Văn 12 Người lái đò sông đà NLVH

Lý Kim Ngân

Học sinh
Thành viên
5 Tháng hai 2018
169
174
46
19
Bình Thuận
THCS Tân Nghĩa
  • Like
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Đề 15': Vì sao nói hình ảnh con sông Đà trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân giống hình ảnh con người ?
Lý Kim Ngânc tham khảo ạ
HƯỚNG DẪN
I. MỞ BÀI:

Nêu vấn đề, dẫn ý kiến vào (bằng lí luận)
“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh.”
(Ca dao Tây Bắc)
Lời bày tỏ của người dân Tây Bắc cho chúng ta hình dung, sự hiểm trở, khắc nghiệt giữa lòng con sông Đà, tạo sự giao lưu qua lại giữa con người với con người quả là khó khăn. Nhưng đẹp thay, hình ảnh người lái đò đã thực sự làm chủ hoàn cảnh, làm chủ bản thân đã chinh phục thiên nhiên, vượt qua bao thác ghềnh nguy hiểm đưa con thuyền về bến đậu suốt mười năm trên sông nước Đà Giang, mãi mãi là vẻ đẹp đáng quý của ông lái đò trong bài kí “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Có ý kiến cho rằng: “Trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc, ông đò là vị chỉ huy trí dũng tuyệt vời”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh, ông đò là người nghệ sĩ có “tay lái ra hoa”. Cần bình luận các ý kiến trên để có một cái nhìn đúng đắn và toàn diện về ông lái đò.
II. THÂN BÀI:
1.Vài nét về tác giả, tác phẩm:
1.1. Khái quát về tác giả:

- Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tài hoa, uyên bác bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Cuộc đời sáng tác của ông là đi săn tìm cái đẹp. Cho nên, trong con mắt của tác giả, mọi đối tượng thiên nhiên và con người đều tồn tại trên phương diện thẩm mĩ, lấy cái đẹp làm tiêu chuẩn.
- Trên hành trình đi tìm cái đẹp và thể hiện cái đẹp, cùng với cách mạng và đất nước, tuy vẫn là một phong cách, một thi pháp, nhưng ngòi bút Nguyễn Tuân có sự trưởng thành. Nếu trước năm 1945, cái đẹp trong văn chương của ông là cái đẹp của một thời vang bóng, của quá khứ, là đối tượng và sự bất hòa với xã hội thuộc địa phong kiến đương thời thì cái đẹp ấy trong giai đoạn sau gắn liền với cuộc sống và con người hiện tại. Cái đẹp khác thường, cái đẹp phi thường đã trở nên cái bình thường. “Người lái đò sông Đà” rất tiêu biểu cho hai phương diện vừa nêu.
1.2. Khái quát về tác phẩm:
- “Người lái đò sông Đà” được in trong tập kí “Sông Đà” (1960), đây là một tác phẩm tùy bút có giá trị rất sâu sắc cả về văn học và xã hội. Tác phẩm này là kết quả của nhiều dịp mà Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đến với Tây Bắc không phải để thỏa mãn những “cơ hội giang hồ”, mà nhà văn đi tìm cái đẹp, “cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công việc, xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền” (Nguyễn Tuân). Vì vậy cảm hứng chủ đạo trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” là ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân, những người lao động thầm lặng, vô danh mà vĩ đại, phi thường. Cảm hứng ấy được thể hiện thật độc đáo qua vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà không chỉ trí dũng tuyệt vời, mà còn là một nghệ sĩ rất mực tài hoa trong công việc lao động sông nước, trong nghệ thuật leo thác vượt ghềnh của mình.
2. Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà:
2.1. Khái quát:

- Trong tác phẩm, nhà văn xây dựng hai nhân vật đó là con sông Đà và người lái đò trên dòng sông ấy. Đó là một dụng ý nghệ thuật cao tay của bậc tu tử tài hoa. Bức tranh thiên nhiên dữ dội, con quái vật hiểm ác, kẻ thù số một kia chỉ là phông nền để tác giả tô vẽ, ngợi ca, tôn vinh sức mạnh kì vĩ của con người. Vì thế, hình tượng người lái đò sông Đà được nhà văn xây dựng như một dũng tướng tài ba, là một nghệ sĩ lão luyện trong nghề chèo đò vượt thác.
- Vốn dĩ xuất thân từ núi rừng nên ông lái gắn bó chặt chẽ với cuộc sống nơi đây. Ông sinh ra trên bờ sông Đà, dòng sông thác lũ đó là nguồn nuôi sống cho ông ngay từ khi còn để trỏm. Cho đến cuộc sống sau này, cuộc đời ông vẫn là những hành trình leo thác, vượt sông, hình như con người và thiên nhiên gắn bó mật thiết cho nên khi đã nghỉ đò mà ông vẫn nhớ về thác lũ và trận địa đá trên sông.
- Trên dòng sông Đà, người lái đò xuôi ngược cả trăm lần. Dòng sông với ông “như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”. Ông hiểu được quy luật của các dòng nước, đóng đinh vào trí nhớ của mình từng con thác, xoáy nước, luồng lành, luồng dữ, cửa sinh, cửa tử; thông minh, gan dạ, hoạt bát, tự tin như một dũng tướng trong trận đồ bát quái, đưa người và hàng vượt qua 73 con thác đến đích an toàn. Con người ấy được ví như “thứ vàng mười” nhưng lại là một tay nhà đò nghèo khổ, tay lêu nghêu như cái sào, chân lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng, giọng ồn ào như tiếng thác nước mặt ghềnh sông, nhỡn giới vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù. Thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun, khuôn mặt khắc khổ in hằn dấu vết của công việc đầy gian nan, nguy hiểm. Ông là một nhân vật không tên, vì ông là đại diện cho bao nhiêu con người trên đất nước Việt Nam ngày đêm âm thầm, cần mẫn trong lao động, không ngừng phải đối diện với thiên tai địch họa để giành lấy sự sống và bảo vệ quê hương đất nước. Nhờ đó mà hình tượng trở nên lớn lao, kì vĩ.
2.2. Người lái đò là người rất mực trí dũng và bản lĩnh:
Để làm nổi bật phẩm chất này, Nguyễn Tuân đã có dụng ý nghệ thuật sâu xa là để cho người lái đò xuất hiện trên một hoàn cảnh đầy thử thách, khốc liệt. Nguyễn Tuân khẳng định “Ông muốn ghi cái đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà”. Nhà văn đã mô tả một cách chân thật vừa trân trọng, vừa yêu thương, vừa cảm phục nhân vật ông lái đò vô cùng hiên ngang, trí dũng trong cuộc chiến đấu với những thác nước, đá sông đầy hung dữ, nguy hiểm. Cuộc vượt thác, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân diễn ra như một cuộc thủy chiến dữ dội có nhiều hồi, nhiều đợt, mỗi đợt lại có những thử thách ác liệt khác nhau, dòng sông bày ra những thạch trận hiểm hóc khác nhau: “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục trong lòng sông…để vồ lấy con thuyền. Đá bày ra thạch trận trên sông với những boongke chìm và pháo đài nổi, phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác”. Kho từ vựng giàu có và vốn kiến thức văn hóa khoa học phong phú, uyên bác như quân sự, võ thuật, thể dục thể thao, điện ảnh….của Nguyễn Tuân được dịp huy động để miêu tả cuộc thủy chiến ác liệt giữa người lái đò và sóng thác sông Đà: “Sóng nước thúc gối vào bụng và hông thuyền…có lúc chúng đội cả thuyền lên…sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất”. Có lúc tưởng như ông lái đò sẽ bị con thủy quái sông Đà vô cùng hung bạo ấy ngấu nghiến nuốt chửng. Trước sức mạnh của kẻ thù số một của con người, ông lái đò vẫn không hề nao núng, trái lại vẫn bình tĩnh chủ động chiến đấu một cách dũng cảm đầy mưu trí như một vị chỉ huy tài trí tuyệt vời, điều khiển con thuyền lần lượt vượt qua các thác ghềnh như “Phá cái trận đồ bát quái của dòng sông hung bạo”…. “Dòng nước hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông Đà”. Nhưng người lái đò vẫn “Cưỡi lên thác sông Đà…đến cùng như cưỡi hổ”. Hình ảnh ông đò gợi nhớ câu chuyện Võ Tòng đả hổ trong thiên tiểu thuyết “Thủy hử” nổi tiếng của Trung Quốc. Có được cái tư thế hào hùng Võ Tòng đó, người lái đò sông Đà Việt Nam không chỉ có bản lĩnh của sức mạnh lòng dũng cảm mà còn có cả trí thông minh tuyệt vời…trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc của con sông Đà nơi đây!
2.3. Người lái đò tài hoa nghệ sĩ:
Ông lái đò còn là người rất mực tài hoa, có phong thái ung dung, pha chút nghệ sĩ. Sóng, thác sông Đà rất khắc nghiệt, chỉ cần người lái đò một phút thiếu chính xác, khinh suất, nhỡ tay, hoa mắt là có thể phải trả giá bằng cả chính sinh mạng của mình. Nhưng sóng, thác sông Đà dù có hung dữ đến đâu, cũng bị khuất phục trước người lái đò trí dũng đó. Bởi người lái đò là một nghệ sĩ có kĩ nghệ chở đò rất kỳ diệu. Nghệ thuật ấy được biểu hiện rõ nhất ở khả năng nắm chắc các quy luật tất yếu của dòng sông Đà, nhờ thế mà người lái đò ở tư thế chủ động, tự do, người chiến thắng. Ông lái đò đã nắm chắc mọi quy luật của dòng sông. Lúc thì “Ông cưỡi thác nắm lấy bờm sóng mà phóng nhanh qua cửa tử” lúc lại “Ghì cương đè sấn lên mà chặt đôi con thác để mở đường tiến”. Bằng những động tác thuần nhuyễn trong nghề nghiệp của mình, ông lái đò đã lái con thuyền “như một mũi tên tre xuyên qua hơi nước”, xuyên qua biết bao ghềnh thác hiểm nghèo của dòng sông hung bạo này. Nguyễn Tuân gọi người lái đò của mình có “tay lái ra hoa” là như vậy. Người lái đò trở thành một người nghệ sĩ, một người anh hùng chiến thắng thiên nhiên.
3. Bình luận về các ý kiến:
- Hai ý kiến đều chính xác, thể hiện cái nhìn đúng đắn về hình tượng người lái đò sông Đà.
- Bản thân mỗi ý kiến chưa thực sự đầy đủ, cần kết hợp cả hai ý kiến với nhau để thấy được vẻ đẹp toàn diện của hình tượng ông đò.
- Mở rộng:
+ Hình tượng người lái đò được Nguyễn Tuân khắc họa bằng một nghệ thuật điêu luyện: sử dụng nhiều biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, trùng điệp…); từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh, có sức biểu cảm cao; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu; huy động tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học – nghệ thuật…
+ Trong thiên tùy bút, hình tượng ông đò còn được tác giả khám phá ở góc nhìn của một người lao động bình thường trong giờ phút ngừng chèo, nghỉ ngơi. Ở góc nhìn này, Nguyễn Tuân cho người đọc thấy được vẻ đẹp giản dị, đời thường của một người lao động.
+ Thông qua hình tượng ông đò, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động hằng ngày.
+ Có thể liên hệ so sánh hình tượng người lái đò sông Đà với hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) để thấy được điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật, từ đó thấy được điểm nhất quán và sáng tạo của nhà văn trong sáng tác nghệ thuật.
III. KẾT BÀI: Đánh giá chung về vấn đề.
Với hai vẻ đẹp: “trí dũng, tài hoa”, ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” đã trở thành một trong những hình tượng tuyệt đẹp trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám: một người lao động bình thường với chất “vàng mười của Tây Bắc”, một người nghệ sĩ tài hoa như lời bày tỏ:
“Không nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi như người đò xưa.”
Link: https://diendan.hocmai.vn/threads/van-12-hinh-tuong-nguoi-lai-do.650978/post-3299805
Hay:
 
  • Like
Reactions: Sily vũ
Top Bottom