Sử Người phụ nữ 'không thể chìm'

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khi tàu Titanic đâm phải tảng băng trôi, nữ tiếp viên Violet Jessop giúp hành khách lên xuồng khẩn cấp rồi quay lại cabin.
Đến khi được cấp trên yêu cầu rời khỏi con tàu đang chìm, Jessop, 24 tuổi, mới lên xuồng khẩn cấp cùng các hành khách khác. Trong cơn hỗn loạn, cô được trao cho một em bé mà cô không biết tên. Ngày hôm sau, khi những người sống sót trong vụ đắm tàu Titanic tập trung trên tàu RMS Carpathia, một phụ nữ lấy đứa bé khỏi tay Jessop mà không nói một lời nào.

142705-violet-jessop-titanic-1500-1569576033.jpg

Violet Jessop vào năm 1915. Ảnh: Wiki.
Đó không phải là hành trình phiêu lưu trên biển đầu tiên của Jessop. Năm 17 tuổi, cô nộp đơn xin làm tiếp viên tàu Royal Mail Lines nhưng ban đầu bị từ chối với lý do cô quá trẻ và quá xinh đẹp. Cuối cùng, cô vẫn được nhận nhưng được yêu cầu tránh trang điểm và ăn mặc giản dị. Tuy nhiên, Jessop sau đó bị sa thải vì từ chối sự ve vãn của thuyền trưởng.
Điều đó không cản bước cô tiếp tục làm việc trên các con tàu. Jessop được công ty vận tải biển Anh White Star Line thuê và trong vài năm sau, cô sống sót không chỉ trong vụ chìm tàu Titanic mà còn cả hai thảm họa hàng hải khác, khiến cô được đặt biệt danh "người phụ nữ không thể chìm".
Jessop sinh ra và lớn lên ở Argentina, có bố mẹ là người Ireland nhập cư, từng mắc bệnh lao khi còn nhỏ. Bố mẹ Jessop có 9 con nhưng chỉ 6 người sống đến tuổi trưởng thành.
Công việc tiếp viên trên tàu của Jessop không dễ dàng: cô làm việc 17 giờ mỗi ngày với số tiền chỉ hơn hai bảng mỗi tháng – bằng 2/3 giá vé hạng ba trên tàu Titanic. Tuy nhiên, Jessop yêu thích công việc, coi nó như một cách đi du lịch và khám phá những vùng đất mới.
Năm 1911, Jessop làm việc trên tàu RMS Olympic khi nó va chạm với một tàu chiến Anh. Mặc dù bị thủng một lỗ trên thân tàu, Olympic vẫn tự di chuyển được về cảng, nhưng Jessop sau đó không tiếp tục làm tiếp viên trên tàu này.
Cô được chuyển sang tàu mới nhất của White Star Line, Titanic. Jessop có mặt trên hành trình đầu tiên của con tàu băng qua Đại Tây Dương vào tháng 4/1912. Điều kiện làm việc trên Titanic tốt hơn so với Olympic. Bác sĩ trên tàu khá quan tâm đến Jessop và giúp cô tránh được những người theo đuổi gây khó chịu và những kẻ quấy rối tình dục.

800px-RMS-Titanic-3-6823-1569576034.jpg

Tàu Titanic rời khỏi Southampton ngày 10/4/1912. Ảnh: Wiki.
Vài ngày sau khi khởi hành, tàu Titanic đâm phải một tảng băng ở Bắc Đại Tây Dương và chìm trong vài giờ, khiến hơn 1.500 trong số khoảng 2.224 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng.
Dù trải qua thảm họa kinh hoàng, Jessop vẫn không đổi nghề, một phần vì lý do sức khỏe. Thời thơ ấu, cô từng bị xuất huyết phổi và bệnh ban đỏ khiến cô luôn cần không khí trong lành. Vì vậy, "bất chấp nỗi sợ hãi, tôi vẫn chọn biển", Jessop nói.
4 năm sau, Jessop lại rơi vào một thảm họa trên biển khác. Cô được đào tạo làm y tá cho Hội Chữ thập đỏ và làm việc trên một tàu khác của White Star Line là HMHS Britannic, đã được chuyển đổi thành tàu bệnh viện vào tháng 11/1916. Một vụ nổ đã làm 30 người thiệt mạng và đánh chìm con tàu trong vòng một giờ.
Jessop lên xuồng cứu sinh nhưng suýt chết khi xuồng bị hút vào chân vịt của con tàu đang chìm. Cô nhảy xuống nước và đầu đập vào thân tàu, khiến cô bị nứt xương sọ và thường xuyên đau đầu.
Không khuất phục trước các thảm họa, Jessop tiếp tục làm tiếp viên và y tá trên các con tàu cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1950. Bà qua đời vào năm 1971 ở tuổi 83 vì bệnh tim.
Vài năm sau khi nghỉ hưu, Jessop cho biết bà nhận được cuộc gọi từ một phụ nữ hỏi có phải bà đã cứu một em bé trong đêm tàu Titanic bị chìm hay không. "Đúng vậy", Jessop trả lời. Người phụ nữ kia đáp "tôi là đứa bé đó" rồi bật cười và cúp máy.
John Maxtone-Graham, người hỗ trợ Jessop viết hồi ký, cho rằng đó có thể là một người gọi điện để đùa giỡn bà. Tuy nhiên, Jessop nói rằng bà chưa từng kể với ai việc bà đã cứu một đứa bé. Dù vậy, hồ sơ cho thấy em bé duy nhất trên xuồng cứu sinh 16 mà Jessop đã đi là Assad Thomas, được trao cho cô gái có tên Edwina Troutt và sau đó đoàn tụ với mẹ trên tàu Carpathia.
Không rõ cô gái gọi điện có thật sự là người sống sót qua thảm họa Titanic hay không, nhưng người đó không bao giờ liên lạc lại với Jessop.
Phương Vũ (Theo Ozy)
 

ღ๖ۣۜPɦυσηɠℓĭηɦღ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng mười một 2019
1,241
1,487
211
16
Thanh Hóa
THCS thiệu chính
Số phận bi đát của bộ ba con tàu hạng sang nổi tiếng trong lịch sử thế giới
Bộ ba con tàu hạng sang nổi tiếng của hãng White Star Line (Olympic, Titanic và Britannic) được đóng ở cảng Belfast, Ireland, và đều "bị dớp" khi gặp nạn ngoài khơi; trong đó có vụ tai nạn hàng hải thảm khốc nhất lịch sử nhân loại là vụ CHÌM TÀU
Con tàu mang tên Olympic là tàu đầu tiên thực hiện chuyến đi vượt biển, hoạt động trong những năm 1911 - 1935. Suốt chiến tranh thế giới thứ 1, con tàu này được sử dụng để chở binh sĩ.
Đây là con tàu gặp nạn nhẹ nhất trong 3 con tàu. Ngày 10/9/1911, Olympic va chạm với tàu chiến Anh HMS Hawke ngoài Đảo Wight. Con tàu bị hư hại và được mang trở lại Belfast để sửa chữa. Ở thời điểm đó, hãng phải tạm ngừng công đoạn hoàn thiện tàu Titanic để ưu tiên chỗ cho Olympic. Một chân vịt của Titanic cũng được sử dụng thay thế vào tàu Olympic.

Tàu Titanic (phải) được di dời khỏi ụ tàu để có chỗ cho tàu Olympic đang cần phải thay một chân vịt ở cảnh Belfast, Ireland (Ảnh: Wikipedia)
Năm 1914, Olympic đã cứu các thuỷ thủ đoàn tàu Audacius gặp nạn do trúng phải thủy lôi Đức ngoài khơi bờ biển Donegal, Ireland. Sau đó, con tàu này được mệnh danh là "Cụ già cao thủ".
Năm 1935, hãng White Star Line sáp nhập với Cunard Line và Olympic bị loại thẳng tay khỏi dịch vụ. Con tàu xa hoa này được tháo dỡ và cuối cùng chỉ còn lại đống sắt vụn.
Tháng 5/1911, tàu Titanic được hạ thủy sau 2 năm xây dựng. Đây là con tàu mà hãng White Star Line gửi gắm vào đó tham vọng thống trị tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương.
Tháng 4/1912, con tàu thực hiện chuyến vượt biển đầu tiên và cũng là chuyến đi cuối cùng khi đâm vào một tảng băng trôi, khiến 1.500 người thiệt mạng. Thảm họa Titanic được xem là một trong những vụ tai nạn hàng hải thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

Thảm họa Titanic là tai nạn hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử, giết chết hơn 1.000 người (Ảnh: Internet)
Năm 1914, tàu Britannic được hạ thủy và thực hiện chuyến đi đầu tiên vào năm 1915. Đây là con tàu to nhất trong bộ 3 con tàu mà hãng White Star Line đã hy vọng sẽ thay thế được con tàu Titanic.
Tuy nhiên, số phận của Britannic cũng không khác gì 2 con tàu trước đó. Ngày 21/11/1916, Britannic phát nổ ngoài khơi đảo Kea, Hy Lạp, khiến 30 người tử vong.
Nạn nhân hi hữu thoát chết trong cả 3 vụ tai nạn tàu của White Star Line
TÀI TRỢ
Trong cả 3 vụ chìm tàu hạng sang nổi tiếng trong lịch sử, có một người phụ nữ may mắn 3 lần thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Đó chính là Violet Constance Jessop (1887 - 1971). Sau này, bà được người ta nhớ tới với cái tên "Quý bà không thể chìm".
nguoi-dan-ba-khong-the-chim-2.png

Chân dung Violet Jessop - người đàn bà không thể chìm (Ảnh: Internet)
Năm 1910, Violet làm thuê trên con tàu Olympic của White Star Line. Khi đó, cô mới chỉ ngoài 20 tuổi và rất yêu thích công việc này, dù tiền lương không phải nhiều. Ai ngờ con tàu sang trọng nổi tiếng thế giới này lại gặp tai nạn khi va chạm với một tàu khác trên biển. Mặc dù không ai thiệt mạng, nhưng đây được xem là khởi đầu cho vận xui của Violet với hãng tàu này.
Sau tai nạn đó, Violet Jessop thay đổi công việc. Đến năm 1912, khi tàu Titanic được đưa vào hoạt động, cô được mời làm việc ở Titanic do đã có kinh nghiệm trước đó. Lần này, Violet lại may mắn trong thảm họa hàng hải kinh khủng nhất lịch sử này. Vụ tai nạn này luôn ám ảnh Violet cho tới khi qua đời.
Đêm 14/4/1912, sau khi con tàu đâm vào tảng băng trôi khiến ai nấy đều hoảng hốt. Giữa lúc hỗn loạn, cô đã được người lạ đẩy xuống thuyền cứu sinh và giao trọng trách trông coi một đứa trẻ. Sau đó, bà và những người trên xuồng cứu hộ được tàu Carpathia đưa vào đất liền.
Sau 2 vụ thoát chết khỏi tai nạn tàu thủy, ký ức về những lần chết hụt vẫn còn ám ảnh Violet không khiến cô dừng công việc phục vụ trên tàu. Quá yêu thích việc này, Violet lại đảm đương nhiệm vụ y tá trên con tàu Britanic.
nguoi-dan-ba-khong-the-chim-8.jpg

Britanic là con tàu lớn nhất, được kỳ vọng sẽ thay thế Titanic (Ảnh: Wikipedia)
Năm 1916, trong sự cố phát nổ của tàu Britanic, Violet đã nhảy xuống biển nhưng bị va đập mạnh vào mảnh vỡ của tàu. May mắn thay, một chiếc xuồng gần đó đã cứu sống cô.
3 lần liền, Violet Jessop đã thoát chết kỳ diệu trong gang tấc sau các vụ tai nạn tàu của White Star Line. Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tuc công việc yêu thích bằng việc phục vụ cho một con tàu du lịch của hãng Red Star Line. Ở đây, những chuyến đi biển của bà diễn ra rất thuận lợi.

Sau 3 tai nạn tàu White Star Line, Violet phục vụ trên tàu du lịch của hãng Red Star Line tới khi về hưu ở tuổi 60 (Ảnh: Internet)
Bà về hưu khi bước qua tuổi 60 và qua đời vì bệnh tim ở tuổi 84.
 
Top Bottom