NGUYỄN MINH CHÂU

  • Thread starter hocmai.thaodinh
  • Ngày gửi
  • Replies 33
  • Views 8,446

H

hocmai.thaodinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bạn có suy nghĩ gì khi đọc những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu? Hãy cùng trao đổi nhé.

Riêng mình, mình không thích Mảnh trăng cuối rừng, có lẽ vì nó lãng mạn quá chăng - nhưng lại rất mê Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh... Mỗi lần đọc cứ cảm thấy có gì đó nghẹn lại trong lồng ngực, có thể đọc đi đọc lạimà không chán. Trong mỗi con người ẩn chứ biết bao nhiêu điều phức tạp, nhiều khi đứng ngoài nhìn vào ta không thể hiểu nổi những hành động của họ nhưng cáng suy nghĩ lại càng nhận ra sao giống mình đến vậy.
 
V

vananhkc

hocmai.thaodinh said:
Bạn có suy nghĩ gì khi đọc những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu? Hãy cùng trao đổi nhé.

Riêng mình, mình không thích Mảnh trăng cuối rừng, có lẽ vì nó lãng mạn quá chăng - nhưng lại rất mê Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh... Mỗi lần đọc cứ cảm thấy có gì đó nghẹn lại trong lồng ngực, có thể đọc đi đọc lạimà không chán. Trong mỗi con người ẩn chứ biết bao nhiêu điều phức tạp, nhiều khi đứng ngoài nhìn vào ta không thể hiểu nổi những hành động của họ nhưng cáng suy nghĩ lại càng nhận ra sao giống mình đến vậy.
Tại sao bạn lại không thích"Mảnh trăng cuối rừng"?
Mình thấy tác phẩm đó hay
Đọc Bức tranh mình không hiểu lắm
 
H

huongdiep

Em lại thích sự lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng, cái sự chân thực trong Chiếc thuyền ngoài xa....Thực sự văn Nguyễn Minh Châu khi đọc luôn có một cái gì đó lắng đọng trong em....Em thích văn Nguyễn Minh Châu lắm
 
H

hocmai.thaodinh

Hì, có lẽ tại cái tạng của mình không hợp lắm với những gì có vẻ lạng mãn, bay bổng quá. Mình không thích Mảnh trăng cuối rừng nhưng phải công nhận rằng đây là một truyện ngắn hay và ý nghĩa, nó cho người ta niềm tin, sự lạc quan ngay trong những hoàn cảnh gian nguy nhất - đó là cái mà mọi người rất cần trong hoàn cảnh đan rơi đạn nổ những năm chiến tranh ác liệt. Có điều "các nhân vật như được đặt trong một bầu không khí vô trùng" (nhận xét mình đọc được ở đâu đó) vì thế mình có cảm giác xa xôi hư ảo quá.
Đọc Bức tranh mình thấy gần gũi, đời thường hơn. Những day dứt dằn vặt của người họa sĩ cho thấy một tâm hồn đẹp và hướng thiện. Nguyễn Minh Châu viết thật chí lí, trong con người nào cũng có cả rồng phượng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ- có điều đã mấy ai dành thời gian để tự nhìn lại mình đâu. Ở vào địa vị của người họa sĩ có lẽ sẽ có không ít người dễ dàng quên đi câu chuyện xưa kia, quên đi người lính ngày nào bởi cái lí lẽ đã từng được chính họa sĩ đưa ra để biện minh: vì lợi ích của tập thể, của số đông nhưng ông đã không làm thế. Đó chính là điều đáng trân trọng của nhân vật này. Sự im lặng bao dung của người chiến sĩ năm nào cũng chính là điều khiến người họa sĩ trăn trở - và mình thấy cảm phục hơn những người lính trở về sau cuộc chiến tranh. Họ đã mất đi nhiều thứ nhưng không oán trách mà vẫn lặng lẽ cống hiến...
 
  • Like
Reactions: ruthenii
C

conu

Bức tranh hay mảnh trăng cuối rừng cũng đều là Nguyễn Minh Châu, nhưng 2 tp lại mang đến cho ta 2 cảm nhận hoàn toàn khác hẳn.
Một đằng, đó là cuộc chiến tranh nảy lửa, khốc liệt, hoàn cảnh khắc nghiệt, đất nước bị tàn phá bởi bom đạn, nhưng con người hiện lên lại thật đẹp, đẹp đến hoàn mĩ, ko tì vết, đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn, cả mối tình của 2 nhân vật cũng đẹp 1 cách lí tưởng.
Một đằng, cuộc sống đất nước trong những tháng ngày hòa bình lập lại, đất nước đã được đã được giải phóng, con người được giải phóng, thì tác giả lại thể hiện con người dưới bình diện đa chiều, có cả cao cả và thấp hèn, con người hiện ra ở những góc độ xù xì, góc cạnh, con người thật hơn và cũng Người hơn, cái quan trọng là con người ấy luôn biết phấn đấu hoàn thiện mình.
Giải thích điều này, Nguyên Ngọc từng nói, mình ko nhớ nguyên văn mà chỉ nhớ ý (diễn đạt theo cách của mình) :
Trong chiến tranh, con người phải hi sinh tất cả những cái thuộc về cá nhân để dành tâm lực cho chiến tranh, cho cái lớn lao cao cả, và thế là văn chương có xu hướng lãng mạn hóa khi miêu tả con người. Nhưng chiến tranh kết thúc, con người lại trở về với cuộc sống đời thường của hòa bình, con người trút bỏ cái lớp vỏ dày cộp của thời chiến tranh để trở về với con người thường nhật nhất, khi đó tất cả những cái tầm thường nhất cũng có thể được phơi bày, và thế là, người ta lại có xu hướng tìm về những gì là đời thường, là gần gũi, là thật nhất với chính mình. Và hai tác phẩm của cùng 1 Nguyễn Minh Châu ở 2 thời kỳ khác nhau đã bộc lộ sự thay đổi đó.
Nếu muốn hiểu tác phẩm, ta nên đặt vào bối cảnh mà nó sinh ra sẽ dễ cảm nhận hơn.
 
G

gocpho

mình cũng không thích Mảnh trăng cuối rừng cho lắm. tác phẩm đó đúng là lãng mạn quá, những chi tiết trong chuyện là rất tình cờ, nhưng tớ lại thấy cứ như là có bàn tay nào đó sắp đặt, thấy lí tưởng quá. và kịch quá.
 
H

hocmai.thaodinh

Cùng viết về chiến tranh nhưng khi bạn đọc "Mùa trái cóc ở miền nam" bạn sẽ thấy cái nhìn của Nguyễn Minh Châu ở tác phẩm này đã khác với "Mảnh trăng cuối rừng" và phần nào gần gũi hơn với "Bức tranh" - có lẽ đây chính là một trong những tác phẩm được coi là gạch nối giữa hai thời kì sáng tác của nhà văn này như Conu đã nói.
 
S

sunflower0610

minh` thấy chiêc sthuyền ngoài xa nội dung dẽ hiêu, phân tích cg~ dễ
thế thui^^!
 
K

kakas

hocmai.thaodinh said:
Cùng viết về chiến tranh nhưng khi bạn đọc "Mùa trái cóc ở miền nam" bạn sẽ thấy cái nhìn của Nguyễn Minh Châu ở tác phẩm này đã khác với "Mảnh trăng cuối rừng" và phần nào gần gũi hơn với "Bức tranh" - có lẽ đây chính là một trong những tác phẩm được coi là gạch nối giữa hai thời kì sáng tác của nhà văn này như Conu đã nói.

Chị cứ nêu toàn tác phẩm mà không được học, chẳng lẽ muốn khoe mình đọc nhiều?
Để nói cho đại đa số các mem tham gia chị nên liên hệ các tác phẩm được học trong nhà trường, vì không phải học sinh nào cũng có thể tìm mua và đọc các tác phẩm không có trong sách giáo khoa!
Bao nhiêu con người là bấy nhiêu cách cảm nhận về 1 tác phẩm. Tuy nhiên, ở đó nó vẫn hiện lên được tư tưởng chung nhất của tác phẩm!
Dẫu sao thì tác phẩm nếu không hay, không tiêu biểu đã không được đưa vào sách giáo khoa!
 
N

nutac98

theo mình thì trong mảnh trăng cuối rừng , nhân vật đã được lý tưởng hóa , anh hùng hóa đi rồi ... được đưa vào 1 môi trường vô trùng ...
Thực chất , Những truyện của Minh Châu dù là chiến tranh hay thời bình đều ẩn chứa những triết lý sâu sắc về cuộc đời và con người mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc . ĐÓ là 1 sự thống nhất chung trong văn chương của Nguyễn Minh Châu .
 
H

hocmai.thaodinh

kakas said:
hocmai.thaodinh said:
Cùng viết về chiến tranh nhưng khi bạn đọc "Mùa trái cóc ở miền nam" bạn sẽ thấy cái nhìn của Nguyễn Minh Châu ở tác phẩm này đã khác với "Mảnh trăng cuối rừng" và phần nào gần gũi hơn với "Bức tranh" - có lẽ đây chính là một trong những tác phẩm được coi là gạch nối giữa hai thời kì sáng tác của nhà văn này như Conu đã nói.

Chị cứ nêu toàn tác phẩm mà không được học, chẳng lẽ muốn khoe mình đọc nhiều?
Để nói cho đại đa số các mem tham gia chị nên liên hệ các tác phẩm được học trong nhà trường, vì không phải học sinh nào cũng có thể tìm mua và đọc các tác phẩm không có trong sách giáo khoa!
Bao nhiêu con người là bấy nhiêu cách cảm nhận về 1 tác phẩm. Tuy nhiên, ở đó nó vẫn hiện lên được tư tưởng chung nhất của tác phẩm!
Dẫu sao thì tác phẩm nếu không hay, không tiêu biểu đã không được đưa vào sách giáo khoa!
Mình đồng ý là sẽ liên hệ đến những tác phẩm trong chương trình học đề mọi người tiếp cận dễ hơn (những tác phẩm hay và tiêu biểu thì mới được đưa vào sách giáo khoa, nhưng cái gọi là hay và tiêu biểu ấy cũng thay đổi tùy vào quan niệm của từng thời kì :) ). Có điều không nhất thiết phải mua thì mới có sách đọc, chúng mình có thể mượn của bạn bè và nhất là ở thư viện, muốn viết sâu sắc về một tác phẩm thì không nên tự bó hẹp mình bằng những kiến thức được SGK cung cấp - đừng vội bảo nhau là khoe kiến thức :) dễ chạm tự ái lắm đó bạn.
Về Bến quê, mình thấy tác phẩm này mang chiêm nghiệm về cuộc sống, nếu không từng trải khó lòng mà nắm bắt hết được.
 
K

kakas

Dạ vâng! Nhưng U có biết là Việt Nam có bao nhiêu % dân số là nông dân ko?
Bao nhiêu thư viện của 1 huyện vài chục nghìn dân không?
Thực tình tôi chỉ muốn nói, nước mình nghèo! Và với học sinh ở quê thì SGK là chính, là chủ yêu. Và nếu tôi nhớ ko nhầm thì từ khi thi ĐH, CĐ 3 chung... Học sinh nông thôn đỗ với tỉ lệ cao hơn!
Và điều đó giải thích, chỉ cần học trong SGK cũng đã đủ, mở rộng nhiều khi chỉ làm vấn đề rối tung lên! Nhất là văn! Vấn đề chọn lọc để phân tích là cực kỳ quan trọng!
U có biết điều đó ko?
Và thêm nữa, các tác phẩm văn học đều có cách nhận riêng, cần từng trải mới cảm nhận sâu sắc hơn. Chắc không?
Ví dụ như U nói cần sự từng trải để nắm bắt hết tác phẩm: Vậy thì khi đọc "Làm đĩ" của Vũ Trọng Phụng thì sao nhỉ?
 
G

galaxy186


Nói thế cũng ko hẳn đúng đâu
Đúng là hs thành phố có đkien hơn hsở quê rất nhìu→ có nhìu cám dỗ và dễ sa ngã hơn
Nhg ko phải tất cả hs thành phố đều thế :p
CÒn học sinh ở nông thôn thì nói chính xác là "dân trí" thấp hơn
Các bạn ý ko nhận đc nhìu sự quan tâm đến chuyện học hành thi cử từ gia đình, từ hàng xóm, láng giềng,... từ dư luận XH như các bạn trên tp
CHo nên nhìu khi cơ hội đc học vs các bạn ấy là ít hơn

Nhg suy cho c`,ở đâu thì cũng có người chăm người ko
Ở đâu thì cũng có bạn học giỏi, học kém
Nhể ^^
Tranh cãi làm ji`
Tùy thuộc mỗi người thui ;)
 
G

galaxy186

À, nói thêm là tớ thik MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG của NMC
Nhất là khi đọc đoạn phân tích bài văn trong quyển SGK Làm văn 12 ^^
 
K

kakas

galaxy186 said:
CÒn học sinh ở nông thôn thì nói chính xác là "dân trí" thấp hơn

Theo U thì "dân trí" là gì? Và bao gồm những gì? U căn cứ vào đâu để đánh giá trình độ dân trí? Hãy trả lời tôi!


galaxy186 said:
Tranh cãi làm ji`
Tùy thuộc mỗi người thui ;)

Không gọi là tranh cãi mà người ta gọi là tranh luận! Tranh luận để đi đến ý tưởng thống nhất, còn tranh cãi thì không phải thế, tranh cãi luôn mang tính bảo thủ!
Và đồng ý với U, ai cũng có quan điểm của riêng mình, nhưng cái đúng thì luôn tồn tại và chúng ta cần phải tuân theo nó!
 
P

phuongkoyeu

văn NMC có cái gì đó rất lôi cuốn mình , mình thix nhất là MTCR , dù nhân vật Nguyệt đã được nhà văn lí tưởng hóa nhưng cái chất lãng mạn thì thật là tuyệt vời !
 
L

loveyou1990

Các bạn có ai biết tác phẩm '' Chiếc thuyền ngoài xa '' của Nguyễn Minh Châu ko?Mình nghĩ tác phẩm đó rất hay và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
 
S

sunflower0610

Mình học qua bài này lâu rùi
thật lòng mà nói thì mình ko thik văn NMC lắm
thấy nó cứ thía nào ý :-*
 
H

hocmai.thaodinh

Mình thấy Chiếc thuyền ngoài xa rất thú vị.Mình không được học tác phẩm này nhưng chỉ đọc một lần cũng khó quên được. người nghệ sĩ say sưa tìm kiếm vẻ đẹp, ngây ngất trước khung cảnh chiếc thuyền ngoài xa nhưng sự thật mà anh tình cờ khám phá đằng sau cái hình ảnh ấy mới là điều khiến anh trăn trở. Mỗi người có một lí lẽ riêng và quan niệm sống riêng. Đối với phụ nữ làng chài khốn khổ thì hạnh phúc của chị chính là việc chăm lo nuôi nấng được cho những đứa con của mình vì thế dù bị chồng ngược đãi chị vẫn không thể bỏ anh ta theo lời khuyên của người chánh án. Có lẽ chị hiểu rằng chính những nhọc nhằn trong cuộc sống đã khiến anh trở thành người như vậy.Còn Phúc, nó thương yêu mẹ nhưng chính vì thế mà trở nên căm ghét cha - cái nghịch lí ấy chưa có hồi kết dù hành động dại dột của nó đã bị chị gái phát hiệ và ngăn cản. Dù sao mình cũng tin rằng cậu bé ấy rồi sẽ hiểu ra nhữn phức tạp trong cuộc sống để có thể yêu thương và tha thứ.
 
H

hocmai.thaodinh

sunflower0610 said:
Mình học qua bài này lâu rùi
thật lòng mà nói thì mình ko thik văn NMC lắm
thấy nó cứ thía nào ý :-*
Mỗi người có một sở thích riêng mà, vậy bạn thích đọc tác phẩm của ai? Có thể chia sẻ cùng mọi người không?
 
Top Bottom