Sử NGƯỜI GIAO “SỔ ĐỎ” THÀNH ĐẠI LA CHO VUA LÝ THÁI TỔ

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lần ngược lại về thế kỷ XI, mùa thu 1010, Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La mà ngày nay là thủ đô Hà Nội.
Đại La vốn là một thành hướng bắc, nhưng đến tháng 7/1010, khi Lý Công Uẩn chọn làm kinh đô Thăng Long, đã là một tòa thành hướng nam độc lập tự chủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng với 5 tháng chuẩn bị, việc xây dựng một kinh đô mới là không tưởng.
Vậy nền tảng vật chất cho kinh đô mới Thăng Long đã được chuẩn bị từ trước. Và quá trình này gắn liền với nhân vật lịch sử “phó vương” Lưu Cơ.
Ghi chép của "An Nam chí lược" cho biết thành Đại La có mặt phía bắc là mặt chính, mở ba cửa và trên đó đều có lầu che. Hai mặt đông tây cũng có ba cửa không lầu che. Riêng mặt nam là mặt thông với khu dân cư mở tới 5 cửa trên đặt trống, loa. Trong lịch sử Việt Nam, “sự hướng bắc” của thành Đại La gắn liền với bộ máy thần phục ở Giao Châu với nhà Đường.
Do Nhà Đường sụp đổ, Trung Quốc rơi vào tình trạng rối loạn, Nam Bắc triều, Ngũ Đại - Thập Quốc, các thế lực hào trưởng Giao Châu nổi lên chiếm quyền Tiết độ sứ, như cha con họ Khúc (Thừa Dụ, Thừa Mỹ), họ Kiều (Công Tiễn), họ Dương (Đình Nghệ).
Các Tiết độ sứ này tuy là người Giao Châu cát cứ nhưng trên danh nghĩa vẫn thụ phong và thần phục các triều đình Trung Hoa. Vì vậy, trước khi Ngô Quyền xưng vương (939), tòa thành Đại La vẫn là một tòa Đô hộ phủ hướng bắc. Có lẽ, đó là lý do Ngô Quyền không chọn Đại La làm kinh đô mà chọn Cổ Loa, một tòa thành hướng nam.
Thành Đại La gần như bỏ hoang từ những năm 939 đến khi Đinh Tiên Hoàng thống lĩnh thiên hạ lập nước Đại Cồ Việt. Tuy nhiên, kinh đô nhà Đinh lại được chọn đặt ở nơi hiểm yếu Hoa Lư đất Trường Châu (Ninh Bình hiện nay).
Thành Đại La với cương vị trung tâm quản lý, điều hành mọi sự ở Giao Châu được giao cho Đô hộ phủ Thái sư Lưu Cơ, người đồng hương và cũng là người đứng đầu trong hàng quan được danh xưng trong buổi lễ lên ngôi Hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng.
Vai trò của Lưu Cơ vì thế có thể sánh ngang hàng Phó Vương, giúp Đinh Tiên Hoàng cai quản phần đất trọng yếu và nhiều tiềm năng kinh tế nhất của đất nước đương thời, đó là toàn bộ miền Bắc nước ta từ Ninh Bình trở lên.
Về nơi sinh và năm sinh của ông theo thần tích cũng như theo sử sách chưa được thống nhất. Chỉ biết ông sinh ra tại vùng đất Ninh Bình. Theo Đại Việt sử lược, cuốn sử đời Trần ghi rằng, Lưu Cơ sinh ngày mồng 3 tháng Giêng năm 940, và đến nay giới chuyên môn có nhiều ý kiến ủng hộ về mốc thời gian này
Thiếu thời, Lưu Cơ theo học Tri Hối tiên sinh ở Gia Viễn. Sau khi cha mẹ mất, ngoài 20 tuổi, ông theo Đinh Bộ Lĩnh đánh giặc, trực tiếp dẹp sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại.Ông cùng với Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú tạo thành “tứ trụ” của nhà Đinh
Trong buổi thiết triều xưng danh quan tước đầu tiên của triều đình nhà Đinh, theo "Việt sử lược", ông đứng tên đầu và được trao chức Thái sư Đô hộ phủ, cai quản toàn bộ Giao Châu, đóng đại bản doanh ở Phủ Đô hộ cũ, tức thành Đại La. Khi đó ông khoảng tầm ngoài 30 tuổi. Ông tiếp tục làm quan cho nhà Tiền Lê và nhà Lý với vai trò trấn thủ thành Đại La như trước. Lưu Cơ là người đầu tiên biến tu sửa, biến tòa thành Đại La thuộc địa hướng bắc trở thành một tòa thành hướng nam độc lập tự chủ. Vì khi đó, hoàng đế Đại Cồ Việt ở Hoa Lư, tức ở về phía nam tòa thành Đại La nên mọi hướng nhìn của cổng thành và dinh thự đời các Tiết độ sứ cũ phải được sửa đổi.
Tính từ thời nhà Đinh, Lưu Cơ là người đã cai quản và thành Đại La trong vòng gần 40 năm (971-1010). Ông đã tu sửa thành Đại La của An Nam đô hộ phủ nhà Đường trở nên một tòa thành Đại Cồ Việt và chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở hạ tầng cho cuộc dời đô của Lý Thái Tổ có thể di chuyển từ Hoa Lư ra Thăng Long chỉ trong một thời gian rất ngắn. Ðây chính là lý giải hợp lý nhất cho sự phong phú di tích kiến trúc Hoa Lư tại các cuộc khai quật Hoàng Thành Thăng Long gần đây.
Chiếu dời đô được ban hành vào tháng 5, tòa thành Đại La khi trở thành kinh đô Thăng Long vào tháng 7 năm 1010. Ngay khi chuyển về kinh đô Thăng Long, triều đình nhà Lý đã nhanh chóng ổn định. Tòa thành Đại La khi trở thành kinh đô Thăng Long vào tháng 7 năm 1010 đã là một kinh đô Đại Cồ Việt được chuẩn bị hoàn tất, mà công lao được ghi nhận của Lưu Cơ. Ông bàn giao kinh thành Thăng Long cho Lý Thái Tổ khi gần 70 tuổi và cáo lão về hưu trí ở quê nhà, ba năm sau thì mất, thọ 73 tuổi.
Hiện, đền thờ ông còn ở làng Đại Từ, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (đất Siêu Loại cũ). Tương truyền, đây là nơi ông đóng quân dẹp loạn sứ quân Lý Khuê năm xưa.
Và, chính Lưu Cơ là người đã trao chìa khóa và “sổ đỏ” tòa La thành Đại Việt cho Lý Công Uẩn sau hơn 40 năm trông coi, tu tạo tòa thành này.

inbound6331761401560849901.jpg
Tượng tứ trụ triều Đinh ở Tràng An

Nguồn: Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam
 
Top Bottom