Người Quảng Bình

P

pit_pheromon

Đến với “2 cánh tay” kêu cứu

TT - Bức ảnh với dòng chú thích “Những cánh tay trổ mái nhà kêu cứu ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khi canô cứu nạn đi qua” (Tuổi Trẻ ngày 7-10) đã gây ấn tượng đặc biệt với bạn đọc.

Ngày 8-10, sau ba ngày chụp bức ảnh này, PV Tuổi Trẻ đã ngược dòng nước tìm lại người trong ảnh và nghe được câu chuyện thoát chết đầy cảm động. Hai cánh tay đó là của hai anh em ruột.

Bức ảnh cảm động với hai cánh tay kêu cứu của hai anh em Khánh và Linh trong phóng sự ảnh ngày 7-10-2010 của Tuổi Trẻ

Nước lũ vừa rút, hai anh em Khánh và Linh phải ra đồng giăng lưới kiếm cái ăn cho cả nhà - Ảnh: Hữu Khá

Sáng 6-10, chúng tôi cùng lên chiếc canô lao từ xã Sơn Trạch qua xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Đi tìm “hai cánh tay” kêu cứu

Khi đi qua một ngôi nhà bị nước ngập lút chỉ còn nóc, đoàn cứu nạn phát hiện trên mái nhà có hai cánh tay yếu ớt vẫy trong mưa kêu cứu. “Cứu người như cứu hỏa”, nhưng ngặt nỗi canô không thể cập vào căn nhà này vì gặp vô số vật cản. Để cứu được người bị nạn, đoàn đã quyết định quay canô lại một nhà dân có bè tre gần đó giao mì gói, nước và chỉ dẫn cho những người trong nhà này đến cứu.

Suốt hai ngày vật lộn với lũ, những cảnh tang thương cứ dồn dập hiện lên, nhưng hình ảnh hai cánh tay yếu ớt trên mái nhà mù mịt trong màn mưa cứ ám ảnh chúng tôi. Liệu người trong ảnh có sống sót qua cơn lũ dữ?

Sáng 8-10, chúng tôi trở lại vùng lũ Sơn Trạch, vừa đi vừa hỏi thăm có ai biết ngôi nhà trong ảnh ở đâu. Người ta chỉ về làng Cù Lạc nhưng người làng không thể nào nhận diện được ngôi nhà. Làng xóm sau khi lũ rút đã khác hẳn với biển nước mênh mông trong các bức ảnh. Đi hết làng Cù Lạc cũng đành chịu. Không bỏ cuộc, chúng tôi tìm qua làng Bắc Giang, xã Hưng Trạch cạnh đó. May mắn sao, chúng tôi đã tìm ra đúng ngôi nhà cần tìm.

Hai cánh tay huơ lên trong mưa lũ kêu cứu là của hai anh em ruột: Nguyễn Văn Khánh (15 tuổi) và Nguyễn Thị Thùy Linh (8 tuổi). Nhà đã hết sạch thức ăn nên sau khi nước vừa rút, Khánh và em gái đã ra đồng kiếm cá. Ông Nguyễn Văn Khanh, cha của Khánh và Linh, bảo: “Lũ rút rồi nhưng gạo cơm không còn. Thương con mấy ngày ni phải nhai sống mì gói nên hôm ni tui phải chạy xuống thị trấn mua ít gạo về nấu. Còn hai đứa nhỏ và vợ tui ra ruộng thả tay lưới kiếm chút thức ăn. Cả hai anh em chúng nó đều đang đi học nhưng lũ làm ướt hết sách vở nên chắc phải nghỉ học”.

Hai em Khánh và Linh trên cánh đồng ngập nước ở xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Cả ngày lặn lội trên đồng chỉ kiếm được một con cá nhỏ Ảnh: Hữu Khá

36 giờ đói rét trên mái nhà

Chiều 4-10, thấy con nước dữ dằn quá, ông Khanh đã đưa vợ và con nhỏ đi lánh nạn ở nhà bà con. Chập tối, khi ông cùng hai đứa con còn ở lại nhà là Khánh và Linh vừa ăn xong mấy vắt cơm nguội thì nước đã lên quá cao, không thể chạy đi đâu. Ông Khanh đưa hai con lên sàn gỗ trên mái nhà (người địa phương gọi là cái tra). Chăn màn đã ướt hết, ông chỉ kịp trùm chiếc áo cho hai con nhỏ và lấy túi nilông cho chúng chui vào đỡ lạnh.

Trong khi đó, nước mỗi lúc càng lên nhanh. Chỉ trong phút chốc nước đã ngập đến sát sàn gỗ. Trong lúc nguy cấp này, ông Khanh phải để hai con ở nhà một mình vì ông phải bơi qua xóm bên sơ tán cha mẹ già. Lo cho cha mẹ già xong, ông Khanh định quay về ngay với con nhưng dòng lũ chảy xiết quá, ông đành bó chân nhìn về nhà mình mà ruột nóng như lửa đốt.

Khánh nhớ lại: “Trước khi đi cứu ông bà nội, ba bồng hai anh em con lên ngồi trên sàn gỗ sát mái nhà nhưng áo con ướt hết. Chờ mãi vẫn không thấy ba về. Bé Linh lạnh quá run cầm cập. Đến nửa đêm khi thấy nước đụng đến chân, bé Linh sợ quá ôm con khóc thét lên. Con la lên kêu cứu nhưng trong đêm tối không ai nghe hết. Con gào được một lúc thì không còn hơi nữa nên nằm lăn ra”.

Gặp chúng tôi, bé Linh vẫn chưa hết hoảng sợ sau hai ngày đêm sống trên mái nhà. Giọng bé run run: “Con khiếp quá chú ơi. Đêm đó con khát quá, lại sợ chết nữa. Nước lên thêm chút nữa là anh em con chết rồi”. Chỉ có hai đứa nhỏ trên nóc nhà trong đêm tối đen đó, mưa gió bốn bề cùng nước lũ chảy xiết.

Rạng sáng, nghe tiếng động, hai anh em Khánh và Linh đẩy mạnh viên ngói và nhìn ra ngoài. Khi thấy một chiếc thuyền chạy qua, Khánh liền đưa tay vẫy kêu cứu nhưng không ai nghe thấy. “Đến gần trưa con nghe tiếng máy rù rù của chiếc canô nên bảo em con cùng thò tay ra kêu cứu. Vậy là một lát sau có người chống bè đem thức ăn tới cho hai anh em con. Người này bảo nước lũ đang rút và dặn anh em con ngồi yên tại chỗ chờ ba về”.

Sau hai ngày một đêm không về nhà được, ông Khanh tưởng sẽ không gặp lại con nữa. Khi về đến nhà nhìn thấy hai con đang nhai gói mì của đoàn cứu trợ, ông Khanh chỉ biết ôm con khóc nức nở.

HỮU KHÁ
 
C

chichchoecuoi

Cảm động quá.Hic
Mình xem thời sự cũng thấy có cảnh có hai cánh tay giơ lên vẫy vẫy.nhưng cứ nghĩ đó là của ngưòi lớn nhưng ko ngờ là của hai em nhỏ tuồi vậy.cũng may mà mọi nguòi nhìn thấy.đợt vừa ròi Quảng Bình chúng ta đã phải gánh chịu một cơn lũ nặng nề.Oqr chỗ mình cũng có 4 ngưòi đi rừng lúc đêm ngủ lũ tràn về đã kéo 4 ngưòi những ngưòi này đều có họ hàng anh em với nhau.Thật đáng thuơng tâm
:(:(:(:(
 
Q

qb_thuylinh

có tui đây nữa nek.thấy mấy tỉnh khak nhiều mà răng qb mình dân số ở đây ít ri hè?
 
M

master_qb

Người Quảng Bình ..!!

It's me.

Giới thiệu luôn nha:
Tui là: Phạm Quốc Trọng
Học sinh lớp: 10b1 trường THPT Ninh Châu Quảng Ninh QB <ninhchauqb.com>

Rất hân hạnh được làm quen với các bạn qua Y.M: Conmotsach_datinh_2008@yahoo.com

 
H

hoa_giot_tuyet

;))
ko bik trang này mà vào ;))
p/s: có ai bik e ở đâu ko, mik` toàn lừa thiên hạ :-j
 
C

cockepno

quang binh oiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
toi den day hjjjjjjjjjjjjjjjjj
cho to tham gia voi
 
O

ochuotqb

Tớ ở qb... đông hới................................ muốn làm quen nick ở dưới nhác ghi ;))
 
Z

zzcobala

mjh nam nay cung thi dh ne`, nhung o huế.
Có đồng hương QB nào o huế ko , lam wen cai'
 
V

vietngocwindir

Người Quảng Bình ..!!

It's me.

Giới thiệu luôn nha:
Tui là: Phạm Quốc Trọng
Học sinh lớp: 10b1 trường THPT Ninh Châu Quảng Ninh QB <ninhchauqb.com>

Rất hân hạnh được làm quen với các bạn qua Y.M: Conmotsach_datinh_2008@yahoo.com


Em là học sinh Ninh Châu à,anh cũng học Ninh Châu này. Anh học 12A3 khóa 06-09.
Em rủ thêm nhiều bạn vào trang này mà học,cũng thú vị lắm đó,quen dc nhiều bạn.

zzcobala said:
mjh nam nay cung thi dh ne`, nhung o huế.
Có đồng hương QB nào o huế ko , lam wen cai'
Anh cũng học ở Huế này,em năm nay thi Huế à,cố lên nhé^^
 
Z

zzcobala

Anh vietngocwindr học dh ngoại ngữ Huế ah, anh học khoa gj thế. E cung dinh thi dh ngoại ngữ Huế khoa sư phạm Anh ne`.
Anh em mjh làm wen nha:)
 
D

duongtuanqb

Quảng Bình miềng ở đây thì nhiều, thấy có mấy người làm Mod, mem vip, trưởng nhóm chi chi đó ak` đó ak`
đọc bài "Người Quảng Bình và giọng nói xứa Quảng" để biết thêm về "Người Đồng mình" ny` :d

-------
Đã bao giờ bạn phải khóc trước một câu hát, đã bao giờ bạn ngậm ngùi khi nhớ một giọng quê? Riêng tôi, tôi đã nhớ, đã thèm đến cháy bỏng một câu nói "răng, rứa, mô, tê" quen thuộc quê mình khi sống giữa chốn Hà thành đô hội. Giọng xưa Quảng, hai tiếng ấy quá dỗi thiêng liêng, trìu mến. Tiếng quê mà xa ai cũng nhớ, nghe lại bồi hồi.

Người miền Bắc bảo: Giọng Quảng Bình nghe nó cứ nằng nặng làm sao ấy. Không nặng sao được một khi nó là lời ăn tiếng nói hàng ngày của những người dân miền Trung lam lũ, khắc khổ, một nắng hai sương lặn lội với hạt lúa, củ khoai.

Phải chăng trong tiếng nói của người miền Trung chất chứa cái nắng, cái gió, dữ dội, khắc nghiệt của thời tiết? Tiếng nói ấy mang theo cả nỗi nhọc nhắn nhưng nó cũng bình dị, chân chất mộc mạc như chính những con người nơi đó.

Nhưng rồi cũng sẽ có lúc người miền Bắc phải thốt lên "Giọng Quảng Bình tuyệt vời" .Người con xứ Quảng xa quê, mỗi người một việc bộn bề hối hả trong dòng đời ngược xuôi của phố phường Hà Nội, Sài Gòn... Nhưng dù ở đâu, làm gì khi mỗi chiều bất giác được nghe câu hát xứ Quảng vang lên. hộ lại xao xuyến, bâng khuâng. Những câu hát như xua tan bao mệt nhọc của một ngày lao động vất vả, nó như hối thúc, cổ vũ họ bước tiếp trên con đường tương lai, bới trước mắt họ là quê hương là những ngày nghỉ phép quây quần bên mâm cơm gia đình, cười rộn rã trong âm điệu "răng, rứa, mô, tê" thân thuộc.

Năm tháng chảy trôi, hời gian không trở lại. Mọi thứ đều có thể đổi thay, con tạo vẫn xoay. Nhưng giọng Quảng Bình thì cứ vẫn luôn ấm áp, nằng nặng.
Tôi là một con người xứ Quảng, xa đồng lúa quê hương ra thành phố làm việc. Những ngày đầu, thật vất vả lắm tôi mới làm quen được với bạn bè cùng trang lứa, cũng bởi giọng Quảng.

Bạn bè tôi nhiều đứa bảo: "Chuyển giọng Bắc cho dễ nghe". Tôi lắc đầu, cười mỉm: "Cứ nghe dần rồi quen".
Cũng không ít người con xứ Quảng, đi những vùng quê khác nhau họ đã phải đổi giọng để thuận lợi cho học tập, giao tiếp. Nhưng thật đáng buồn có người lúc trở về sống giữa quê nhà mà "cố quên" đi giọng điệu của quê, bi bô thích thú với giọng Bắc, giọng Nam. Họ sống giữa quê hương, trò chuyện với người thân bằng thứ giọng lạc lõng, lơ lớ. Họ đâu biết rằng trong ánh mắt của người thân, lúc ấy ẩn giấu một thoáng buồn.


Riêng tôi, tôi rất hãnh diện về giọng nói đặc trưng quê mình. Tôi tự tin bước vào đời bởi hành trang của tôi không chỉ là học vấn, tri thức mà còn có cả giọng Quảng Bình- là tất cả những thương yêu của ông bà, bố mẹ, những người hàng xóm chân tình nơi quê nhà xứ Quảng.

Thân,
một người con xứ Quảng
 
G

giotbuonkhongten

Người Quảng Bình tự hào nhá.

Phạm Thái Sơn (Trường THPT số 2 Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) thủ khoa 29,5 khối B Y Dược Huế

oMình ở Đồng Nai, bạn này là em của đứa cùng lớp
 
C

cuncon_tutin_dangyeu

không biết có trang này,em cũng là người Quảng Bình nè
rất vui được làm wen với mọi người
 
T

thocon_blue

Hi.Mọi người. cho mình 1 chân nhé, mình đến từ Bố trạch nè. Rất vui khi được làm quen với các bạn đồng hương.:)
 
Top Bottom