Văn Người con gái Nam Xương

Moon <3

Học sinh
Thành viên
4 Tháng tư 2017
7
3
21
21
Hà Nội
THPT Chương Mỹ A

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện(1). “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện(2). Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó(3). “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở!(4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt(5). Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm(6). Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?”(7). Lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức(8). Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông(9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”….”(10). Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương!(11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện(12). Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường(13). Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng”(14). Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn(15).
Nguồn:Sưu tầm
P/s: Bạn thêm câu bị động vào là xong nha
 
  • Like
Reactions: Hz♥Trum♥Hz

Moon <3

Học sinh
Thành viên
4 Tháng tư 2017
7
3
21
21
Hà Nội
THPT Chương Mỹ A
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện(1). “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện(2). Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó(3). “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở!(4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt(5). Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm(6). Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?”(7). Lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức(8). Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông(9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”….”(10). Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương!(11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện(12). Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường(13). Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng”(14). Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn(15).
Nguồn:Sưu tầm
P/s: Bạn thêm câu bị động vào là xong nha
Đây là ý nghĩa của hình tượng cái bóng mà bạn
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
mk gợi ý nhé ^^


Khái quát : Vũ Nương có đức tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp,yêu chồng thương con,hiếu thảo với mẹ chồng

chi tiết:
Với chồng: Nàng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Chờ đợi, giữ tiết, nhớ chồng khôn nguôi.

-Với mẹ chồng: hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật, lời lẽ ngọt dịu, chăm sóc chu đáo ân cần; lo ma chay, tế lễ như mẹ ruộng của mình.

-Với con: chu đáo tận tình

=> Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thuỷ chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực thương con.

=>Bao dung, vị tha, nặng lòng vì gia đình.

cụ thể

-với chồng
Khi chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng. Lời của nàng thật xúc động, nói về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người chồng sẽ đi xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ … làm mọi người trong tiệc đều ứa hai hàng lệ.

-với mẹ chồng
tận tuỵ chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời (lo liệu như đối với mẹ đẻ mình).
 
Top Bottom