Trong tác phẩm “ CNCGNX” của ND, nhân vật Vũ Nương đc xây dựng như một người phụ nữ hiền diu, nết na, vừa đẹp người lại đẹp nết. Thế nhưng, hạnh phúc không mỉm cười với nàng, đẩy nàng vào vòng oan nghiệt, dồn ép nàng phải chọn con đường tự vẫn để giữ gìn phầm giá mà trong đó chàng Trương – người chồng mà nàng tin yêu nhất, lại chính là nguyên nhân gián tiếp gây ra bi kịch cuộc đời nàng.
Xuất thân từ gia đình giàu có nhưng ít học, lại có tính đa nghi, hay ghen, Trương Sinh đối với vợ lúc nào cũng phòng ngừa quá sức. Nhg vì thiết tha với mái ấm gđ, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, k từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa. Trớ trêu thay, cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra nạn binh đao, TS bị bắt đi lính. Vũ nương vì thiết tha vs mái ấm gia đình cho nên khi tiễn chồng ra nơi chiến trận, nàng chỉ mong ước chồng trở về bình an, không màng vinh hoa phú quý: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ,chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Bởi vì yêu sâu sắc đã khiến nàng tê tái khi đứng trước cảnh li biệt mà nói những lời đẫm lệ với những hình ảnh ước lệ, tượng trưng khiến người đọc không khỏi xúc động : “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú”. Cũng vì tình yêu và lòng thủy chung mà Vũ Nương đã vượt quâ khó khăn, bất chấp sự cách chia, gian khổ của cuộc đời. Chi tiết thể hiện rõ nhất lòng chung thủy của nàng chính là chiếc bòng. Một đêm vắng chồng, dưới ngọn đèn dầu, nàng trỏ vào bóng mình và nói với con đó là cha Đản. Chiếc bóng ấy là hình ảnh của nỗi nhớ thương dằng dặc, của nỗi trống trải cô đơn, của nỗi khát khao sum họp, đoàn tụ. Nhưng Vũ Nương nào có biết: chiếc bóng hàng đêm mà nàng gửi gắm tính yêu lại chính là nguyên nhân khuấy lên sóng gió cuộc đời nàng.
Đối với Vũ nương, cái bóng chỉ đơn thuần là cái bóng nhưng với bé Đản ngây thơ, non dại thì cái bóng là một người đàn ông. Khi cái bóng đến với Trương Sinh sau một thời gian xa cách, sau nỗi buồn mất mẹ, sau nỗi bực dọc vì con không nhận cha thì cái bóng ấy trở thành người thật. Người đàn ông đấy có nhiều điểm đáng ngờ “đêm nào cũng đến” ( hành động vung trộm, lén lút), “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi” ( họ đã quấn quít bên nhau), “nhg chẳng bao giờ bế Đản cả” ( hẳn kẻ gian phu không muốn sự có mặt của đứa bé). Vì vậy không lẽ gì có thể ngăn nổi cơn ghen tuông bùng phát ngầy càng mạnh mẽ của kẻ hay đa nghi như Trương Sinh. Hơn thế nữa, anh ta còn không đủ bình tĩnh và sáng suốt để phân tích lời nói vô lí của bé Đản. : “Ô hay! Ông cũng là cha tôi ư? Mà ông lại biết nói chứ không giống như cha tôi trước kia…” Cơn ghen mù quáng đã che lấp đầy lí trí của kẻ họ Trương. Dù Vũ Nương có tha thiết giãi bày, có hết lời phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, dù họ hàng làng xóm có hết lòng khuyên can và biện hộ cho nàng thì Trương Sinh cũng không hề đếm xỉa tới,mà chỉ một mực nghi oan cho vợ. Rồi từ chỗ “la um lên cho hả giận”, Trương Sinh đã mắng nhiếc, đuổi vợ đi. Phải chăng, xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán, với thói “trọng nam khinh nữ” bám chặt vào huyết quản đã dung túng,cho phép người đàn ông được quyền coi thường, rẻ rúng và đối xử thô bạo với người phụ nữ?
Không chỉ là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán, người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Cả cuộc đời Vũ Nương, chỉ vui thú nghi gia nghi thất vậy mà về làm vợ Trương Sinh, cuộc sống vợ chồng “sum họp chưa thỏa tình chăn gối,chia phôi vì động việc lửa binh”. Chiến tranh xa cách, mẹ già cũng vì thương nhớ con mà sinh bệnh rồi qua đời. Con thơ được sinh ra không biết mặt cha, vợ trẻ nhớ chồng chỉ còn biết trỏ vào bóng mình trên vách, bảo là cha của bé…Chính chiến tranh làm cho gia đình li tán, vợ chồng xa cách dẫn đến hiểu lầm. Cũng chính cái mối nghi ngờ không thể gỡ ra ấy của Trương Sinh đã trở thành nguyên nhân gây bất hạnh cho cuộc đời Vũ Nương. Nếu không có chiến tranh, Trương Sinh không bị bắt đi lính,thì đâu bé Đản không chịu nhận cha, thì đâu Vũ Nương phải chịu nỗi oan tày trời dẫn đến cái chết thương tâm. Rõ ràng, chiến tranh phong kiến đã gây ra cảnh sinh li và cũng góp phần dẫn đến cảnh từ biệt, làm tan nát bao nhiêu gia đình.
Thực chất, nỗi bất hạnh của Vũ Nương không phải bắt đầu ở tấn bi kịch này. Nỗi bất hạnh đến với Vũ Nương từ khi nàng chấp nhận cuộc hôn nhân với Trương Sinh. Từ đầu, ta đã nhận ra đây là một cuộc hôn nhân không bình đẳng. Vũ Nương vốn “ con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”, còn Trương Sinh muốn lấy được Vũ Nương chỉ cần “ nói với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Sự cách bức ấy cộng thêm cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ nam quyền phong kiến đã khiến cho Trương Sinh tự cho mình cái quyền đánh đuổi vợ không cần có chứng cứ rõ ràng. Trong những ngày làm dâu nhà họ Trương, Vũ Nương cũng đâu hạnh phúc hơn gì! Nàng phải luôn chịu đựng sự xét nét “phòng ngừa quá sức” của chồng.
Viết về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tác giả Nguyễn Dữ đã tố cáo, lên án xã hội bất công, vô nhân đạo,chà đạp lên quyền sống của con người. Đây cũng là tiếng kêu thương đầy nước mắt, là sự xót xa thương cảm của tác giả trước nỗi oan khiên mà người phụ nữ phải gánh chịu.