Sinh 12 Nguyên phân 3

trantran246

Học sinh
Thành viên
20 Tháng sáu 2017
30
12
21
23
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Chu kì nguyên phân của tế bào ruồi giấm là 11 giờ, thời gian thực hiện nguyên phân là 1 giờ. Tỉ lệ thời gian giữa các kì: kì đầu: kì giữa: kì sau: kì cuối là 3: 2: 2: 3. Khi hợp tử nguyên phân liên tiếp một số đợt, ở thời điểm 65 giờ 45 phút. Xác định số tế bào đang nguyên phân và số NST trong 1 tế bào?( ĐA: 32 tế bào, 16 NST đơn.)
2) Ở một loài có bộ NST 2n= 4. Ký hiệu A, a là cặp NST thứ nhất; B, b là cặp NST thứ hai. Bộ NST của tế bào loài này ở kì cuối của quá trình nguyên phân là( ĐA: AaBb)
3) Tế bào A có 2n= 8 nhiễm sắc thể nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tế bào B có 2n= 14 nhiễm sắc thể nguyên phân 4 lần liên tiếp. Hỏi trong trường hợp nào môi trường nội bào đã cung cấp số lượng nhiễm sắc thể nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu nhiễm sắc thể? (ĐA: Trường hợp ở tế bào A và nhiều hơn 38 nhiễm sắc thể.)
4) Một tế bào ở lớp đáy của biểu bì da người nguyên phân liên tiếp tạo ra một số tế bào mới có tổng số 736 nhiễm sắc thể. Số lần phân bào, số thoi phân bào được hình thành và phá vỡ trong quá trình đó là (ĐA: 4 lần phân bào và 15 thoi phân bào.
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
1) Chu kì nguyên phân của tế bào ruồi giấm là 11 giờ, thời gian thực hiện nguyên phân là 1 giờ. Tỉ lệ thời gian giữa các kì: kì đầu: kì giữa: kì sau: kì cuối là 3: 2: 2: 3. Khi hợp tử nguyên phân liên tiếp một số đợt, ở thời điểm 65 giờ 45 phút. Xác định số tế bào đang nguyên phân và số NST trong 1 tế bào?( ĐA: 32 tế bào, 16 NST đơn.)
Thời gian kì đầu: 1:(3+2+2+3).3=0,3 h
Thời gian kì giữa: 1:(3+2+2+3).2=0,2 h
Thời gian kì sau: 1:(3+2+2+3).3=0,2 h
Thời gian kì cuối: 1:(3+2+2+3).3=0,3 h
Khi hợp tử nguyên phân liên tiếp một số đợt, ở thời điểm 65 giờ 45 phút
65h45p : 11h =5.97(72)
=> Số lần NP đã hoàn thành là: 5 lần
=> Có 2^5=32 tb đang tham gia vào nguyên phân lần 6
Thời gian cho lần phân bào 6 là: 10,75 h
=> Thời gian thực hiện nguyên phân là: 0,75h
=> Các tế bào đang ở kì cuối
=> Tế bào ở kì cuối có bộ NST: 4n
=> Số NST trong 1 tb là: 16 NST
2) Ở một loài có bộ NST 2n= 4. Ký hiệu A, a là cặp NST thứ nhất; B, b là cặp NST thứ hai. Bộ NST của tế bào loài này ở kì cuối của quá trình nguyên phân là( ĐA: AaBb)
Câu này thắc mắc ở đâu nhỉ??
Bộ NST 2n kí hiệu AaBb
Ở kì cuối NST đã phân li hoàn toàn về 2 cực và tách ra làm 2 tb => Bộ NST giống tb ban đầu kí hiệu AaBb
3) Tế bào A có 2n= 8 nhiễm sắc thể nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tế bào B có 2n= 14 nhiễm sắc thể nguyên phân 4 lần liên tiếp. Hỏi trong trường hợp nào môi trường nội bào đã cung cấp số lượng nhiễm sắc thể nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu nhiễm sắc thể? (ĐA: Trường hợp ở tế bào A và nhiều hơn 38 nhiễm sắc thể.)
3, Áp dụng công thức tính số NST mt cung cấp: 2n(2^k-1)
Trong đó 2n là bộ NST, k là số lần nguyên phân
Bạn dùng công thức tính r so sánh kq và trả lời các câu hỏi đề bài yêu cầu nhé ☺
4) Một tế bào ở lớp đáy của biểu bì da người nguyên phân liên tiếp tạo ra một số tế bào mới có tổng số 736 nhiễm sắc thể. Số lần phân bào, số thoi phân bào được hình thành và phá vỡ trong quá trình đó là (ĐA: 4 lần phân bào và 15 thoi phân bào.
4, bộ NST của người 2n =46
Số tb con là 736:46=16tb hay 2^k=16 suy ra k=4
Số thoi phân bào được hình thành và phá vỡ áp dụng công thức: 2^k-1
Thay số r tính nhé ☺
 
  • Like
Reactions: Anhnguyen252003
Top Bottom