Nguyễn Tuân

J

jun11791

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có 1 câu 5đ trg đê thi thử Đh khá hay, mình post lên đây để mọi ng` cùng trao đổi nhé. (nói trc' đề này mình nghe bạn mình nói, mình chỉ post lại theo trí nhớ thôi, nên nếu diễn đạt ko chuẩn, khó hiểu thì đó là do mình chứ ko phải do đề nhé)

Phân tích sự thay đổi của Nguyễn Tuân trong phong cách sáng tác từ tp "Chữ người tử tù' đến tp "Người lái đò sông Đà"
 
M

money_22

Có 1 câu 5đ trg đê thi thử Đh khá hay, mình post lên đây để mọi ng` cùng trao đổi nhé. (nói trc' đề này mình nghe bạn mình nói, mình chỉ post lại theo trí nhớ thôi, nên nếu diễn đạt ko chuẩn, khó hiểu thì đó là do mình chứ ko phải do đề nhé)

Phân tích sự thay đổi của Nguyễn Tuân trong phong cách sáng tác từ tp "Chữ người tử tù' đến tp "Người lái đò sông Đà"

Đề này người ta còn hay ra như sau: sự ổn định và phát triển trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua " Chữ người tử tù" và tuỳ bút" Ngườii lái đò sông Đà" :D

Có phải thế ko Jun11791;)
 
J

jun11791

to money_22: Uh tớ dùng từ "sự thay đổi phong cách" ở đây là ko đúng. Có lẽ cậu đã biết đề này.
 
Last edited by a moderator:
T

trinhluan


Đề này người ta còn hay ra như sau: sự ổn định và phát triển trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua " Chữ người tử tù" và tuỳ bút" Ngườii lái đò sông Đà" :D

Có phải thế ko Jun11791;)

=>Theo ý

tớ chắc người ta hỏi phong cách của ông qua từng giai đoạn bài vang bóng một thời có tác phẩm chữ người tử từ phong cách của ông mang chủ nghĩa xê dịch vẻ đẹp những con người tài hoa nay đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa

= còn tác phẩm người lái đò sông đà phong cách nghệ thuật của ông được thể hiện ở sự gắn bó với quê hương đất nước tha thiết phát hiện vẻ đẹp ở xung quanh mình
 
J

jun11791

Tớ nghĩ :

- Trc' CMT8, có 1 mảng ông viết về đề tài CN anh hùng và đối tượng ông hướng đến trg đề tài này là n~ ng` tài hoa cuối mùa đã từng "vang bóng 1 thời" . Cụ thể là nv Huấn Cao trg "CNTT"

- Sau CMT8, ông vẫn viết về đề tài CN anh hùng nhg đối tượng trung tâm trg đề tài này lại là n~ ng` lao động, anh công binh, bộ đội, ... bình thg`& gần gũi , mà tâm hồn, lòng yêu nc' của họ, NT gọi đó là "thứ vàng 10 đã qua thử lửa" . Cụ thể là ông lái đò trg "NLĐSĐ"

====> Ta thấy NT đã có 1 sự chuyển biến tích cực trc' và sau cuộc CMT8. Ông vẫn đi theo chủ nghĩa "xê dịch" nhg ông đã viết n` hơn, gần gũi hơn với đsnd - chính quần chúng nd mới là n~ ng` làm nên cuộc CM thần kì này

Tớ nghĩ là hướng phân tích là thế, nhg vẫn cứ thấy thiếu thiếu cái gì đó, vì hình như vẫn còn quá ít ý để viết
 
M

money_22

Với dạng đề này phải đảm bảo được hai ý chính:
1/ Sự ổn định trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn- chính là :
- việc tiếp cận sự việc ở phương diện Văn hoá, thẩm mĩ để liên hệ, khám phá và phát hiện. Khi dựng người bao giờ ông cũng khám phá con người ở khía cạnh tài hoa, nghệ sĩ. Với nguyễn Tuân những nhân vật dù thuộc loại nào cũng đều đạt tới sự tài hoa xuất chúng trong nghề nghiệp của mình( ông lái đò, người tử tù Huấn cao, người Quản ngục). Khi dựng cảnh Nguyễn Tuân thường chọn những cảnh gây ấn tượng mạnh, đập thẳng vào giác quan để tô đậm cái phi thường, cái xuất chúng của nó. Cảnh vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện 2 nét đẹp: vừa hiền hoà trữ tình thơ mộng, vừa dữ dội hoành tráng: Dòng sông Đà là dòng sông độc đáo, bối cảnh cho chữ là bối cảnh đặc biệt.
- Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá khác nhau để miêu tả=> tính uyên bác( hàm chứa rất nhiều thông tin trong cuộc sống): điện ảnh, quân sự, địa lí .....
2/ Sự vận động, phát triển trong phong cách Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân kế thừa, đồng thời sáng tạo để có 1 p/cách NT vừa ổn định, thống nhất, vừa phong phú đa dạng.
*/ Trước CM tháng 8
- Trước cách Mạng tháng 8, p/c NT Nguyễn Tuân được thâu tóm trong 1 chữ "ngông"- thể hiện lối sống độc đáo ko giống ai, khác đời, hơn đời, khi in vào văn chương thì đó là lối làm văn chương duy nhất không ai có. Đối tượng trong sáng tác của nguyễn thời kì này là những con người đặc tuyển, những văn nhân, sĩ phu thất thế chỉ còn 1 thời vang bóng.( Chú ý phân tích nv Huấn Cao để làm rõ)
-Hành văn cầu kì, giọng điệu trang nghiêm, cổ kính, hệ thống từ ngữ mới lạ do ông sáng tạo ra.
*/ Sau CM tháng 8
-Vẫn tiếp cận sự vật ở phương diện văn hoá, thẩm mĩ, vẫn khai thác nét đẹp tài hoa nghệ sĩ, nhưng Nguyễn Tuân hướng ngòi bút tới những người lđ bình thường- những người lao động bình thường trong thời đại mới của đất nước( Chú ý phân tích hình tượng người lái đò để làm nổi bật)
- Thiên nhiên trong văn chương Nguyễn Tuân vẫn là thiên nhiên đẹp, vừa dữ dội vừa thơ mộng, chỉ có điều- khác với trước CM, ông khám phá cảnh sắc, con người tự nhiên đời thường của đất nước mình trong hiện tại.( Dòng sông đà)
Ngôn ngữ vần đậm chất uyên bác, cầu kì nhưng ko còn nặng màu sắc cổ kính như trước.

* P/s: Jun11791 thân mến;) Với đề này ko phải là ko có gì để viết mà ko có đủ thời gian để viết ấy:p. Đề này là một đề tương đối khó, đòi hỏi kiến thức chắc chắn, vững thao tác lập luận đối sánh, và đặc biệt khó khi liên quan tới 2tp của 2 năm học:D
Chú ý chút ít khi làm bài: phần "nét ổn định" chỉ nêu ra dwói dạng chạm tới ý chứ ko phân tích 1 cách cụ thể- vì nếu sa đà vào phân tích quá sâu sẽ lấn sang sân của phần" vận động và phát triển).
Ở phần ý thứ 2 thì phải phân tích tương đối kĩ, Cần kết hợp với 1 số câu văn bình luận ngắn gọn nhưng phải sắc để ngườii chấm ko lầm tưởng chúng ta đang lạc đề khi đi ptích từng tp:p

Chúc thành công;)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom