Hóa 10 NGUYÊN TỬ_Vỏ nguyên tử

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Halo tất cả mọi người, bước vào chuyên đề đầu tiên của môn Hoá Đại Cương là chuyên đề NGUYÊN TỬ_Vỏ nguyên tử.
Demo:
I. VỎ NGUYÊN TỬ

1. Bức xạ điện từ
a, Các khái niêm:
Bức xạ điện từ là sự phát ra và di truyền năng lượng dưới dạng sóng điện từ. sóng điện từ được mô ta dưới dạng bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và số sóng.
· Bước sóng (λ) là khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng( cực đại) hay đáy sóng(cực tiểu) liên tiếp nhau của chuyển động sóng.
· Tần số (ν) là số đỉnh sóng đi qua một điểm đã cho trong thời gian một giây. Đơn vị 1/s hay gọi là Hez
· Tốc độ ([TEX]v[/TEX]) là khoảng cách sóng truyền đi trong 1 giây.
· Số sóng (v') là số bước sóng có trong chiều dài 1 cm.
· Biên độ sóng (A) là độ cao của đỉnh sóng hay độ sâu của đáy sóng.
Xem đầy đủ tại đây:
Không xem được thì tải xuống Tại Đây nha.

VD:
1. Tần số của ánh sáng tím là [tex]7.31\times 10^{14}s^{-1}[/tex] . Tính bước sóng của nó.
theo công thức tính [tex]c=\lambda .[/tex]v
vậy [TEX]\lambda[/TEX] =c/v = [tex]\frac{3,00\times 10^{8}}{7,31\times 10^{14}}=4,1\times 10^{-7 }m[/tex]
2. Tính năng lượng electron trong phân lớp 2s của Be
áp dụng công thức slater ra có:
[tex]E=-13,6\times \frac{Z*^{2}}{n*^{2}}=\frac{(3-0,85\times 2)^{2}}{2^{2}}=-5,746 ev[/tex]

Mọi người có gì thắc mắc thì cứ nhắn tại đây nhé!! Mình sẽ đăng bài tập tại đây vào ngày mai.
Hãy nhấn vào "theo dõi chủ đề" bên góc phải màn hình để cập nhật thông tin nhanh nhất ^.< .
Chúc các bạn học tập vui vẻ :rongcon23
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Hi tất cả mọi người!:rongcon44
Chắc hẳn mọi người ai cũng từng thắc mắc : "Ồ, hóa trường chuyên là như thế nào nhỉ? :rongcon10"
" Vào đại học chọn các chuyên ngành hóa mình sẽ học gì?:rongcon16"
"Sao lại không thi học sinh giỏi tỉnh xong rồi mới thi chọn học sinh giỏi để thi quốc gia?:rongcon9"

Vì vậy hôm nay, sau một thời gian dài hội ý thì box hóa chúng mình đã cho ra mắt topic này_ CHUYÊN NGÀNH HÓA_ dành cho những bạn đam mê bộ môn hóa học, mở ra một màu sắc khác của môn hóa.:rongcon42

Bạn có đam mê với môn hóa, tò mò những kiến thức mới lạ, vậy hãy cùng nhau thảo luận nhé!

Và hôm nay, bước vào chuyên đề đầu tiên của chúng ta, NGUYÊN TỬ_Vỏ nguyên tử.
Demo:
I. VỎ NGUYÊN TỬ

1. Bức xạ điện từ
a, Các khái niêm:
Bức xạ điện từ là sự phát ra và di truyền năng lượng dưới dạng sóng điện từ. sóng điện từ được mô ta dưới dạng bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và số sóng.
· Bước sóng (λ) là khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng( cực đại) hay đáy sóng(cực tiểu) liên tiếp nhau của chuyển động sóng.
· Tần số (ν) là số đỉnh sóng đi qua một điểm đã cho trong thời gian một giây. Đơn vị 1/s hay gọi là Hez
· Tốc độ ([TEX]v[/TEX]) là khoảng cách sóng truyền đi trong 1 giây.
· Số sóng (v') là số bước sóng có trong chiều dài 1 cm.
· Biên độ sóng (A) là độ cao của đỉnh sóng hay độ sâu của đáy sóng.
Xem đầy đủ tại đây:
Không xem được thì tải xuống Tại Đây nha.

VD:
1. Tần số của ánh sáng tím là [tex]7.31\times 10^{14}s^{-1}[/tex] . Tính bước sóng của nó.
theo công thức tính [tex]c=\lambda .[/tex]v
vậy [TEX]\lambda[/TEX] =c/v = [tex]\frac{3,00\times 10^{8}}{7,31\times 10^{14}}=4,1\times 10^{-7 }m[/tex]
2. Tính năng lượng electron trong phân lớp 2s của Be
áp dụng công thức slater ra có:
[tex]E=-13,6\times \frac{Z*^{2}}{n*^{2}}=\frac{(3-0,85\times 2)^{2}}{2^{2}}=-5,746 ev[/tex]

Mọi người có gì thắc mắc thì cứ nhắn tại đây nhé!! Mình sẽ đăng bài tập tại đây vào ngày mai.
Hãy nhấn vào "theo dõi chủ đề" bên góc phải màn hình để cập nhật thông tin nhanh nhất ^.< .
Chúc các bạn học tập vui vẻ :rongcon23

Bạn ơi cho mình hỏi bạn tra cứu tài liệu của trang Hocmai.vn ở mục nào của forum vậy bạn, mình mới tham gia muốn xem thêm tài liệu mà không biết í
 

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Bạn ơi cho mình hỏi bạn tra cứu tài liệu của trang Hocmai.vn ở mục nào của forum vậy bạn, mình mới tham gia muốn xem thêm tài liệu mà không biết í
Bên mình là trang diễn đàn học mãi ạ, nên việc đó mình cũng không rõ. Còn tài liệu bên trên là mình soạn ạ.
Anh @Đình Hải ơi, anh vào giải đáp giúp bạn với ạ.
 

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Hello tất cả mọi người! :rongcon44
Đúng hẹn với mọi người nhaa, ngày hôm nay mình sẽ đăng các bài tập cơ bản và vận dụng thấp của những lý thuyết hôm qua đã đọc (phía bên trên)
Chúng ta bắt đầu bằng một câu khởi động nhẹ nhàng nha.
Câu 1:
a, Bức xạ vi sóng có bước sóng 1,0 cm. Tính tần số và năng lượng của một photon của bức xạ này.
b, Bức xạ vùng từ ngoại của phổ của điện từ thường được mô ta theo bước sóng [tex]\lambda[/tex] (đơn vị nm = [TEX]10^{-9}m[/TEX]). Tính tần số và số sóng và E của bức xạ điện từ có [tex]\lambda[/tex] = 200nm

Câu 2:
a, Bức xạ của vùng hồng ngoại có số sóng phổ biến là [TEX]10^{3} cm^{-1}[/TEX]. Hãy tính bước sóng, tần số, năng lượng photon của bức xạ trên.
b, Đi qua vùng hồng ngoại, theo hướng năng lượng giảm dần là vùng vi sóng. Trong vùng này bức xạ thường đặc trưng bởi tần số (v) biểu diễn theo đơn vị MHz. Tần số vi sóng điển hình trong vùng là [TEX]2,0\times10^{4}[/TEX]. Tính bước sóng, số sóng và năng lượng photon của nó.

Mọi người cùng nhau thảo luận nhé. Chúc mọi người một buổi tối vui vẻ! :rongcon23
 
Last edited:

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Hi tất cả mọi người!:rongcon44
Chắc hẳn mọi người ai cũng từng thắc mắc : "Ồ, hóa trường chuyên là như thế nào nhỉ? :rongcon10"
" Vào đại học chọn các chuyên ngành hóa mình sẽ học gì?:rongcon16"
"Sao lại không thi học sinh giỏi tỉnh xong rồi mới thi chọn học sinh giỏi để thi quốc gia?:rongcon9"

Vì vậy hôm nay, sau một thời gian dài hội ý thì box hóa chúng mình đã cho ra mắt topic này_ CHUYÊN NGÀNH HÓA_ dành cho những bạn đam mê bộ môn hóa học, mở ra một màu sắc khác của môn hóa.:rongcon42

Bạn có đam mê với môn hóa, tò mò những kiến thức mới lạ, vậy hãy cùng nhau thảo luận nhé!

Và hôm nay, bước vào chuyên đề đầu tiên của chúng ta, NGUYÊN TỬ_Vỏ nguyên tử.
Demo:
I. VỎ NGUYÊN TỬ

1. Bức xạ điện từ
a, Các khái niêm:
Bức xạ điện từ là sự phát ra và di truyền năng lượng dưới dạng sóng điện từ. sóng điện từ được mô ta dưới dạng bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và số sóng.
· Bước sóng (λ) là khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng( cực đại) hay đáy sóng(cực tiểu) liên tiếp nhau của chuyển động sóng.
· Tần số (ν) là số đỉnh sóng đi qua một điểm đã cho trong thời gian một giây. Đơn vị 1/s hay gọi là Hez
· Tốc độ ([TEX]v[/TEX]) là khoảng cách sóng truyền đi trong 1 giây.
· Số sóng (v') là số bước sóng có trong chiều dài 1 cm.
· Biên độ sóng (A) là độ cao của đỉnh sóng hay độ sâu của đáy sóng.
Xem đầy đủ tại đây:
Không xem được thì tải xuống Tại Đây nha.

VD:
1. Tần số của ánh sáng tím là [tex]7.31\times 10^{14}s^{-1}[/tex] . Tính bước sóng của nó.
theo công thức tính [tex]c=\lambda .[/tex]v
vậy [TEX]\lambda[/TEX] =c/v = [tex]\frac{3,00\times 10^{8}}{7,31\times 10^{14}}=4,1\times 10^{-7 }m[/tex]
2. Tính năng lượng electron trong phân lớp 2s của Be
áp dụng công thức slater ra có:
[tex]E=-13,6\times \frac{Z*^{2}}{n*^{2}}=\frac{(3-0,85\times 2)^{2}}{2^{2}}=-5,746 ev[/tex]

Mọi người có gì thắc mắc thì cứ nhắn tại đây nhé!! Mình sẽ đăng bài tập tại đây vào ngày mai.
Hãy nhấn vào "theo dõi chủ đề" bên góc phải màn hình để cập nhật thông tin nhanh nhất ^.< .
Chúc các bạn học tập vui vẻ :rongcon23

Bạn cho mình hỏi chỗ này với, mình chưa hình dung rõ lắm á, bạn lấy ví dụ giúp mình được không. Mình cảm ơn.
Z* = Z - [tex]\sigma[/tex]
-Chia các obitan (theo từng lớp electron như trong cấu hình electron) thành các
nhóm sau: (1s); (2s2p); (3s3p); (3d); (4s4p); (4d); (4f)...
-Các electron thuộc obitan bên ngoài obitan đang xét không có hiệu ứng chắn.
-Mỗi electron trên các obitan thuộc cùng nhóm obitan đang xét có b=0,35 ( trừ
1s là 0,3)
-Nếu obitan đang xét là obitan s hay p thì mỗi e cận trong nó (n-1) có b=,85;
mỗi e từ cách 2 trở đi (n-2) thì b=1,00.
Nếu obitan đang xét là d hay f thì mỗi eletron thuộc các nhóm bên trong (ngay
cả cùng lớp) đều có b=1,00.
 

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Bạn cho mình hỏi chỗ này với, mình chưa hình dung rõ lắm á, bạn lấy ví dụ giúp mình được không. Mình cảm ơn.
Z* = Z - [tex]\sigma[/tex]
-Chia các obitan (theo từng lớp electron như trong cấu hình electron) thành các
nhóm sau: (1s); (2s2p); (3s3p); (3d); (4s4p); (4d); (4f)...
-Các electron thuộc obitan bên ngoài obitan đang xét không có hiệu ứng chắn.
-Mỗi electron trên các obitan thuộc cùng nhóm obitan đang xét có b=0,35 ( trừ
1s là 0,3)
-Nếu obitan đang xét là obitan s hay p thì mỗi e cận trong nó (n-1) có b=,85;
mỗi e từ cách 2 trở đi (n-2) thì b=1,00.
Nếu obitan đang xét là d hay f thì mỗi eletron thuộc các nhóm bên trong (ngay
cả cùng lớp) đều có b=1,00.
Mình cùng xét vd này nhé:
Tính năng lượng electron trong phân lớp 3s của cấu hình e sau 1s2 2s2 2p6 3s2
Thì ta thấy :
- trong cùng nhóm thì có 1 e chắn cùng lớp : 0.35
- có 8e chắn phân lớp (n-1) thì hiệu ứng chắn là 0.85x8
- có 2e chắn từ phân lớp (n-2) thì hiệu ứng chắn là 1x2
Thì ta sẽ tính được điện tích hiệu dụng là 12-0.35- 0.85x8- 1x2

Vd phân lớp 3d nhé: cấu hình 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
Thì trong nhóm 3d có 5 e chắn cùng lớp ta có hư chắn là 0.35x5
Trước nó có 18 e chắn, thì hiệu ứng chắn là 18x1
Thì ta có điện tích hiệu dụng của phân lớp 3d là 26-0.35x5-18x1
Chúc bạn học tốt!
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Hello tất cả mọi người! :rongcon44
Đúng hẹn với mọi người nhaa, ngày hôm nay mình sẽ đăng các bài tập cơ bản và vận dụng thấp của những lý thuyết hôm qua đã đọc (phía bên trên)
Chúng ta bắt đầu bằng một câu khởi động nhẹ nhàng nha.
Câu 1:
a, Bức xạ vi sóng có bước sóng 1,0 cm. Tính tần số và năng lượng của một photon của bức xạ này.
b, Bức xạ vùng từ ngoại của phổ của điện từ thường được mô ta theo bước sóng [tex]\lambda[/tex] (đơn vị nm = [TEX]10^{-9}m[/TEX]). Tính tần số và số sóng và E của bức xạ điện từ có [tex]\lambda[/tex] = 200nm

Câu 2:
a, Bức xạ của vùng hồng ngoại có số sóng phổ biến là [TEX]10^{3} cm^{-1}[/TEX]. Hãy tính bước sóng, tần số, năng lượng photon của bức xạ trên.
b, Đi qua vùng hồng ngoại, theo hướng năng lượng giảm dần là vùng vi sóng. Trong vùng này bức xạ thường đặc trưng bởi tần số (v) biểu diễn theo đơn vị MHz. Tần số vi sóng điển hình trong vùng là bao nhiêu?

Mọi người cùng nhau thảo luận nhé. Chúc mọi người một buổi tối vui vẻ! :rongcon23
Hihi, em mở hàng bài 1 nha =)))

Câu 1:
a. Có [TEX]1(cm)=10^{-2}(m)[/TEX]
Có công thức:
  • [TEX]v=\dfrac{c}{\lambda}=\dfrac{3.10^8}{10^{-2}}=15.10^9(Hz)[/TEX]
  • [TEX]E=\dfrac{hc}{\lambda}=\dfrac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{10^{-2}}=1,9875.10^{-23}(J)[/TEX]

b. Áp dụng công thức:
  • [TEX]v=\dfrac{c}{\lambda}=\dfrac{3.10^8}{200.10^{-9}}=1,5.10^{15}(Hz)[/TEX]
  • [TEX]v’=\dfrac{1}{v}=6,67.10^{-16}[/TEX]
  • [TEX]E=\dfrac{hc}{\lambda}=\dfrac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{200.10^{-9}}=9,9375.10^{-19}(J)[/TEX]
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Hihi, em mở hàng bài 1 nha =)))

Câu 1:
a. Có [TEX]1(cm)=10^{-2}(m)[/TEX]
Có công thức:
  • [TEX]v=\dfrac{c}{\lambda}=\dfrac{3.10^8}{10^{-2}}=15.10^9(Hz)[/TEX]
  • [TEX]E=\dfrac{hc}{\lambda}=\dfrac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{10^{-2}}=1,9875.10^{-23}(J)[/TEX]

b. Áp dụng công thức:
  • [TEX]v=\dfrac{c}{\lambda}=\dfrac{3.10^8}{200.10^{-9}}=1,5.10^{15}(Hz)[/TEX]
  • [TEX]v’=\dfrac{1}{v}=6,67.10^{-16}[/TEX]
  • [TEX]E=\dfrac{hc}{\lambda}=\dfrac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{200.10^{-9}}=9,9375.10^{-19}(J)[/TEX]
Câu 1b đúng rồi nhé, câu 1a em làm đúng công thức nhưng hình như bấm máy tính sai rồi, cẩn thận hơn nha.

Đợi hum qua đến giờ mà không ai làm, mình chữa nhé.
Câu 1: Làm như Linh nha.
Câu 2
a:
v=cv' = [TEX](3\times10^{8})\times1.10^{5}=3.10^{13}[/TEX] Hz
[tex]\lambda =\frac{1}{v} =\frac{1}{10^{5}}=10^{-5}m[/tex]
[tex]E=hv=6,626\times10^{-34}\times3\times10^{13}=2\times 10^{-20}J[/tex]
b,
v= [TEX]2\times10^{4}.10^{6} =2\times10^{10} s^{-1}[/TEX]
[TEX]\lambda=c/v =\frac{3\times10^{8}}{2\times10^{10}}=1,5\times10^{-2} m[/TEX]
[tex]E=hv=6,626\times10^{-34}\times2\times10^{10}=1,3\times 10^{-23}J[/tex]
 

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Bài tập ngày hôm nay nha mọi người, mọi người năng nổ lên trao đổi cùng mình nha. Tạo động lực cho chúng mình ra nhiều chủ đề mới lạ hay ho hơn.:Rabbit1
Câu 3: Các mức năng lượng của Hidro được xác định bởi công thức sau:
[tex]E_{n}=-\frac{13,6}{n^{2}} eV[/tex]
Khi nguyên tử hidro bị ion hóa thì E=0 (khi đó n=[tex]\infty[/tex], electron thoát ra khỏi sức hút hạt nhân)
a, Tính năng lượng mức cơ bản của nguyên tử Hidro (n=1)
b, người ta xác nhận rằng có 4 vạch thuộc dãy Balmer trong quang phổ phát xạ của hidro (Các vạch ứng với sự nhảy của electron từ mức năng lượng 3,4,5,6 của H về mức thứ 2)
Tính độ dài bước sóng tương ứng. Cho biết:
[tex]h=6,626\times 10^{-34}J.s^{-1}[/tex]
[tex]c=3,0\times 10^{8}m.s^{-1}[/tex]


Câu 4: Tính hằng số Ribe ([tex]R_{H}[/tex] khi :
Bước nhảu của electron từ mức n=2 đến mức n=4 trong nguyên tử Hidro ứng với độ dài sóng [tex]\lambda[/tex] = 486,1 nm

Câu 5: Năm 1888, Rydberg và Rizt đã phát hiện ra một công thức kinh nghiệm để xác định vị trí các vạch phổ hydrogen bằng sự hấp thụ ánh sáng:
[TEX]\frac{1}{\lambda }=R_{H}(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})[/TEX]
các dãy phổ:
các dãy phổ[TEX]n[/TEX][TEX]n'[/TEX][tex]\lambda[/tex], nm
layman13~100
layman1121
brackket41456
Ballmer3
[TBODY] [/TBODY]
Hoàn thành bảng trên.

Chúc mọi người tối an lành, học hành ngon lành nhaa.
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Hello tất cả mọi người! :rongcon44
Đúng hẹn với mọi người nhaa, ngày hôm nay mình sẽ đăng các bài tập cơ bản và vận dụng thấp của những lý thuyết hôm qua đã đọc (phía bên trên)
Chúng ta bắt đầu bằng một câu khởi động nhẹ nhàng nha.
Câu 1:
a, Bức xạ vi sóng có bước sóng 1,0 cm. Tính tần số và năng lượng của một photon của bức xạ này.
b, Bức xạ vùng từ ngoại của phổ của điện từ thường được mô ta theo bước sóng [tex]\lambda[/tex] (đơn vị nm = [TEX]10^{-9}m[/TEX]). Tính tần số và số sóng và E của bức xạ điện từ có [tex]\lambda[/tex] = 200nm

Câu 2:
a, Bức xạ của vùng hồng ngoại có số sóng phổ biến là [TEX]10^{3} cm^{-1}[/TEX]. Hãy tính bước sóng, tần số, năng lượng photon của bức xạ trên.
b, Đi qua vùng hồng ngoại, theo hướng năng lượng giảm dần là vùng vi sóng. Trong vùng này bức xạ thường đặc trưng bởi tần số (v) biểu diễn theo đơn vị MHz. Tần số vi sóng điển hình trong vùng là bao nhiêu?

Mọi người cùng nhau thảo luận nhé. Chúc mọi người một buổi tối vui vẻ! :rongcon23
1. a) [tex]\mho[/tex] = c/[tex]\lambda[/tex] = 3.10[tex]^{8}[/tex] / 10[tex]^{-2}[/tex] = (s[tex]^{-1}[/tex]) hoặc Hz
E= h.c/lambda[/tex] = (eV)
Câu b tương tự cách tính câu a chỉ thế số vào công thức nha.
2.
Câu 1b đúng rồi nhé, câu 1a em làm đúng công thức nhưng hình như bấm máy tính sai rồi, cẩn thận hơn nha.

Đợi hum qua đến giờ mà không ai làm, mình chữa nhé.
Câu 1: Làm như Linh nha.
Câu 2
a:
v=cv' = [TEX](3\times10^{8})\times(1.10^{5}=3.10^{13}[/TEX] Hz
[tex]\lambda =\frac{1}{v} =\frac{1}{10^{5}}=10^{-5}m[/tex]
[tex]E=hv=6,626\times10^{-34}\times3\times10^{13}=2\times 10^{-20}J[/tex]
b,
v= [TEX]2\times10^{4}.10^{6} =2\times10^{10} s^{-1}[/TEX]
[TEX]\lambda=c/v =\frac{3\times10^{8}}{2\times10^{10}}=1,5\times10^{-2} m[/TEX]
[tex]E=hv=6,626\times10^{-34}\times2\times10^{10}=1,3\times 10^{-23}J[/tex]

Bạn ơi chỗ v' = 1.10^{5}=3.10^{13}[/TEX] Hz là sao nhỉ mình không hiểu ( đề cho số sóng vậy nó có liên quan j k bạn) và
[tex]\lambda =\frac{1}{v} =\frac{1}{10^{5}}=10^{-5}m[/tex]
[tex]E=hv=6,626\times10^{-34}\times3\times10^{13}=2\times 10^{-20}J[/tex]
sao ở trên sao lấy v=10^{5} mà ở dưới tính E lại lấy v=3\times10^{13} vậy bạn
Câu b v= [TEX]2\times10^{4}.10^{6} =2\times10^{10} s^{-1}[/TEX] bạn tra trên mạng hay sao bạn ơi
Mình cảm ơn nha
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Bài tập ngày hôm nay nha mọi người, mọi người năng nổ lên trao đổi cùng mình nha. Tạo động lực cho chúng mình ra nhiều chủ đề mới lạ hay ho hơn.:Rabbit1
Câu 3: Các mức năng lượng của Hidro được xác định bởi công thức sau:
[tex]E_{n}=-\frac{13,6}{n^{2}} eV[/tex]
Khi nguyên tử hidro bị ion hóa thì E=0 (khi đó n=[tex]\infty[/tex], electron thoát ra khỏi sức hút hạt nhân)
a, Tính năng lượng mức cơ bản của nguyên tử Hidro (n=1)
b, người ta xác nhận rằng có 4 vạch thuộc dãy Balmer trong quang phổ phát xạ của hidro (Các vạch ứng với sự nhảy của electron từ mức năng lượng 3,4,5,6 của H về mức thứ 2)
Tính độ dài bước sóng tương ứng. Cho biết:
[tex]h=6,626\times 10^{-34}J.s^{-1}[/tex]
[tex]c=3,0\times 10^{8}m.s^{-1}[/tex]


Câu 4: Tính hằng số Ribe ([tex]R_{H}[/tex] khi :
Bước nhảu của electron từ mức n=2 đến mức n=4 trong nguyên tử Hidro ứng với độ dài sóng [tex]\lambda[/tex] = 486,1 nm

Câu 5: Năm 1888, Rydberg và Rizt đã phát hiện ra một công thức kinh nghiệm để xác định vị trí các vạch phổ hydrogen bằng sự hấp thụ ánh sáng:
[TEX]\frac{1}{\lambda }=R_{H}(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})[/TEX]
các dãy phổ:
các dãy phổ[TEX]n[/TEX][TEX]n'[/TEX][tex]\lambda[/tex], nm
layman13~100
layman1121
brackket41456
Ballmer3
[TBODY] [/TBODY]
Hoàn thành bảng trên.

Chúc mọi người tối an lành, học hành ngon lành nhaa.

3. a) En=-13,6/1[tex]^{2}[/tex] = -13,6 eV
b) [TEX]\frac{1}{\lambda }= R_{H}(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})[/TEX]
Thay R_{H}= 1,097.10[tex]^{7}[/tex] m[tex]^{-1}[/tex] và n1 lần lượt là 3,4,5,6; giữ nguyên n[tex]^{'}[/tex]=2

4. Áp dụng CT [TEX]\frac{1}{\lambda }= R_{H}(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})[/TEX]
Thay n= 2, n[tex]^{'}[/tex]=4, [tex]\lambda[/tex]= 486,1.10[tex]^{-9}[/tex] (m) =>Rh
 

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
sao ở trên sao lấy v=10^{5} mà ở dưới tính E lại lấy v=3\times10^{13} vậy bạn
Xin lỗi nha, chỗ này mình đánh thiếu dấu ngoặc ấy chứ không sai nha. Còn v là 3.10^13 nha bạn. 10^5 là v' là số sóng chứ không phải tần số nha.
 
  • Like
Reactions: huyenlinh7ctqp

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Halooo tất cả mọi người, sau một tuần dài đằng đãng thì mình cũng đã kết thúc phần một của Vỏ Nguyên tử, các bạn có trông ngóng phần tiếp theo không nè, riêng mình thì cảm thấy rất buồn vì không ai giải bài hết, tự soạn đề rồi tự làm à. Vì vậy để cổ dộng cho team Hóa tụi mình thì mọi người tham gia năng nổ hơn những topic tiếp theo nha, Chúc mọi người buổi tối vui vẻ.

Đây là bài giải mấy bài hôm trước.

Câu 3: Các mức năng lượng của Hidro được xác định bởi công thức sau:
En=−13,6n2eVEn=−13,6n2eVE_{n}=-\frac{13,6}{n^{2}} eV
Khi nguyên tử hidro bị ion hóa thì E=0 (khi đó n=∞∞\infty, electron thoát ra khỏi sức hút hạt nhân)
a, Tính năng lượng mức cơ bản của nguyên tử Hidro (n=1)
b, người ta xác nhận rằng có 4 vạch thuộc dãy Balmer trong quang phổ phát xạ của hidro (Các vạch ứng với sự nhảy của electron từ mức năng lượng 3,4,5,6 của H về mức thứ 2)
Tính độ dài bước sóng tương ứng. Cho biết:
h=6,626×10−34J.s−1h=6,626×10−34J.s−1h=6,626\times 10^{-34}J.s^{-1}
c=3,0×108m.s−1c=3,0×108m.s−1c=3,0\times 10^{8}m.s^{-1}
a, Năng lượng ứng với trạng thái cơ bản (n-1)
[tex]E_{1}=-\frac{13,6}{1^{2}}=-13,6eV[/tex]

b, Độ dài bước sóng các vạch:
Năng lượng của một photon ứng với sự nhảy của e giữa các mức n'>2 về n bằng 2 là
[tex]\varepsilon =h\nu =E_{n'}-E_{2}=-\frac{13,6}{n'^{2}}--\frac{13,6}{2^{2}}=13,6(\frac{1}{4}-\frac{1}{n'^{2}})[/tex]
ta có [tex]\varepsilon =hc/\lambda[/tex] ( theo J)
ta có công thức:
[tex]\lambda =\frac{6,626.10^{-34}.3.10^{8}}{13,6.1,6.10^{-19}.(\frac{1}{4}-\frac{1}{n'^{2}})}[/tex]
thay số liệu ta có bảng:
n'3456
[tex]\lambda[/tex] (nm)657487435411
[TBODY] [/TBODY]

Câu 4: Tính hằng số Ribe (RHRHR_{H} khi :
Bước nhảu của electron từ mức n=2 đến mức n=4 trong nguyên tử Hidro ứng với độ dài sóng λλ\lambda = 486,1 nm
Công thức Ribe:
[tex]\frac{1}{\lambda }=R(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})[/tex]

=> [tex]\frac{1}{486,1.10^{-9} }=R(\frac{1}{2^{2}}-\frac{1}{4'^{2}})[/tex]
=> R= [TEX]1,097.10^{7}m^{-1}[/TEX]
Câu 5: Năm 1888, Rydberg và Rizt đã phát hiện ra một công thức kinh nghiệm để xác định vị trí các vạch phổ hydrogen bằng sự hấp thụ ánh sáng:
[TEX]\frac{1}{\lambda }=R_{H}(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})[/TEX]
các dãy phổ:
các dãy phổ[TEX]n[/TEX][TEX]n'[/TEX][tex]\lambda[/tex], nm
layman13~100
layman1121
brackket41456
Ballmer3
[TBODY] [/TBODY]
Hoàn thành bảng trên.
Xét lãy layman:
Ta thấy [tex]\lambda[/tex] càng lớn chứng tỏ rằng năng lượng hấp phụ càng nhỏ và bước chuyển dịch e càng ngắn, ta thấy dãy layman trên có bước 121> ~100 (từ 3 về 1) từ đó suy ra bước chuyển của dãy layman phía dưới là từ 2->1
[tex]R=\frac{1}{\lambda }(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})^{-1}[/tex] thay vào bước chuyển 2 => R=0,01102 1/nm
do n<n' mà dãy balmer có bước chuyển các e mức năng lượng cao hơn 2 về 2, => n=2
ta có :
[tex]\lambda =\frac{1}{R(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})}=\frac{1}{0,01102(\frac{1}{2^{2}}-\frac{1}{3^{2}})}=655nm[/tex]
Tương tự với dãy brackket ta có:
[tex]\lambda =\frac{1}{R(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})}=\frac{1}{0,01102(\frac{1}{4^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})}\Rightarrow n'=\infty[/tex]
ta có bảng:

các dãy phổ[TEX]n[/TEX][TEX]n'[/TEX][tex]\lambda[/tex], nm
layman13~100
layman1 2121
brackket4 [TEX]\infty[/TEX]1456
Ballmer 23 655
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: thuyduongne113

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Halooo tất cả mọi người, sau một tuần dài đằng đãng thì mình cũng đã kết thúc phần một của Vỏ Nguyên tử, các bạn có trông ngóng phần tiếp theo không nè, riêng mình thì cảm thấy rất buồn vì không ai giải bài hết, tự soạn đề rồi tự làm à. Vì vậy để cổ dộng cho team Hóa tụi mình thì mọi người tham gia năng nổ hơn những topic tiếp theo nha, Chúc mọi người buổi tối vui vẻ.

Đây là bài giải mấy bài hôm trước.


a, Năng lượng ứng với trạng thái cơ bản (n-1)
[tex]E_{1}=-\frac{13,6}{1^{2}}=-13,6eV[/tex]

b, Độ dài bước sóng các vạch:
Năng lượng của một photon ứng với sự nhảy của e giữa các mức n'>2 về n bằng 2 là
[tex]\varepsilon =h\nu =E_{n'}-E_{2}=-\frac{13,6}{n'^{2}}--\frac{13,6}{2^{2}}=13,6(\frac{1}{4}-\frac{1}{n'^{2}})[/tex]
ta có [tex]\varepsilon =hc/\lambda[/tex] ( theo J)
ta có công thức:
[tex]\lambda =\frac{6,626.10^{-34}.3.10^{8}}{13,6.1,6.10^{-19}.(\frac{1}{4}-\frac{1}{n'^{2}})}[/tex]
thay số liệu ta có bảng:
n'3456
[tex]\lambda[/tex] (nm)657487435411
[TBODY] [/TBODY]

Công thức Ribe:
[tex]\frac{1}{\lambda }=R(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})[/tex]

=> [tex]\frac{1}{486,1.10^{-9} }=R(\frac{1}{2^{2}}-\frac{1}{4'^{2}})[/tex]
=> R= [TEX]1,097.10^{7}m^{-1}[/TEX]

Xét lãy layman:
Ta thấy [tex]\lambda[/tex] càng lớn chứng tỏ rằng năng lượng hấp phụ càng nhỏ và bước chuyển dịch e càng ngắn, ta thấy dãy layman trên có bước 121> ~100 (từ 3 về 1) từ đó suy ra bước chuyển của dãy layman phía dưới là từ 2->1
[tex]R=\frac{1}{\lambda }(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})^{-1}[/tex] thay vào bước chuyển 2 => R=0,01102 1/nm
do n<n' mà dãy balmer có bước chuyển các e mức năng lượng cao hơn 2 về 2, => n=2
ta có :
[tex]\lambda =\frac{1}{R(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})}=\frac{1}{0,01102(\frac{1}{2^{2}}-\frac{1}{3^{2}})}=655nm[/tex]
Tương tự với dãy brackket ta có:
[tex]\lambda =\frac{1}{R(\frac{1}{n^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})}=\frac{1}{0,01102(\frac{1}{4^{2}}-\frac{1}{n'^{2}})}\Rightarrow n'=\infty[/tex]
ta có bảng:

các dãy phổ[TEX]n[/TEX][TEX]n'[/TEX][tex]\lambda[/tex], nm
layman13~100
layman1 2121
brackket4 [TEX]\infty[/TEX]1456
Ballmer 23 655
[TBODY] [/TBODY]

Bạn ơi cho mình hỏi câu 3 chút nhé, theo tài liệu Cấu tạo chất và CSLT Hóa học của tác giả TS. Phạm Trần Nguyên Nguyên dạy tại ĐH KHTN TPHCM thì [tex]\Delta E[/tex] = Ef - Ei ( Năng lượng cần khi chuyển 1e có trạng thái năng lượng đầu Ei sang trạng thái có năng lượng Ef trong nguyên tử hydro)
[tex]\Delta E[/tex]=(-Rh/(n[tex]^{2}[/tex] f))-(-Rh/(n[tex]^{2}[/tex] i)= Rh(1/(n[tex]^{2}[/tex] i)-1/(n[tex]^{2}[/tex] f))
- Nếu ni>nf: photon phát xạ -> [tex]\Delta E[/tex] <0
- Nếu ni<nf: Hấp thụ năng lượng -> [tex]\Delta E[/tex] >0
Mình không biết là trong CT bạn quy đổi có khác không vì n' của mình chính là nf theo CT trên => ngược với CT bạn nên không biết sử dụng cái nào
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Bạn ơi cho mình hỏi câu 3 chút nhé, theo tài liệu Cấu tạo chất và CSLT Hóa học của tác giả TS. Phạm Trần Nguyên Nguyên dạy tại ĐH KHTN TPHCM thì [tex]\Delta E[/tex] = Ef - Ei ( Năng lượng cần khi chuyển 1e có trạng thái năng lượng đầu Ei sang trạng thái có năng lượng Ef trong nguyên tử hydro)
[tex]\Delta E[/tex]=(-Rh/(n[tex]^{2}[/tex] f))-(-Rh/(n[tex]^{2}[/tex] i)= Rh(1/(n[tex]^{2}[/tex] i)-1/(n[tex]^{2}[/tex] f))
- Nếu ni>nf: photon phát xạ -> [tex]\Delta E[/tex] <0
- Nếu ni<nf: Hấp thụ năng lượng -> [tex]\Delta E[/tex] >0
Mình không biết là trong CT bạn quy đổi có khác không vì n' của mình chính là nf theo CT trên => ngược với CT bạn nên không biết sử dụng cái nào
Thế này ạ, theo mình được học và từ tài liệu giáo khoa chuyên mà hầu hết ai học chuyên cũng dùng như một cuốn giáo khoa thì deltaE là năng lượng toả ra hoặc thu vào và nó sẽ luôn mang giá trị dương và n' >n ạ.
Nếu năng lượng từ n thấp đến n cao thì sẽ là năng lượng thu vào còn từ cao về thấp là năng lượng toả ra.
Hầu hết các sách mình đọc cũng quy ước như vậy.
Và trong hoá chuyên sẽ còn gặp nhiều vấn đề bất cập về dấu như năng lượng mạng lưới tinh thể, năng lượng pư hạt nhân, mô hình MO của NO... Chẳng hạn.
Mỗi nhà khoa học sẽ có một quy ước riêng. Chúc bạn học tốt.
 

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Một chút kiến thức cho phần này :D
TÍNH CHẤT KHÁC BIỆT CỦA CHUYỂN ĐỘNG ELECTRON
I: Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng
-Tính chất sóng :
[tex]E=\frac{hc}{\lambda }=h\nu[/tex]
(công thức ở trên nhé)
- Tính chất hạt :
[TEX]E=mv^{2}[/TEX]
[tex]\triangleright[/tex] Hạt photon chuyển động có tính chất sóng
=> ta có công thức tính bước sóng bước sóng de Broglie :

[tex]\lambda =\frac{h}{mv}[/tex]
  • Hạt vĩ mô : [tex]m\gg \rightarrow \lambda \ll [/tex]
  • Hạt vi mô : [tex]m \ll \rightarrow \lambda \gg [/tex]
[tex]\triangleright[/tex] Chuyển động của electron có tính chất sóng
II: Nguyên lý bất định Heisenberg
[tex]\Delta x\Delta V_{x}\geq \frac{h}{m}[/tex]
Trong đó:
[TEX]\Delta x [/TEX] : sai số tọa độ; [TEX]\Delta V_{x} [/TEX] : Sai số vận tốc

  • Hạt vĩ mô : [tex]m\gg \rightarrow \Delta \ll [/tex]
  • Hạt vi mô : [tex]m \ll \rightarrow \Delta \gg [/tex]
[tex]\triangleright[/tex] không thể xác định được thông số chuyển động của electron.
[tex]\triangleright[/tex] Cơ học newton không thể áp dụng nghiên cứu chuyển động hạt electron

__________________
Khoảng mai mình sẽ có bài tập cho phần này nha các bạn ^^
Chúc mọi người tối vui vẻ nha ^^
 

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Hallo mọi người, và hôm nay chúng ta sẽ có bài tập cho phần này nhé ^^
Chúc mọi người buổi tối vui vẻ

Bài 1:
Trong nguyên tử Hidro ở trạng thái cơ bản giả thiết bán kính trung bình của quỹ đạo electron là [TEX]0,53\times 10^{-10} m[/TEX]. Hãy tính độ bất định của vận tốc electron.
A: [TEX]\Delta V_{x} \geq 6,9\times 10^{5}m/s [/TEX]
B: [TEX]\Delta V_{x} \geq 6,9\times 10^{6}m/s [/TEX]
C: [TEX]\Delta V_{x} \geq 1,38\times 10^{6}m/s [/TEX]
D: [TEX]\Delta V_{x} \geq 1,38\times 10^{7}m/s [/TEX]

Bài 2: Hãy tính bước sóng của sóng vật chất liên kết với một máy bay có khối lượng 100 tấn bay với vận tốc 1000km/h và sóng liên kết của một electron có khối lượng là [TEX]9,1\times 10^{-31} kg[/TEX] chuyển động với vận tốc [TEX]10^{6}m/s[/TEX].
A: [tex]\lambda _{mb}=2,385\times 10^{-42}m [/tex] và [TEX]\lambda _{e}=7,2\times 10^{-10}m[/TEX]
B: [tex]\lambda _{mb}=4,770\times 10^{-42}m [/tex] và [TEX]\lambda _{e}=14,4\times 10^{-11}m[/TEX]
C: [tex]\lambda _{mb}=2,385\times 10^{-41}m [/tex] và [TEX]\lambda _{e}=7,2\times 10^{-10}m[/TEX]
D: [tex]\lambda _{mb}=4,770\times 10^{-41}m [/tex] và [TEX]\lambda _{e}=14,4\times 10^{-11}m[/TEX]
_____________________________
Hiện tại các bài mình đang làm đều rất cơ bản nha ^^
Mọi người nếu muốn làm bài nâng cao hơn thì nói mình nhé :D
 
  • Like
Reactions: thuyduongne113
Top Bottom