Sử 7 ngyên nhân và ý nghĩa

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên?
Nguyên nhân thắng lợi:
  • Tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống giặc của nhân dân.
  • Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong mỗi cuộc kháng chiến.
  • Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
Ý nghĩa:
  • Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, quyết tâm chống giặc ngoại xâm dưới sự chỉ huy, lãnh đạo của triều đình.
  • Để lại nhiều bài học cho các cuộc kháng chiến sau này
  • Đập tan âm mưu của quân Mông Nguyên là xâm lược nước ta......
 

nguyenvandung7579@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng ba 2019
321
930
96
Hải Dương
THCS Bình Minh
*Nguyên nhân thắng lợi :(bạn tham khảo của chị @Võ Thu Uyên nha
*Ý nghĩa lịch sử :
-Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia
- Khẳng định sức mạnh của dan tộc Việt Nam , nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân
- Gop phần xây dắp nên truyền thống quần sự VN
- Củng cố khối đoàn kết toàn dân, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc
- Làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
* Nguyên nhân thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên :
+ Khối đoàn kết toàn dân đánh giặc :
• Trần Hưng Đạo - người anh hùng dân tộc đã khẳng định: "Khoan Thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, ấy là thượng sách giữ nước" . Trong thời bình, nhà Trần rất quan tâm chăm sóc sức dân, nâng cao đời sống nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình và nhân dân. Chính vì thế, khi có giặc ngoại xâm, toàn dân đã hưởng ứng dưới sự lãnh đạo của nhà Trần, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Từ miền xuôi đến miền ngược, đâu cũng bừng bừng khí thế chống giặc. Giặc bị đánh khắp nơi, ăn không ngon ngủ không yên, bị phục kích trên đường đi và bị truy kích trên đường về.
• Nhà Trần biết phát huy được sức mạnh, vai trò của nhân dân và việc thực hiện kế hoạch tác chiến của mình. Ba lần nhân dân kinh thành cùng Triều đình thực hiện "vườn không nhà trống" chống giặc, nhân dân giúp đỡ và phối hợp với quân đội Triều đình trong việc phá cầu đường rút lui của giặc, xây dựng thế trận mai phục ở sông Bạch Đằng.
• Nhà Trần biết chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương Triều, xây dựng khối đoàn kết và ý chí đánh giặc trong Triều đình ( Hội nghị Bình Than ), từ đó nhân rộng khối đoàn kết toàn dân ( tiêu biểu Hội nghị Diên Hồng ). Đoàn kết toàn dân đánh giặc là nguồn gốc sức mạnh vô địch để tạo nên chiến thắng vẻ vang trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên.
+ Tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân nhà Trần :
• Mặc dù đứng trước kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo, nhà Trần vẫn bình tĩnh tự tin sức mạnh và thắng lợi của mình.
• Tinh thần quyết chiến quyết thắng thể hiện trong câu trả lời đầy khí phách của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo " xin chém đầu thần trước đã rồi hãy hàng " Lòng căm thù giặc nung nấu ý chí đánh bại kẻ thù xâm lược được thể hiện trong bài " Hịch Tướng Sĩ " của Trần Quốc Tuấn, ở hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam trong tay vì không được dự Hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc. Câu nói của Trần Bình Trọng "Ta thà làm ma nước Nam chứ Không thèm làm vương đất Bắc " đã chứng tỏ hùng hồn tinh thần thhaf chết chứ không chịu hàng giặc. Hội nghị Diên Hồng và hai chữ " Sát Thát" trên tay quân lính là sức mạnh, lòng quyết tâm từ đầu đến cuối cuộc chiến tranh.
+ Nghệ thuật đánh giặc của nhà Trần :
• Để Chiến Thắng một đạo quân thiện chiến nhất thế giới thời bấy giờ, các nhà chính trị quân sự lỗi thời nhà Trần, đứng đầu là Trần Hưng Đạo đã sử dụng đường lối chiến lược chiến lược đúng đắn trên cơ sở vận dụng và phát huy một cách sáng tạo nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.
• Đường lối đó là " Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh" ," Lấy đoãn binh phá trường trận " . Với đường lối đó, cả ba lần kháng chiến nhà trần đưa địch vào thế khó khăn và chớp đúng thời cơ phản công tiêu diệt, giành thắng lợi quyết định. Trần Hưng Đạo - người anh hùng dân tộc tóm tắt nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên "Mới rồi, Toa Đô và Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước góp sức nên bọn giặc phải chịu bị bắt ".
* Ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chông Mông - Nguyên :
+
Thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên đã đập tan tham Vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập chủ quyền dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới hồi bấy giờ.
+ Thắng lợi này đã khẳng định sức mạnh, nâng cao lòng tự hào và tự cường chính đáng của dân tộc ta, cũng cố niềm tin cho nhân dân ta.
+ Thắng Lợi đã góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng phải luôn luôn chống lại kẻ thù lớn mạnh hơn nhiều lần.
+ Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên đã góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của nhà Nguyên đối với Nhật Bản với các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở Châu Á của Hốt Tất Liệt.
Chúc các bạn học tốt !!!
 
Top Bottom