- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tác giả: Thái Minh Quân
1.2.2.1. Quá trình hình thành
Thành bang Athens (do người Ionien thành lập vào thế kỷ XII TCN) là thành bang nhỏ hẹp với diện tích 2650 km2, dân số 30 – 40 vạn người, có nhiều tài nguyên phục vụ kinh tế, thương mại và thủ công nghiệp nên xây dựng một chế độ chính trị tương đối rộng rãi. Theo sự nhận xét của nhiều sử gia, thành bang Athens là thành bang điển hình nhất Hy Lạp và là thành bang dân chủ nhất thế giới cổ đại. Nó được thành lập dưới hình thức cộng hòa quý tộc (như Sparte), tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như: giai cấp thống trị xuất thân từ chủ nô công thương nghiệp, có quan hệ rộng rãi với bên ngoài, đặc biệt hơn là ảnh hưởng của cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ của quần chúng lao động (chủ yếu là người có của cải) nên nhà nước Athens có nhiều chủ trương phù hợp và tiến bộ hơn so với nhà nước Sparte.
1.1.2.2. Quá trình dân chủ hóa nhà nước Athens (sự hình thành bộ máy nhà nước Athens cổ đại)
1.1.2.2.1. Cải cách Theseus (thế kỷ VIII TCN)
Người ta cho rằng, Theseus – vị anh hùng nổi tiếng của Hy lạp cổ đại – đã đề xướng cuộc cải cách chính trị - xã hội đầu tiên trong lịch sử. Thế kỷ VIII TCN, ông tiến hành cải cách bằng cách: thiết lập liên minh bốn bộ lạc (sống ở bốn nơi khác nhau) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Ông cũng chia toàn xứ Athens thành 48 địa khu (Noccrary), mỗi bộ lạc cũ gồm 12 địa khu. Ông chia toàn thể cư dân Attic thành 3 tầng lớp có quyền lợi, nghĩa vụ khác nhau: quý tộc; nông dân; thợ thủ công. Với cải cách này, ông bước đầu tấn công vào chế độ thị tộc; Đại hội nhân dân còn tồn tại, nhưng quyền lực thực tế rơi vào tay Hội đồng trưởng lão (Areopage) – gồm những đại biểu của tầng lớp quý tộc. Hội đồng trưởng lão có quyền lập pháp, tư pháp, giám sát và quyết định các công việc hệ trọng của đất nước. Chức vụ Basileus bị bãi bỏ và thay vào đó là chức quan chấp chính (archontes), được cử ra từ tầng lớp quý tộc.
Mặc dù sự thống trị của quý tộc công thương được thành lập nhưng luôn vấp phải sự đấu tranh kiên quyết của nông dân tự do và kiều dân Metec, một bộ phận khác trong giới quý tộc công thương. Aristotle miêu tả tình cảnh này là “đa số nhân dân bị một số ít nô dịch”; “nhân dân nổi dậy chống lại quý tộc. Sự nổi loạn diễn ra rất mãnh liệt”. Để giải quyết tình hình, năm 621 TCN quan chấp chính Draco (621 – 620 TCN) ban hành bộ luật mới nhưng nó quá nghiệt ngã, tuy nhiên nó cũng bước đầu tấn công mạnh vào tầng lớp quý tộc thị tộc.
1.1.2.2.2. Cải cách Solon (594 TCN)
Trước tình hình xã hội – chính trị phức tạp như vậy, chính quyền Athens cử Solon – nhà thơ nổi tiếng của Athens (638 – 558 TCN) – tiến hành cải cách chính trị ở Athen theo hướng tiến bộ. Người Hy Lạp gọi cải cách của ông là Sesachtheia (trút bỏ gánh nặng).
Ông tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, cấm biến đồng tộc thành nô lệ. Ông cũng cải cách hệ thống tiền tệ, cấm xuất khẩu nông sản (trừ nho và oliu), thừa nhận quyền tư hữu, tự do chuyển nhượng tài sản, đưa ra mức chiếm hữu ruộng đất cụ thể cho quý tộc để tránh tình trạng quý tộc bao chiếm nhiều ruộng đất. Về xã hội, ông phân chia thành 4 đẳng cấp dựa theo mức tài sản chiếm hữu:
+ Đẳng cấp thứ nhất: thu nhập hằng năm trên 500 medimme (1 medimme = 52,5 kg) thóc; được giữ các chức vụ quan trọng trong nhà nước như chấp chính quan, Hội đồng trưởng lão, có nghĩa vụ góp tiền xây dựng hạm đội, nghi lễ công cộng.
+ Đẳng cấp thứ hai: thu nhập hằng năm từ 300 medimme thóc trở lên; được gia nhập kỵ binh.
+ Đẳng cấp thứ ba: thu nhập hằng năm trên 200 medimme thóc; được phục vụ trong bộ binh.
+ Đẳng cấp thứ tư: thu nhập hằng năm dưới 200 medimme thóc; được tham dự Hội nghị công dân, nhưng không nắm giữ các chức vụ trong Nhà nước.
Về chính trị, ông có thay đổi: giữ nguyên Viện Nguyên lão và Hội nghị công dân, nhưng thành lập thêm Hội đồng 400 người (trên cơ sở 4 bộ lạc); Tòa án nhân dân gồm nhiều bồi thẩm để thảo luận, xét xử. Nhà nước tuyên bố công dân đều có quyền chống án và quyền tự bào chữa cho mình.
Cải cách Solon có ý nghĩa lớn: giáng một đòn khá mạnh vào chế độ thị tộc, bước đầu thiết lập trật tự xã hội mới theo thể chế dân chủ; đem lại nhiều quyền lợi cho quý tộc chủ nô công thương (ủng hộ thể chế dân chủ); xoa dịu mâu thuẫn xã hội đặt nền móng cho sự thiết lập, hoàn thiện nhà nước Athens theo thế chế dân chủ.
1.1.2.2.3. Cải cách Cleisthenes (506 TCN)
Năm 508 TCN, nhờ phong trào nổi dậy cuả nhân dân chống xu thế bảo thủ, Cleisthenes – thủ lĩnh Đảng Duyên Hải – giành thắng lợi và được cử làm Chấp chính quan thứ nhất. Nền dân chủ lại được phục hưng. Năm 508 – 506 TCN, ông tiến hành cải cách chính trị nhằm xóa bỏ hoàn toàn tàn tích chế độ thị tộc, hoàn thiện thêm một bước nền dân chủ Athens.
Cải cách quan trong nhất của ông là phân chia lại đơn vị hành chính (không dựa vào khu vực cư trú của 4 bộ lạc cũ). Ông chia xứ Athens thành 10 khu hành chính (phylè). Mỗi khu đó lại chia nhỏ thành 10 tiểu khu (demos). Cư dân trong mỗi tiểu khu phải đăng kỳ vào sổ hộ tịch để nhà nước theo dõi và quản lý, lối gọi tên người theo dòng họ bị bãi bỏ và thay vào đó là lối gọi theo tên riêng từng người.
Về bộ máy nhà nước, ông bãi bỏ Hội đồng 400 người thay vào đó là Hội đồng 500 người (Boulé). Ông quy định tất cả công dân Athens từ 18 tuổi trở lên đều đươc tham gia Hội đồng, mỗi phylè cử 50 người. Hội đồng 500 người là cơ quan có quyền lực cao nhất nước, thường trực các công việc của nhà nước trong suốt 1 năm và kiểm tra tư cách của công dân. Ngoài ra, ông cũng thành lập 10 Pritani (ủy ban thường trực), mỗi ủy ban này sẽ do 50 người của cùng phyle phụ trách và nhiệm kỳ của cơ quan này là 1/10 của năm (36 – 39 ngày) và nó thay mặt phyle giải quyết các công việc hàng ngày.
Đại hội nhân dân (Ecclésia) – cơ quan quyền lực của Athens – được ông tăng cường và nâng thành cơ quan quyền lực tối cao. Thành viên của nó là công dân từ 18 tuổi trở lên. Nó có quyền thảo luận và giải quyết các vấn đề hệ trọng của đất nước, thong qua hay phủ quyết các đạo luật, dự luật của Boulé.
Để chỉ huy quân đội Athens, ông lập ra Hội đồng 10 tướng lĩnh, và cơ quan này cũng là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước Athens.
Để bảo vệ nền dân chủ, Cleisthenes đặt ra “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò” nhằm chống lại nền dân chủ Athens. Hằng năm vào mùa xuân, người ta tổ chức Đại hội công dân. Bất kỳ công dân Athens nào nếu bị nghi ngờ là có âm mưu độc tài, hành vi chống lại chế độ dân chủ, người nào có trên 6.000 phiếu thì sẽ bị trục xuất khỏi Athens (kể cả những người đang giữ chức vụ cao trong nhà nước)). Có thể nói đây là hình thức trưng cầu dân ý sớm nhất trong lịch sử.
1.1.2.2.4. Cải cách của Ephialtes và Perikles (461 TCN và 444 – 429 TCN)
Sang thế kỷ V, do các nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, mâu thuẫn xã hội mà Athens đã diễn ra cuộc đấu tranh không mệt mỏi giữa phái dân chủ và phái bảo thủ. Năm 461 TCN phe dân chủ do Ephialtes lãnh đạo chống lại phe bảo thủ do Cimon đứng đầu giành thắng lợi, Cimon bị trục xuất khỏi Athens. Để thực hiện cải cách của mình, Ephialtes đặt ra dự luật Grapheparanomon quy định người ra một quyết định hay luật pháp thì sẽ chịu trách nhiệm về văn bản mà mình công bố. Dự luật trên đánh mạnh vào Hội đồng trưởng lão làm nó mất uy tín. Ông hoàn thiện 3 cơ quan: Đại hội nhân dân, tòa án nhân dân và Hội đồng nhân dân; cho phép người tự do đều có quyền công dân.
Nền dân chủ của Athens còn tiến xa một bước qua việc ban bố pháp lệnh của Perikles (461 – 429 TCN). Ông lần đầu tiên ban bố chế độ bổ nhiệm vào chức vụ bằng cách bốc thăm, quy định chức năng nhà nước, quyền dân chủ của công dân. Ngoài ra, ông ban hành chế độ lương bổng (trả lương cao cho quý tộc, quan lại). Thời Perikles, nhà nước Athens hoàn thiên dần: Đại hội nhân dân, Hội đồng 500 người, Tòa án 6000 người. Nhân dân được quyền làm thẩm phán và có Hội đồng 10 tướng lĩnh. Lương bổng phúc lợi cho công dân tham gia công vụ, nghĩa vụ với nhà nước. Dân chủ hóa, hoàn thiện nhà nước từ Thesee đến Perikles.
Tài liệu tham khảo:
1. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, nhiều tác giả, 2000
2. Chiêm Tế, Lịch sử thế giới cổ đại, quyển 2, Nxb Giáo dục, 1978
3. Lương Ninh, Lịch sử thế giới cổ đại, nxb Giáo dục, 2004
4. Đỗ Văn Nhung, Lịch sử văn minh phương Tây, nxb Giáo dục, 2004
1.2.2.1. Quá trình hình thành
Thành bang Athens (do người Ionien thành lập vào thế kỷ XII TCN) là thành bang nhỏ hẹp với diện tích 2650 km2, dân số 30 – 40 vạn người, có nhiều tài nguyên phục vụ kinh tế, thương mại và thủ công nghiệp nên xây dựng một chế độ chính trị tương đối rộng rãi. Theo sự nhận xét của nhiều sử gia, thành bang Athens là thành bang điển hình nhất Hy Lạp và là thành bang dân chủ nhất thế giới cổ đại. Nó được thành lập dưới hình thức cộng hòa quý tộc (như Sparte), tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như: giai cấp thống trị xuất thân từ chủ nô công thương nghiệp, có quan hệ rộng rãi với bên ngoài, đặc biệt hơn là ảnh hưởng của cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ của quần chúng lao động (chủ yếu là người có của cải) nên nhà nước Athens có nhiều chủ trương phù hợp và tiến bộ hơn so với nhà nước Sparte.
1.1.2.2. Quá trình dân chủ hóa nhà nước Athens (sự hình thành bộ máy nhà nước Athens cổ đại)
1.1.2.2.1. Cải cách Theseus (thế kỷ VIII TCN)
Người ta cho rằng, Theseus – vị anh hùng nổi tiếng của Hy lạp cổ đại – đã đề xướng cuộc cải cách chính trị - xã hội đầu tiên trong lịch sử. Thế kỷ VIII TCN, ông tiến hành cải cách bằng cách: thiết lập liên minh bốn bộ lạc (sống ở bốn nơi khác nhau) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Ông cũng chia toàn xứ Athens thành 48 địa khu (Noccrary), mỗi bộ lạc cũ gồm 12 địa khu. Ông chia toàn thể cư dân Attic thành 3 tầng lớp có quyền lợi, nghĩa vụ khác nhau: quý tộc; nông dân; thợ thủ công. Với cải cách này, ông bước đầu tấn công vào chế độ thị tộc; Đại hội nhân dân còn tồn tại, nhưng quyền lực thực tế rơi vào tay Hội đồng trưởng lão (Areopage) – gồm những đại biểu của tầng lớp quý tộc. Hội đồng trưởng lão có quyền lập pháp, tư pháp, giám sát và quyết định các công việc hệ trọng của đất nước. Chức vụ Basileus bị bãi bỏ và thay vào đó là chức quan chấp chính (archontes), được cử ra từ tầng lớp quý tộc.
Mặc dù sự thống trị của quý tộc công thương được thành lập nhưng luôn vấp phải sự đấu tranh kiên quyết của nông dân tự do và kiều dân Metec, một bộ phận khác trong giới quý tộc công thương. Aristotle miêu tả tình cảnh này là “đa số nhân dân bị một số ít nô dịch”; “nhân dân nổi dậy chống lại quý tộc. Sự nổi loạn diễn ra rất mãnh liệt”. Để giải quyết tình hình, năm 621 TCN quan chấp chính Draco (621 – 620 TCN) ban hành bộ luật mới nhưng nó quá nghiệt ngã, tuy nhiên nó cũng bước đầu tấn công mạnh vào tầng lớp quý tộc thị tộc.
1.1.2.2.2. Cải cách Solon (594 TCN)
Trước tình hình xã hội – chính trị phức tạp như vậy, chính quyền Athens cử Solon – nhà thơ nổi tiếng của Athens (638 – 558 TCN) – tiến hành cải cách chính trị ở Athen theo hướng tiến bộ. Người Hy Lạp gọi cải cách của ông là Sesachtheia (trút bỏ gánh nặng).
Ông tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, cấm biến đồng tộc thành nô lệ. Ông cũng cải cách hệ thống tiền tệ, cấm xuất khẩu nông sản (trừ nho và oliu), thừa nhận quyền tư hữu, tự do chuyển nhượng tài sản, đưa ra mức chiếm hữu ruộng đất cụ thể cho quý tộc để tránh tình trạng quý tộc bao chiếm nhiều ruộng đất. Về xã hội, ông phân chia thành 4 đẳng cấp dựa theo mức tài sản chiếm hữu:
+ Đẳng cấp thứ nhất: thu nhập hằng năm trên 500 medimme (1 medimme = 52,5 kg) thóc; được giữ các chức vụ quan trọng trong nhà nước như chấp chính quan, Hội đồng trưởng lão, có nghĩa vụ góp tiền xây dựng hạm đội, nghi lễ công cộng.
+ Đẳng cấp thứ hai: thu nhập hằng năm từ 300 medimme thóc trở lên; được gia nhập kỵ binh.
+ Đẳng cấp thứ ba: thu nhập hằng năm trên 200 medimme thóc; được phục vụ trong bộ binh.
+ Đẳng cấp thứ tư: thu nhập hằng năm dưới 200 medimme thóc; được tham dự Hội nghị công dân, nhưng không nắm giữ các chức vụ trong Nhà nước.
Về chính trị, ông có thay đổi: giữ nguyên Viện Nguyên lão và Hội nghị công dân, nhưng thành lập thêm Hội đồng 400 người (trên cơ sở 4 bộ lạc); Tòa án nhân dân gồm nhiều bồi thẩm để thảo luận, xét xử. Nhà nước tuyên bố công dân đều có quyền chống án và quyền tự bào chữa cho mình.
Cải cách Solon có ý nghĩa lớn: giáng một đòn khá mạnh vào chế độ thị tộc, bước đầu thiết lập trật tự xã hội mới theo thể chế dân chủ; đem lại nhiều quyền lợi cho quý tộc chủ nô công thương (ủng hộ thể chế dân chủ); xoa dịu mâu thuẫn xã hội đặt nền móng cho sự thiết lập, hoàn thiện nhà nước Athens theo thế chế dân chủ.
1.1.2.2.3. Cải cách Cleisthenes (506 TCN)
Năm 508 TCN, nhờ phong trào nổi dậy cuả nhân dân chống xu thế bảo thủ, Cleisthenes – thủ lĩnh Đảng Duyên Hải – giành thắng lợi và được cử làm Chấp chính quan thứ nhất. Nền dân chủ lại được phục hưng. Năm 508 – 506 TCN, ông tiến hành cải cách chính trị nhằm xóa bỏ hoàn toàn tàn tích chế độ thị tộc, hoàn thiện thêm một bước nền dân chủ Athens.
Cải cách quan trong nhất của ông là phân chia lại đơn vị hành chính (không dựa vào khu vực cư trú của 4 bộ lạc cũ). Ông chia xứ Athens thành 10 khu hành chính (phylè). Mỗi khu đó lại chia nhỏ thành 10 tiểu khu (demos). Cư dân trong mỗi tiểu khu phải đăng kỳ vào sổ hộ tịch để nhà nước theo dõi và quản lý, lối gọi tên người theo dòng họ bị bãi bỏ và thay vào đó là lối gọi theo tên riêng từng người.
Về bộ máy nhà nước, ông bãi bỏ Hội đồng 400 người thay vào đó là Hội đồng 500 người (Boulé). Ông quy định tất cả công dân Athens từ 18 tuổi trở lên đều đươc tham gia Hội đồng, mỗi phylè cử 50 người. Hội đồng 500 người là cơ quan có quyền lực cao nhất nước, thường trực các công việc của nhà nước trong suốt 1 năm và kiểm tra tư cách của công dân. Ngoài ra, ông cũng thành lập 10 Pritani (ủy ban thường trực), mỗi ủy ban này sẽ do 50 người của cùng phyle phụ trách và nhiệm kỳ của cơ quan này là 1/10 của năm (36 – 39 ngày) và nó thay mặt phyle giải quyết các công việc hàng ngày.
Đại hội nhân dân (Ecclésia) – cơ quan quyền lực của Athens – được ông tăng cường và nâng thành cơ quan quyền lực tối cao. Thành viên của nó là công dân từ 18 tuổi trở lên. Nó có quyền thảo luận và giải quyết các vấn đề hệ trọng của đất nước, thong qua hay phủ quyết các đạo luật, dự luật của Boulé.
Để chỉ huy quân đội Athens, ông lập ra Hội đồng 10 tướng lĩnh, và cơ quan này cũng là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước Athens.
Để bảo vệ nền dân chủ, Cleisthenes đặt ra “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò” nhằm chống lại nền dân chủ Athens. Hằng năm vào mùa xuân, người ta tổ chức Đại hội công dân. Bất kỳ công dân Athens nào nếu bị nghi ngờ là có âm mưu độc tài, hành vi chống lại chế độ dân chủ, người nào có trên 6.000 phiếu thì sẽ bị trục xuất khỏi Athens (kể cả những người đang giữ chức vụ cao trong nhà nước)). Có thể nói đây là hình thức trưng cầu dân ý sớm nhất trong lịch sử.
1.1.2.2.4. Cải cách của Ephialtes và Perikles (461 TCN và 444 – 429 TCN)
Sang thế kỷ V, do các nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, mâu thuẫn xã hội mà Athens đã diễn ra cuộc đấu tranh không mệt mỏi giữa phái dân chủ và phái bảo thủ. Năm 461 TCN phe dân chủ do Ephialtes lãnh đạo chống lại phe bảo thủ do Cimon đứng đầu giành thắng lợi, Cimon bị trục xuất khỏi Athens. Để thực hiện cải cách của mình, Ephialtes đặt ra dự luật Grapheparanomon quy định người ra một quyết định hay luật pháp thì sẽ chịu trách nhiệm về văn bản mà mình công bố. Dự luật trên đánh mạnh vào Hội đồng trưởng lão làm nó mất uy tín. Ông hoàn thiện 3 cơ quan: Đại hội nhân dân, tòa án nhân dân và Hội đồng nhân dân; cho phép người tự do đều có quyền công dân.
Nền dân chủ của Athens còn tiến xa một bước qua việc ban bố pháp lệnh của Perikles (461 – 429 TCN). Ông lần đầu tiên ban bố chế độ bổ nhiệm vào chức vụ bằng cách bốc thăm, quy định chức năng nhà nước, quyền dân chủ của công dân. Ngoài ra, ông ban hành chế độ lương bổng (trả lương cao cho quý tộc, quan lại). Thời Perikles, nhà nước Athens hoàn thiên dần: Đại hội nhân dân, Hội đồng 500 người, Tòa án 6000 người. Nhân dân được quyền làm thẩm phán và có Hội đồng 10 tướng lĩnh. Lương bổng phúc lợi cho công dân tham gia công vụ, nghĩa vụ với nhà nước. Dân chủ hóa, hoàn thiện nhà nước từ Thesee đến Perikles.
Tài liệu tham khảo:
1. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, nhiều tác giả, 2000
2. Chiêm Tế, Lịch sử thế giới cổ đại, quyển 2, Nxb Giáo dục, 1978
3. Lương Ninh, Lịch sử thế giới cổ đại, nxb Giáo dục, 2004
4. Đỗ Văn Nhung, Lịch sử văn minh phương Tây, nxb Giáo dục, 2004