Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi
tìm con đường cứu nước mới ? Trình bày về quá trình hoạt động từ năm 1911 – 1930 và
những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
Thu Hà 1609Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại box Sử. Sau đây mình xin gửi đáp án tham khảo của mình!
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vì:
+ Người sinh ra trong tình cảnh đất nước vị thực dân Pháp xâm lược, đô hộ, nhân dân ta bị bóc lột nặng nề...
+ Nhiều phong trào đấu tranh, cải cách của nhân dân liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, bị thực dân Pháp đàn áp dã man.
+ Xuất phát từ tinh thần yêu nước, thương dân. Đau xót trước cảnh nhân dân sống trong cảnh bóc lột, Người đã ra đi tìm đường cứu nước.
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
+ 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng.
+ 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, đến năm 1919 thì gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
+ Ngày 18 – 6 – 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Versailles “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.
+ Năm 1920, Người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin. => Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – con đường cách mạng vô sản.
+ 25 – 12 – 1920, Người tham dự Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
+ 1921, Người cùng với một số người yêu nước của Angieri, Tuynidi, Maroc... lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để tập hợp tất cả những người dân sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Báo “Người cùng khổ” do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội.
+ Người còn viết các bài cho các báo Nhân Đạo (của Đảng cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn lao động Pháp)... và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản năm 1925).
+ Tháng 6 – 1923, Người đến Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10 – 1923) và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).
+ Ngày 11 – 11 – 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.
+ Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
+ Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21 – 6 – 1925.
+ Đầu năm 1927, tác phẩm “Đường Kách mệnh” gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các
lớp huấn luyện tại Quảng Châu được xuất bản.
=> Báo Thanh niên và tác phẩm “Đường Kách mệnh” đã trang bị lý luận luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.
+ 09 – 07 – 1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indonesia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông với tôn chỉ là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.
+ 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, nhằm tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra ở nhiều nơi (bãi công của công nhân than Mạo Khê, nhà máy cưa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng, ...)
+ 1930 Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Thành lập Đảng.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn