Sử 7 Nhà Trần

Q

qrilee

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Nêu những biểu hiện sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV .
Câu 2 : Nhà Trần đã chuẩn bị quân như thế nào để chống quân xâm lược Minh .
Câu 3 : Tóm tắt diễn biến các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ 15 .

Giúp mình trả lời với nha :)
 
Q

quynhchungbk@gmail.com

sử

câu 3
:)>-
-Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

- Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.

- Thắng lợi tiêu biểu:

+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cành mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.

+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
 
S

scientists

Câu 1 : Nêu những biểu hiện sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV .
Câu 2 : Nhà Trần đã chuẩn bị quân như thế nào để chống quân xâm lược Minh .
Câu 3 : Tóm tắt diễn biến các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ 15 .

Giúp mình trả lời với nha :)

1. - Tình hình kinh tế :
Nửa cuối thế kỉ XIV kinh tế suy sụp :
+ Nhà nước không còn quan tâm đến SX
+ Nhiều năm bị vỡ đê,lũ lụt, mất mùa đói kém.
+ Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và biến thành nô tì.
+ Ruộng đất công làng xã bị lấn chiếm.
+ Dân tình đói khổ phiêu tán khắp nơi
+ Làng xã tiêu điều, xơ xác

- Tình hình xã hội :
+ Vua quan, quý tộc nhà Trần ăn chơi sa đoạ
+ Nịnh thần làm loạn kỉ cương phép nước
+ Các tầng lớp nhân dân: ngày càng khổ cực


- Bên ngoài nhà Minh đòi yêu sách
- Cham pa xâm lược
 
P

pro3182001

Câu 3 : Tóm tắt diễn biến các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ 15 .
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh. Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Họ thu được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng.[1] Một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.[1]
Sau chiến thắng, với một nước Đại Việt độc lập tự chủ như xưa, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức là vua Lê Thái Tổ (1428).[1] Vì chiến công vang dội của mình, ông trở thành một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
 
T

tuananh1203

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI
1.Tình hình kinh tế.
* Tình hình nước ta nửa sau thế kỷ XIV:
-Mất mùa ,đói kém , vỡ đê,nông dân phải bán ruộng đất , vợ con cho quý tộc , địa chủ và trở thành nô tì.
-Nhà nước không quan tâm đến nông nghiệp, không sửa chữa đê ,mất mùa đói kém.
-Vương hầu,quý tộc, ăn chơi, địa chủ chiếm nhiều ruộng đất .
-Ruộng đất công bị xâm lấn nên đời sống của nông dân, nông nô , nô tì rất khổ cực .
-Dân nghèo phải nộp 3 quan tiền thuế đinh .

2. Tình hình xã hội :
-Vua quan nhà Trần ăn chơi sa đọa
-Quan lại bắt dân xây dinh thự , chùa chiền . Trong triều bị bọn nịnh thần lũng đoạn ( Chu văn An dâng sớ xin vua chém 7 tên nịnh thần )
-Nhà Trần bất lực trước sự xâm lược của Champa và sự ngang ngược của nhà Minh .
-Đời sống nhân dân càng khổ cực.
net
 
T

tuananh1203

Trước nguy cơ bị quân Minh sang đánh, nhà Hồ tăng cường phòng thủ chuẩn bị đối phó.

Lực lượng:
Hồ Hán Thương điều động thêm quân trong nước. Tháng 9 năm 1404, ông định ra Nam ban và Bắc ban, chia làm 12 vệ; quân Điện hậu đông và quân Điện hậu tây chia làm 8 vệ; mỗi vệ 18 đội, mỗi đội 18 người. Đại quân thì 30 đội, trung quân 20 đội, mỗi dinh 15 đội, mỗi đoàn 10 đội; Cấm vệ đô có 5 đội. Tất cả chịu sự chỉ huy của Đại tướng quân.

Vũ khí:
Nhà Hồ bí mật cho đóng chiến thuyền. Năm 1404, Hồ Hán Thương cho làm thuyền đinh sắt để phòng quân Minh, lấy tiếng là tàu tải lương. Tháng 6 năm 1404, Hồ Hán Thương đặt 4 kho quân khí, lấy người giỏi bất kể là quan hay dân vào làm việc.

Phòng thủ nơi hiểm yếu:


Thành Tây Đô nhà Hồ
Nhà Hồ chú trọng phòng thủ dọc sông Cái, sông Thao, sông Đà, cho dựng rào gỗ dọc sông. Tại các cửa biển cũng cho đóng cọc gỗ để phòng bị tấn công. Nhà Hồ tập trung đắp thành Đa Bang vì dự tính đây là điểm xung yếu nhất khi có chiến sự. Hệ thống rào gỗ và thành liền nhau hơn 900 dặm. Tháng 9 năm 1405, Hồ Hán Thương còn sai đóng cọc giữ cửa sông Bạch Hạc để ngăn quân địch tiến đến theo đường Tuyên Quang. Đích thân thượng hoàng Hồ Quý Ly cùng Hồ Hán Thương đi xem xét núi sông và cửa biển để phòng nơi hiểm yếu.

Đồng thời nhà Hồ còn lệnh cho dân các lộ phía bắc thực thi kế “vườn không nhà trống”, nhỏ bỏ hết lúa khi quân Minh kéo sang để làm tuyệt lương địch.

Ngoại giao:
Dù tăng cường phòng thủ, nhà Hồ vẫn sai sứ sang xin giảng hoà để tránh việc binh đao. Tháng 7 năm 1405, nhà Hồ sai Phạm Canh và Lưu Quang Đình đi sứ. Nhà Minh giữ Phạm Canh lại, cho Quang Đình về nước.

Nỗ lực ngoại giao của nhà Hồ thất bại và chiến tranh đến rất gần.
net
 
T

tuananh1203

Diễn biến cuộc chiến
Kết cục của Trần Thiêm Bình
Tháng 4 năm 1406, lấy cớ đưa Trần Thiêm Bình về nước, nhà Minh sai Hàn Quan và Hoàng Trung mang 5.000 quân hộ tống để lập Trần Thiêm Bình làm vua.

Ngày 8 tháng 4, Hoàng Trung đánh vào cửa Lãnh Kinh. Hai cánh quân thuỷ bộ nhà Hồ đụng độ với quân Minh. Quân Đại Ngu khinh địch nên bị bại trận, các tướng Phạm Nguyên Khôi, Chu Bỉnh Trung, Trần Nguyên Huyên, Trần Thái Bộc tử trận. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng xuống thuyền đi thoát.

Nhưng đúng lúc đó, tướng Hồ Vấn mang quân từ Vũ Cao (Bắc Giang) đánh úp quân Minh. Hoàng Trung không chống nổi, đến đêm bèn rút quân về. Song các tướng Đại Ngu là Hồ Xạ và Trần Đĩnh mang quân đóng chặn ở ải Chi Lăng. Quân Minh bị mất đường về, buộc phải chấp nhận giao nộp Trần Thiêm Bình và sai Cao Cảnh đưa hàng thư, đề nghị mở đường cho về nước:

"Quan tổng binh Hoàng sai tiểu nhân tới đây trình bày ngài biết việc này: Trước vì Thiêm Bình chạy sang triều đình tâu rằng hắn chính là con của quốc vương An Nam, vì thế mới sai đại binh sang chiêu dụ. Không ngờ trăm họ xứ này đều không phục, rõ ràng là hắn nói bậy. Nay lui quan quân về tâu với triều đình thì bị quan ải dọc đường ngăn giữ, nghẽn lối không qua được. Nay đem Thiêm Bình tới nộp, xin thả cho đi thì may lắm".
Hồ Xạ nhận hàng thư bằng lòng nhận Thiêm Bình và mở vòng vây cho quân Minh rút lui. Quân Đại Ngu bắt được nhiều tù binh, đưa vào Nghệ An cho làm ruộng. Trần Thiêm Bình bị mang về xử lăng trì.

Đại quân Minh tiến sang
Dù thắng trận, nhà Hồ không chủ quan mà dự đoán quân Minh còn kéo sang đánh nữa. Hồ Hán Thương tiếp tục sai củng cố phòng tuyến Đa Bang dọc các bờ sông. Mặt khác, nhà Hồ cho đoàn sứ gồm Trần Cung Túc, Mai Tú Phu sang nhà Minh xin giảng hoà, biện minh việc Thiêm Bình giả mạo. Nhưng đoàn sứ Đại Ngu bị nhà Minh bắt giam toàn bộ.

Tháng 9 năm ấy, nhà Minh sai Trương Phụ, Trần Húc, đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy (cửa khẩu Hữu Nghị ngày nay), Mộc Thạnh, Lý Bân cũng đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh (gần thị xã Hà Giang ngày nay), hai đạo quân tổng cộng là 80 vạn

Tháng 10, quân Minh hội ở sông Bạch Hạc, bày doanh trại bờ bắc sông Cái, đến tận Chú Giang.

Nhà Hồ bố trí quân ở sông Hồng theo sự chỉ huy của Hồ Nguyên Trừng, quân ở sông Chú theo sự chỉ huy của Hồ Đỗ. Trên bờ, quân bộ và voi đóng đối diện doanh trại quân Minh.

Trương Phụ và Mộc Thạnh dùng danh nghĩa “Phù Trần diệt Hồ”, viết bảng văn kể tội nhà Hồ và tìm con cháu nhà Trần để phục vị, cho thả theo dòng sông. Nội dung bảng văn kể 22 tội của Hồ Quý Ly, gồm có 8 nội dung lớn

Cướp ngôi, giết vua và tông thất nhà Trần (2 tội)
Coi nước và nhân dân như thù địch (3 tội)
Tự tiện đổi họ Lê sang họ Hồ (1 tội)
Lừa gạt triều đình nhà Minh (trong vụ Trần Thiêm Bình) (3 tội)
Đánh chiếm và khống chế vùng Tư Minh, Ninh Viễn (5 tội)
Đánh Chiêm Thành là nước đã thần phục nhà Minh (6 tội)
Không theo lịch Trung Quốc, tự đổi tên nước (1 tội)
Khinh nhờn, không kính trọng nhà Minh (1 tội)
Quân nhà Hồ trông thấy bảng văn, lại thấy chính sự nhà Hồ chưa được lòng dân nên không có lòng chống quân Minh Các tướng Mạc Thúy, Nguyễn Huân đem 10.000 quân ra hàng quân Minh và được phong chức.

Ngày 2 tháng 12, người Minh chiếm được Việt Trì, bờ sông Mộc Hoàn và chỗ đóng cọc ở sông Bạch Hạc. Tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Hồ Xạ không giữ nổi, phải dời hàng trận sang phía nam sông Cái. Đêm mồng 7 tháng 12, quân Minh tiến ra bãi sông Thiên Mạc bị tướng nhà Hồ là Trần Đĩnh đánh bại.

Trận Mộc Hoàn
Sau thất bại ở Thiên Mạc, quân Minh chấn chỉnh lại đội ngũ, đánh được hai mặt sông Thao và sông Tuyên, đóng quân ở bờ bắc sông Thao, đối diện với thành Đa Bang.

Đêm mồng 9 tháng 12, quân Minh đánh úp quân Hồ ở bãi Mộc Hoàn. Tướng Đại Ngu là Nguyễn Công Khôi mải nữ sắc không phòng bị, thuyền bị đốt gần hết. Các cánh thuỷ quân bên trên và bên dưới của nhà Hồ đều không đến cứu ứng. Quân Minh vượt sông làm cầu phao.

Trận Đa Bang
Trương Phụ và Mộc Thạnh thấy các bãi sông đều có rào cọc chắn không tiến được, lại biết nhà Hồ chỉ trông vào thành Đa Bang để phòng thủ, nên tập trung tấn công thành này làm bước quyết định cục diện mặt trận

Ngày 12 tháng 12, quân Minh nhân đêm tối đánh úp thành: Trương Phụ và Hoàng Trung đánh góc tây bắc, Mộc Thạnh và Trần Tuấn đánh mặt đông nam. Cánh Mộc Thạnh dùng thang mây đánh lên mặt thành, quân bị giết xác chất cao nhưng vẫn không ngừng tấn công. Tướng nhà Hồ là Nguyễn Tông Đỗ đục thành lùa voi ra đánh.

Biết voi sợ sư tử, quân Minh vẽ hình sư tử trùm lên đầu ngựa và bắn tên lửa khiến voi sợ phải thụt vào trong. Quân Minh đuổi theo hút vào trong thành, quân nhà Hồ thua to, các tướng nhà Hồ là Liang Min-xian and Cai Bo-le tử trận. Quân Minh đánh chiếm được thành Đa Bang cùng 12 voi chiến và vô số binh khí

Quân Đại Ngu rút lui
Sau khi thành mất, các cánh quân nhà Hồ dọc sông đều tan vỡ, lui về giữ Hoàng Giang. Trương Phụ tiến đến sông Phú Lương, quân nhà Hồ chặn giữ. Trương Phụ chưa biết tính ra sao thì hàng tướng người Việt là Mạc Thuý và Đặng Nguyên vẽ bản đồ địa hình xin làm hướng đạo

Ngày 13 tháng 12, được sự chỉ đường của Mạc Thuý, quân Minh dọc sông Phú Lương tiến xuống, đốt phá rào gỗ. Ngày 14, quân Minh đánh vào Đông Đô (Hà Nội), cướp được của cải và lương thực, đặt quan cai trị. Biết cơ sở chính của nhà Hồ ở Tây Đô, quân Minh theo đường sông Phú Lương tiến đánh.

Ngày 20 tháng 2 âm lịch năm 1407, Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến sông Lỗ. Hai bên đụng độ nhau ở 2 bờ sông. Theo Minh sử, quân Hồ có 500 chiến thuyền, còn quân Minh đánh theo cả hai đường thủy bộ. Kết quả Quân Đại Ngu bị thua, mất 100 thuyền chiến và 10.000 binh lính, phải lui về Muộn Hải. Quân Minh bắt được hơn trăm người, trong đó có các tướng nhà Hồ và đem ra chém hết. Thượng hoàng Hồ Quý Ly cùng Hồ Hán Thương lui về Tây Đô.

Trong khi đó Hồ Xạ và Hồ Đỗ không giữ đựơc Bình Than, chạy qua cửa Thái Bình đến Muộn Hải hợp binh với Hồ Nguyên Trừng. Các tướng cùng đắp luỹ, đúc súng, huy động nhân lực ra mặt trận. Tuy nhiên, quân Minh đuổi đánh đến nơi, quân Đại Ngu phải lui về cửa biển Đại An.

Quân Minh sau một thời gian giao chiến phát sinh bệnh tật, cửa Muộn Hải ẩm thấp nên Trương Phụ phải mang quân ra đóng ở Hàm Tử.

Trận Hàm Tử
Hồ Nguyên Trừng cùng Hồ Đỗ, Đỗ Mãn dời đến Hoàng Giang, sai người đón thượng hoàng Hồ Quý Ly cùng vua Hồ Hán Thương ra; sau đó cùng Hồ Xạ, Trần Đĩnh hợp quân thuỷ và quân bộ tiến lên cửa Hàm Tử đánh quân Minh. Quân Đại Ngu có tổng cộng 7 vạn, nói thăng lên 21 vạn.

Ngày 30 tháng 3 năm 1407, quân Đại Ngu tập kết ở Hàm Tử. Hồ Xạ và Trần Đĩnh lĩnh quân bộ ở bờ sông phía nam; Đỗ Nhân Giám và Trần Khắc Trang lĩnh quân bộ ở bờ bắc sông; Nguyễn Công Chửng lãnh 100 chiến thuyền làm tiên phong.

Quân Minh chia 2 mặt thuỷ bộ. đặt phục binh đón đánh. Hồ Xạ đoán quân Minh có mai phục, không chịu tiến quân. Hồ Đỗ sai người đến trách Hồ Xạ vì sao không đánh giặc.

Hồ Xạ bất đắc dĩ phải tiến đánh, quân Đại Ngu bị thua. An phủ sứ Bắc Giang là Nguyễn Hy Chu bị Trương Phụ bắt sống, Hy Chu chửi Phụ là giặc tàn bạo, bị Phụ giết.

Quân Đại Ngu thua to; tướng Hồ Xạ tử trận, quân bộ hai bên bờ sông bị dồn xuống sông chết, quân thuỷ chạy thoát nhưng các chiến thuyền chở lương đều bị chìm, chết đuối gần hết. Minh sử ghi rằng hàng chục ngàn quân nhà Hồ bị chém đầu, nước sông đỏ máu.

Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương cùng các tướng bỏ chạy về Tây Đô.

Đại Ngu thất bại
Cha con Hồ Quý Ly thua chạy vào nam, bị quân Minh đuổi gấp, định dùng hậu phương mới chiếm được từ Chiêm Thành để kháng cự, bèn viết thư cho Hoàng Hối Khanh đang trấn thủ Thăng Hoa, sai lấy một phần ba số dân Việt di cư khi trước mới đến khẩn hoang ở Thăng Hoa, gộp với quân lính địa phương làm quân "cần vương" giao cho Nguyễn Lỗ, lại phong cho hoàng tử nước Chiêm cũ là Chế Ma Nô Đà Nan làm Thăng Hoa quận vương để vỗ về dân Chiêm tại đây.

Tuy nhiên, vua Chiêm Thành là Ba Đích Lại nhân lúc Đại Ngu bị quân Minh đánh bại cũng cất quân bắc tiến, lần lượt chiếm lại vùng đất vốn bị nhà Hồ chiếm năm 1402. Quân Chiêm đánh chiếm châu Tư, Nghĩa và tiến lên đánh Thăng, Hoa. Dân bản địa phủ Thăng Hoa tan rã bỏ chạy, Chế Ma Nô Đà Nan tử trận, Hoàng Hối Khanh không chống nổi quân Chiêm phải rút về Hoá châu.

Ngày 23 tháng 4, quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân nhà Hồ không đánh mà tan. Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh, thủy quân nhà Hồ tự tan vỡ. Hai cha con họ Hồ định lánh đến Thâm Giang nhưng không thành. Tướng Nguỵ Thức xin hai cha con họ Hồ tự thiêu:

"Nước đã sắp mất, bậc vương giả không chết bởi tay kẻ khác".
Nhưng Quý Ly không nghe, nổi giận, chém chết Ngụy Thức[31], rồi bỏ chạy vào Tân Bình. Đến Kỳ La thuộc Tân Bình, có bô lão nói rằng đất này không lành, không nên ở[32], Hồ Quý Ly bèn chém chết ông lão.

Ngày 5 tháng 5, quân Minh đánh vào cửa biển Kỳ La (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Hàng tướng người Việt là Nguyễn Đại bắt được Hữu tướng quốc Hồ Quý Tỳ (em thượng hoàng Quý Ly).

Ngày 11, quân Minh đánh vào Vĩnh Ninh. Vương Sài Hồ bắt được Hồ Quý Ly ở ghềnh Chẩy Chẩy; Lý Bân bắt được Hồ Nguyên Trừng ở cửa biển Kỳ La.

Ngày 12, bộ tướng của Mạc Thuý là Nguyễn Như Khanh bắt được Hồ Hán Thương và thái tử Hồ Nhuế ở núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Nhà Hồ hoàn toàn thất bại.
net
 
K

key_bimat

Câu 1
* Về kinh tế
- Nhà nước không quan tâm đến đời sống sản xuất
- Nông dân cơ cực, xóm làm xơ xác [TEX]\Rightarrow[/TEX] phiêu bạt khắp nơi
- Quý tộc, địa chủ bóc lột nhân dân, triều đình bỏ bê công việc
* Về văn hóa-xã hội
- Vua quan bỏ bê triều đình, ra sức ăn chơi [TEX]\Rightarrow[/TEX] Nhà Trần suy sụp
- Quân Chăm-pa gây chiến, nhà Minh hạch sách [TEX]\Rightarrow[/TEX] Nông dân, nô tì nổi dậy khắp nơi
 
P

pro3182001

Câu 1
* Về kinh tế
- Nhà nước không quan tâm đến đời sống sản xuất
- Nông dân cơ cực, xóm làm xơ xác \Rightarrow phiêu bạt khắp nơi
- Quý tộc, địa chủ bóc lột nhân dân, triều đình bỏ bê công việc
* Về văn hóa-xã hội
- Vua quan bỏ bê triều đình, ra sức ăn chơi \Rightarrow Nhà Trần suy sụp
- Quân Chăm-pa gây chiến, nhà Minh hạch sách \Rightarrow Nông dân, nô tì nổi dậy khắp nơi
 
S

satthuphucthu

Câu 1:
1. Tình hình kinh tế
- Kinh tế suy sụp.
2 . Tình hình xã hội
+ Vua quan , quý tộc nhà Trần: ăn chơi sa đoạ.
. Đời sống các tầng lớp
+ Các tầng lớp nhân dân: ngày càng khổ cực
 
S

satthuphucthu

Câu 2:
vao nam 1285,nha Tran chu trong den việc cung co dat nuoc thong hoang Thanh Tong va vua Tran Nhan Tong tuyen phong cho cac tuong co cong nhu Tran Hung Dao,Tran Quoc Toan,Tran Binh Trong...Dong thoi tri toi nhung ke quy hang theo giac.luc do Hôt Tat Liet dang dinh xam chiem nuoc ta.thang 1 nam 1287 chua Nguyen xuong chieu cho tat ca cac tinh sat bien gioi Dai Viet phai mo quan cho bang duoc.Cuoi cung quan Nguyen cung danh chiem Dai Viet.
 
S

satthuphucthu

Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân) do Lương Nhữ Hốt giữ, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trí đóng ngoài xa không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Bành phải đầu hàng.

Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ.

Lý An, Phương Chính từ Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An.

Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.

Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.

Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành địch đều bị bao vây.
 
Top Bottom