng em nghĩ người ta biết đến Hoài Thanh với tư cách là một nhà phê bình văn học lỗi lạc hơn :-s. Và không ai nói "Nhà văn Hoài Thanh", mà người ta nói "Nhà phê bình văn học Hoài Thanh" ;))

Về nhận định: "Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực".

Văn chương mà. Số phận bấp bênh. Vậy nên tác giả - người khai sáng văn chương - cũng rơi vào tình cảnh ấy. Ngay cả Nguyễn Du - một thiên tài văn học cũng có lắm kẻ khen, người chê. Ngô Đức Kế viết:

"Nói về văn chương quốc âm của ông Nguyễn Du, thì vẫn là hay thiệt, song cái lối văn vận, ngâm nga ngợi hát, chỉ là một lối trong đạo văn chương. Văn tuy hay, mà truyện là truyện phong tình, thì có vẻ ai dâm sầu oán, đạo dục tăng bi tám chữ ấy không tránh đàng nào cho khỏi. Cái bản ý ông Nguyễn Du làm truyện « Đoạn-Trường tân-thanh » ấy (tức là truyện Kiều) chỉ là mượn văn chương mà ngụ chút tâm sự mình; cho nên ông đã có câu: « Lời quê góp nhặt nên bài, mua vui cũng được một vài trống canh ». Xem thế thì biết truyện ấy chỉ là một thứ văn chương ngâm vịnh chơi bời, để lúc thanh nhàn mà đọc đôi câu cho tiêu khiển, chứ không phải một thứ văn chương chính đại theo đường chính học, mà đem ra dạy đời được đâu".
(Luận về chánh học cùng tà thuyết: Quốc văn! - Kim Vân Kiều - Nguyễn Du)

Về nhà phê bình văn học Hoài Thanh, câu chuyện ấy xuất phát từ mấy câu này:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...


Khi đọc 4 câu thơ ấy lên, bạn có thấy "vướng vướng" điều gì không?

Đúng. Cái vấn đề nằm ở câu bát thứ 2:

Nửa đời còn lại vị người cấp trên

Thật ra, việc "ai đó" nói rằng Hoài Thanh "Nửa đời còn lại vị người cấp trên" là muốn xoáy vào việc ông có những bài phê bình, giới thiệu thơ của các tác giả giữ cương vị cao trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước thời kỳ sau cách mạng. Phản ứng của tác giả sau khi nghe "ai đó" nhận xét vậy như sau: "Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi."

Hic. Trên mạng cung cấp thông tin chung chung quá. Để về tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này đã ;))

p/S: Khá thú vị ;))



 
T

thedarkmoon

Hoài Thanh là nhà phê bình văn học mà. Không phải nhà văn đâu bạn.
Thưa bạn ooookuroba, thất lễ nếu bạn hơn tuổi tôi, tư liệu tôi tìm thấy có nói về nhà phê bình, nhà văn Hoài Thanh còn bạn nêu thắc mắc thì có thể đọc tư liệu tôi vừa tìm đc.
Cảm ơn bạn vì lời chia sẻ.
The Dark Moon:)>-
 
Last edited by a moderator:
M

mia_kul

các tiền bối ... ;)) em nghĩ là Hoài Thanh vừa là nhà văn vừa là nhà phê bình văn học ;))
trong SGK ghi thế ( ;)) )
 
T

thuyhoa17

Việc phê bình văn học thì ko chỉ Hoài Thanh mà nhiều nhà phê bình khác cũng mắc phải cái luồng 2 chiều, một bên là vỗ tay đồng tình, ủng hộ "A, ông này nói đúng"; một bên thì cứ thấy động vào mình hay nhà thơ , nhà văn mình thích thì tự dưng sẽ có những ý kiến phản bác.

Cho nên, Hoài Thanh mới nói là "ông chỉ dám nhận về mình chữ bình chứ ko dám nhận chữ phê".

Nhà phê bình Hoài Thanh một đời gắn bó với phê bình văn học, gặp ko ít những lời tán đồng, chê trách mà ông vẫn giữ đc cái "trung thực" của mình thì quả là đáng khâm phục - về cả cuộc đời gắn bó cùng phê & bình của ông. :)

Còn ông là nhà văn hay nhà phê bình.

Thì trước hết phải nói đến cái khái niệm: Thế nào là nhà văn, nhà văn là gì, là ai?

Là những người có tác phẩm văn học, được công bố, và được độc giả đón nhận.

Hoài Thanh cũng thế, có thể gọi ông là một nhà văn, nhưng nếu chính xác và cụ thể hơn về vai trò của ông trg văn học thì nên gọi ông là "nhà phê bình Hoài Thanh" nhưng ko thể phủ nhận ông ko phải là nhà văn.

:)
 
O

ooookuroba

Thưa bạn ooookuroba, thất lễ nếu bạn hơn tuổi tôi, tư liệu tôi tìm thấy có nói về nhà phê bình, nhà văn Hoài Thanh còn bạn nêu thắc mắc thì có thể đọc tư liệu tôi vừa tìm đc.
Cảm ơn bạn vì lời chia sẻ.
The Dark Moon:)>-


Nào tớ dám nói Hoài Thanh không sáng tác thơ văn đâu :-j. Tớ chỉ nói là:

ooookuroba said:
Nhưng em nghĩ người ta biết đến Hoài Thanh với tư cách là một nhà phê bình văn học lỗi lạc hơn :-s. Và không ai nói "Nhà văn Hoài Thanh", mà người ta nói "Nhà phê bình văn học Hoài Thanh"

Cũng giống như Xuân Diệu đấy. Ông cũng sáng tác trên cả hay lĩnh vực là văn và thơ. Nhưng bạn ơi, bạn có nghe người ta nói "Nhà văn Xuân Diệu" chưa? :)


 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

Trong chương trình THCS ta chỉ biết Hoài Thanh là nhà văn nhưng nếu ta tìm hiểu thêm về ông thì ta mới biết
“Cha viết văn đã 50 năm nhưng công việc cha thích nhất là dạy học và bình thơ, bình thơ hay, vô luận là của ai”.
Hoài thanh không chỉ là một nhà văn giỏi mà còn là một nhà phê bình văn học xuất sắc %%-
 
Last edited by a moderator:
K

kuckutkute

Trong chương trình THCS ta chỉ biết Hoài Thanh là nhà văn nhưng nếu ta tìm hiểu thêm về ông thì ta mới biết
“Cha viết văn đã 50 năm nhưng công việc cha thích nhất là dạy học và bình thơ, bình thơ hay, vô luận là của ai”.
Hoài thanh không chỉ là một nhà thơ giỏi mà còn là một nhà phê bình văn học xuất sắc %%-



Một nhà phê bình văn học xuất sắc thì miễn bàn rầu, nhưng "một nhà thơ giỏi" ~> đánh giá thiếu căn cứ + khá vụng về ~
LP có thể trích dẫn một số bài thơ của Hoài Thanh không
~căn bản là tại trước nay ít để ý đến văn chương, nên cũng không tìm đâu ra được bài thơ nào của Hoài Thanh cả :-S~
 
L

lan_phuong_000



Một nhà phê bình văn học xuất sắc thì miễn bàn rầu, nhưng "một nhà thơ giỏi" ~> đánh giá thiếu căn cứ + khá vụng về ~
LP có thể trích dẫn một số bài thơ của Hoài Thanh không
~căn bản là tại trước nay ít để ý đến văn chương, nên cũng không tìm đâu ra được bài thơ nào của Hoài Thanh cả :-S~
hì cái này em nhầm
nhà văn chứ hổng phải nhà thơ
đã sửa ^^
 
T

thachthao_lion

Tớ đọc nhiều sách văn,hay báo văn.Tớ thấy Hoài Thanh xuất hiện với tư cách là nhà phê bình văn học thôi à !Không thấy nói Hoài Thanh là nhà văn,các bạn nói giờ mới biết :)
 
M

mia_kul

kết luận cuối là Hoài Thanh vừa là nhà phê bình văn học, vừa là nhà thơ, nhỉ? ;))
 
Last edited by a moderator:
L

linhphoebe

nói về tác giả Hoài Thanh nói riêng ( và các tác giả khác nói chung ) Sau phần tiểu sử thì quan trọng vẫn là phải nhắc đến phong cách sáng tác !! tiếp đó là sự nghiệp sáng tác ...........
 
L

linhphoebe

Tớ đọc nhiều sách văn,hay báo văn.Tớ thấy Hoài Thanh xuất hiện với tư cách là nhà phê bình văn học thôi à !Không thấy nói Hoài Thanh là nhà văn,các bạn nói giờ mới biết :)

- Ông không những là nhà văn mà còn giữ những chức vụ cao liên quan đến văn học :
Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ..... [ trích .. ^^! ]
 
Top Bottom