Sử 7 Nhà Nguyễn

Status
Không mở trả lời sau này.
K

kimdong089

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhà Nguyên
Thành lập

Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất (1227), đế quốc Mông Cổ bị chia thành 4 phần, bao gồm hãn quốc Y Nhi (Il), hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai), hãn quốc Kim Trướng - vùng do một hãn cai trị, và phần còn lại bao gồm phía Mông Cổ, phía Bắc Trung Quốc và các vùng của Kim, Tây Hạ ngày trước do Đại hãn đích thân cai trị. Ảnh hưởng của Đại Hãn vẫn tiếp tục đối với cả 3 phần kia. Các Đại hãn tiếp theo Thành Cát Tư Hãn lần lượt là Đà Lôi (nhiếp chính) (1227-1229), Oa Khoát Đài (1229-1241), Bột Lạt Cáp Chân (nhiếp chính) (1241-1245), Quý Do (1246-1248), Oghul Qaimish (nhiếp chính) (1248-1251), và Mông Kha. Sau khi Mông Kha chết, Aris Buke và Kublai đánh lẫn nhau để giành ngôi Đại hãn.
Năm 1260, Kublai giành chiến thắng, lên ngôi Đại Hãn. Ông bắt đầu thời cai trị với một tham vọng và sự tự tin to lớn — năm 1264 ông dời thủ đô của Đế chế Mông Cổ đang mở rộng tới Khanbaliq (Đại đô 大都, Bắc Kinh hiện nay). Ông bắt đầu chống lại nhà Nam Tống, từ năm 1271 — tám năm trước cuộc chinh phục phía nam — đã thành lập triều đình phi Hán đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Quốc: Nhà Nguyên. Năm 1279, Quảng Châu rơi vào tay người Mông Cổ, đánh dấu sự chấm dứt của triều Nam Tống và sự bắt đầu của một nước Trung Quốc Mông Cổ. Trong thời cai trị của mình, Hốt Tất Liệt chịu sức ép của nhiều cố vấn muốn ông mở rộng Đế chế Mông Cổ thêm nữa ra toàn bộ các nước chư hầu trước kia của Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả các cuộc tấn công vào Nhật Bản, Miến Điện, Việt Nam, và Nam Dương (khu vực Malaysia và Indonesia ngày nay) đều không thành công, trong đó thất bại ở Việt Nam là cay đắng nhất. Những cuộc chiến tranh liên tiếp thất bại đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho đế quốc. Theo Lịch sử Việt Nam bằng tranh do NXB Giáo dục ban hành, thì trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các tỉnh giáp giới VN đã chịu sưu thuế lao dịch rất nặng nề, khiến quan lại địa phương cũng nói: "nỗi khổ cứ như treo ngược, mỗi ngày một tăng".
Vì thực tế rằng người Mông Cổ ban đầu gặp phải thái độ chống đối của người Trung Quốc, nên giai đoạn cai trị đầu tiên của Hốt Tất Liệt mang tính chất ngoại bang. Luôn lo ngại về nguy cơ mất quyền kiểm soát Trung Quốc, người Mông Cổ cố sức mang về nước mình càng nhiều càng tốt của cải và các nguồn tài nguyên. Cuộc chinh phục của người Mông Cổ không gây ảnh hưởng tới thương mại từ Trung Quốc tới các nước khác. Trên thực tế, Nhà Nguyên rất chú trọng tới mạng lưới thương mại thông qua Con đường tơ lụa, cho phép chuyển giao công nghệ Trung Quốc về hướng tây. Thông qua nhiều cải cách thời Hốt Tất Liệt, và dù tình cảm của dân chúng đối với ông có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt, nhà Nguyên vẫn là một triều đại ngắn ngủi.
Hốt Tất Liệt bắt đầu trở thành một Hoàng đế thực sự, cải cách toàn bộ Trung Quốc và các thể chế cũ của nó, một quá trình đòi hỏi thời gian hàng thập kỷ để hoàn thành. Ví dụ, ông đã cách ly sự cai trị Mông Cổ bằng cách tập trung chính phủ — biến mình (không giống như những vị tiền nhiệm) thành một nhà vua quân chủ chuyên chế. Ông cải cách nhiều thể chế triều đình và kinh tế khác, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thuế. Dù người Mông Cổ tìm cách cai trị Trung Quốc thông qua các thể chế cũ, sử dụng các quan lại người Hán, nhưng họ không có quyền quyết định. Người Hán bị phân biệt về mặt chính trị. Mọi vị trí quan lại cao cấp đều duy nhất nằm trong tay người Mông Cổ, hoặc người Mông Cổ sử dụng các tộc người khác (không Hán) để giữ vị trí đó nếu không thể tìm được một người Mông Cổ thích hợp. Người Hán thường chỉ được giữ chức ở những vùng không Hán trong đế chế. Về bản chất, xã hội được chia thành bốn hạng theo các ưu tiên khác nhau: người Mông Cổ, "Sắc mục" (Trung Á đa số là người Uyghurs và Tây Tạng), Hán (Hán Trung Quốc ở phía Bắc, Mãn Châu và Nữ Chân), và Người phương Nam (Hán Trung Quốc thuộc nhà Tống và các nhóm dân tộc khác). Trong thời cầm quyền của mình, Hốt Tất Liệt đã xây dựng một thủ đô mới cho Mông Cổ, Khanbaliq, xây dựng Tử Cấm thành. Ông cũng cải tiến nông nghiệp Trung Quốc, mở rộng Đại vận hà, các đường giao thông và kho thóc. Marco Polo đã miêu tả sự cai trị của Hốt Tất Liệt là nhân từ: giảm thuế cho dân ở thời khó khăn; xây dựng các nhà thương và nhà nuôi trẻ mồ côi; phân phát lương thực cho những kẻ nghèo đói. Ông cũng phát triển khoa học và tôn giáo.
Giống như những Hoàng đế khác ở các triều đình phi Hán, Hốt Tất Liệt coi mình là một Hoàng đế Trung Hoa đích thực. Trong khi trên danh nghĩa vẫn cai trị cả những vùng khác của Đế chế Mông Cổ, mọi quan tâm của ông chỉ dành riêng cho Trung Quốc. Sau khi Hốt Tất

Chính sách hôn nhân

Nhà Trần lấy ngôi nhà Lý bằng biện pháp hôn nhân. Nhà Trần từ vai trò là ngoại thích của nhà Lý đã giành ngôi. Do đó, để tránh họa ngoại thích, nhà Trần chủ trương chỉ kết hôn với người trong họ.
Tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh[3] đã dẫn ra hơn 30 trường hợp hôn nhân nội tộc của nhà Trần:
Trần Liễu, anh Thái Tông, con Thượng hoàng Trần Thừa, lấy Thuận Thiên công chúa, con vua Lý Huệ Tông và Thuận Trinh. Thuận Trinh là em ruột Trần Thừa, Trần Liễu và Thuận Thiên là con cô con cậu.
Năm 1225, Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông, lấy Lý Chiêu Hoàng, em Thuận Thiên; trường hợp này cũng là con cô lấy con cậu.
Sau khi Lý Huệ Tông chết, giáng Huệ hậu (Trần Thị Dung) làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ tức là chị em họ lấy nhau. Hai người vốn đã có tư tình với nhau từ trước.
Năm 1237, vì Chiêu Hoàng không có con, Thủ Độ ép Thái Tông lấy Thuận Thiên, lúc ấy đã có mang ba tháng với Trần Liễu. Trường hợp này vừa là con cô con cậu lấy nhau, vừa là em chồng lấy chị dâu.
Vua Thái Tông hứa gả em gái là Trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành vương và đã cho Thiên Thành tới ở nhà Nhân Đạo vương, là cha đẻ ra Trung Thành vương, để chờ ngày cưới. Năm 1251, Hưng Đạo vương muốn lấy công chúa Thiên Thành, đang đêm lẻn vào phòng Thiên Thành thông dâm. Thụy Bà Trưởng công chúa, chị Thái Tông và Thiên Thành, lại là mẹ nuôi Hưng Đạo vương, đang đêm gõ cửa cung nói dối là Hưng Đạo vương đã bị Nhân Đạo vương bắt giam, xin vua cứu giúp. Sự thật, khi vua sai người tới thì Hưng Đạo vương còn trong phòng Thiên Thành và lúc ấy Nhân Đạo vương mới biết. Hôm sau Thụy Bà phải dâng mười mâm vàng sống xin cưới Thiên Thành cho Hưng Đạo. Vua bất đắc dĩ phải gả và bồi thường cho Trung Thàng vương. Như vậy Thiên Thành có họ với Trung Thành vương, lại là cô ruột Hưng Đạo, vì Hưng Đạo là con Trần Liễu, anh ruột Thiên Thành. Đây là trường hợp cháu lấy cô.
Năm 1258, Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm công chúa là con Trần Liễu, tức là con chú con bác lấy nhau.
Thụy Bảo công chúa, con vua Thái Tông, lấy Uy Văn vương Toại.
Gả công chúa tên Thúy, con Thái Tông cho Thượng vị Văn Hưng hầu.
Thiên Thụy công chúa, con vua Thánh Tông và Thiên Cảm, tức cháu nội Thái Tông và cháu ngoại Trần Liễu, lấy Hưng Vũ vương Quốc Nghiễn (con Trần Hưng Đạo), cháu nội Trần Liễu; trường hợp này vừa là con cô con cậu (Trần Hưng Đạo và Thiên Cảm là con Trần Liễu) vừa là cháu chú cháu bác lấy nhau.
Thiên Thụy công chúa lại tư thông với Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là tông thất nhà Trần. Khánh Dư nhờ có công đánh quân Nguyên được Thượng hoàng Thánh Tông nhận làm con nuôi.
Năm 1274, Nhân Tông, con Thánh Tông, lấy Bảo Thánh, rồi Tuyên Từ, đều là con Hưng Đạo vương. Trường hợp này giống Thiên Thụy lấy Quốc Nghiễn.
Anh Tông, con Nhân Tông, cháu Thánh Tông, chắt Thái Tông, lấy Văn Đức phu nhân năm 1292, là con Hưng Nhượng vương Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo vương, chắt Trần Liễu. Trường hợp này là cháu cô cháu cậu (Hưng Đạo vương và Thiên Cảm là con Trần Liễu) hay chắt chú chắt bác lấy nhau.
Sau Anh Tông lại bỏ Văn Đức phu nhân mà lấy em ruột phu nhân là Thánh Tư.
Anh Tông lấy Huy Tư là con Thụy Bảo công chúa và Trần Bình Trọng. Thụy Bảo là em Thánh Tông, Anh Tông là cháu nội Thánh Tông, tức cháu lấy cô.
Năm 1301, Thiên Trân công chúa, con Anh Tông, Anh Tông là con Nhân Tông, cháu Thánh Tông, lấy Uy Túc công Văn Bích, cháu nội Trần Quang Khải. Quang Khải và Thánh Tông là anh em, tức cháu chú cháu bác lấy nhau.
Thiên Trân chết, Uy Túc lại lấy Huy Thánh công chúa.
Thượng Trân công chúa, em Anh Tông, chắt Thái Tông lấy Văn Huệ công Quang Triều, con Quốc Tảng, cháu Hưng Đạo, chắt Trần Liễu, tức chắt chú chắt bác lấy nhau.
Trần Minh Tông, con Anh Tông, cháu Nhân Tông, lấy Huy Thánh tức Lệ Thánh, con gái lớn Huệ Vũ vương Quốc Chẩn. Chẩn là em Anh Tông: con chú con bác lấy nhau.
Minh Tông gả Huy Chân, con Nhân Tông, cho Uy Giản hầu năm 1317. Mẹ Huy Chân là Trần Thị Thái Bình, cung tần của Thượng hoàng Anh Tông.
Năm 1318 Minh Tông gả Thiên Chân Trưởng công chúa cho Huệ Chính vương.
Năm 1337 Hiến Tông, con Minh Tông, lấy Hiển Trinh, con gái lớn Huệ Túc vương Đại Niên.
Năm 1342, Thiên Ninh công chúa, con Minh Tông, lấy Hưng/Chính Túc vương Kham.
Năm 1349, Dụ Tông, con Minh Tông, lấy con gái thứ tư Huệ Túc vương là YÙ Từ Nghi Thánh.
Năm 1351, Dụ Tông loạn dâm với Thiên Ninh là chị ruột. Nguyên năm 1339 Dụ Tông bị chết đuối ở Hồ Tây, được thầy thuốc Tàu là Trâu Canh dùng kim châm cứu khỏi nhưng đoán sau này lớn lên sẽ bị liệt dương. Sau quả nhiên sự việc xảy ra đúng như vậy, Trâu Canh được vời đến chữa, khuyên vua giết một đứa con trai nhỏ tuổi lấy mật hoà với thuốc dương khởi thạch mà uống rồi thông dâm với chị hay em ruột. Vua nghe theo, thông dâm với Thiên Ninh công chúa.
Huy Ninh công chúa, con Minh Tông, lấy tông thất Nhân Vinh. Sau Nhân Vinh bị Dương Nhật Lễ giết, Nghệ Tông là anh, lại gả Huy Ninh cho Quý Ly.
Duệ Tông, con Minh Tông và Lê Đôn Từ, cô Quý Ly, lấy Hiền Trinh là em họ Quý Ly, tức anh em họ lấy nhau.
Duệ Tông lấy con gái Thái bảo Trần Liêu làm phi.
Năm 1375 Duệ Tông gả con là Trang Huy công chúa cho Nguyên Dẫn, con Cung Chính vương. Cung Chính vương và Duệ Tông đều là con Minh Tông, tức con chú con bác lấy nhau.
Thiên Huy hay Thái Dương công chúa, con Nghệ Tông, lấy Phế Đế là con Duệ Tông. Nghệ Tông và Duệ Tông cùng là con Minh Tông, mẹ Nghệ Tông là Minh Từ, mẹ Duệ Tông là Đôn Từ, là hai chị em ruột, cô của Quý Ly: vừa là con chú con bác, vừa là cháu dì cháu già lấy nhau.
Sau khi Phế Đế chết, vợ là Thái Dương tư thông với Nguyên Uyên, con Cung Tín vương Thiên Trạch, em Nghệ Tông: con chú con bác tư thông với nhau.
Năm 1393, thượng hoàng Trần Nghệ Tông giận Thái Dương, đem gả Thái Dương cho Nguyên Hãng là em Nguyên Uyên để làm nhục.
Tuyên Huy công chúa, con Duệ Tông, lấy Quan Phục Đại vương Húc, con Nghệ Tông, giống trường hợp Thái Dương lấy Trần Phế Đế.
Quý Ly gả Trang Huy công chúa, con Tông thất Nhân Vinh (bị Nhật Lễ giết) cho Mộng Dữ, con Trần Nguyên Đán, cháu bốn đời của Quang Khải.
Thuận Tông, con út Nghệ Tông, lấy Thánh Ngẫu công chúa là con gái lớn của Hồ Quý Ly và Huy Ninh công chúa. Huy Ninh là em Nghệ Tông, tức là con cô con cậu lấy nhau. Thuận Tông lại là cháu nội của Đôn Từ, cô của Quý Ly, lấy con gái Quý Ly, tức anh em họ lấy nhau.
Từ khi Trần Nghệ Tông trọng dụng Hồ Quý Ly là một ngoại thích, lập tức nhà Trần cũng gặp "họa ngoại thích" và mất về tay ngoại thích.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom