Văn Ngữ Văn

Nguyễn Thị Kim Ngân

Học sinh
Thành viên
28 Tháng chín 2017
110
147
21
Phú Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhận xét về bài thơ “Đồng chí” ( Chính Hữu), có ý kiến cho rằng:
“Tứ thơ là một khám phá, tình thơ là một tâm sự, mạch thơ là một hồi ức, tất cả hóa thân vào nhau, nhất thể hóa trong một hệ thống ngôn từ có tính cặp đôi”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Dựa vào bài thơ “Đồng chí” hãy làm sáng tỏ điều đó.
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Nhận xét về bài thơ “Đồng chí” ( Chính Hữu), có ý kiến cho rằng:
“Tứ thơ là một khám phá, tình thơ là một tâm sự, mạch thơ là một hồi ức, tất cả hóa thân vào nhau, nhất thể hóa trong một hệ thống ngôn từ có tính cặp đôi”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Dựa vào bài thơ “Đồng chí” hãy làm sáng tỏ điều đó.
Ta phân tích ý kiến trên như sau :
1. Tứ thơ là một khám phá. Tứ thơ của tác phẩm này là "đồng chí" - vừa là cách gọi thân yêu, gần gũi của những người cùng lí tưởng, cùng hàng ngũ chiến đấu vừa thể hiện tình cảm keo sơn, gắn bó giữa họ. Nói đây là một tứ thơ mang tính "khám phá" vì từ trước đó, văn học Việt Nam chưa có những bài thơ nói về tình cảm của những người lính cùng chiến đấu trong một đơn vị. Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ có nói tình cảm của chủ tướng với binh sĩ nhưng là kiểu tình cảm "phụ tử chi binh nhất tâm" (gần với tình cha con, người trên kẻ dưới). Hơn nữa, cách gọi tên những người đồng đội là "đồng chí" ra đời vào những năm đầu kháng Pháp, đã nhanh chóng đi vào thơ Chính Hữu mang hơi thở của thời đại. Tình đồng chí ở đây không chỉ được nhắc qua (như thơ cổ) mà được khai thác ở nhiều khía cạnh rất sâu sắc (từ nguồn gốc, biểu hiện, sức mạnh ... tình đồng chí).
2. Tình thơ là một tâm sự. Nhận định nêu đặc điểm cảm xúc của nhân vật trữ tình, của tác giả trong bài thơ. Tình cảm ấy được thể hiện bằng những lời thơ thủ thỉ tâm tình như lời giãi bày, chia sẻ, như lời tâm tình của những người lính hướng về người đồng chí, đồng đội của mình : "Quê hương anh nước mặn đồng chua - Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá ...". Lời thơ không phải là tiếng nói độc thoại, tự bạch mà là lời đối thoại, chân thành và xúc động (em phân tích cụ thể những tâm sự của người lính những năm đầu kháng Pháp).
3. Mạch thơ là một hồi ức.
Mạch vận động cảm xúc của bài thơ được tổ chức theo trình tự thời gian, từ hồi nhớ về quá khứ (hoàn cảnh xuất thân - hoàn cảnh gặp gỡ - những tháng năm khó khăn cùng chia sẻ gian lao - hiện tại đang đứng sát bên nhau chờ giặc tới). Mạch hồi ức khiến cảm xúc thơ thêm da diết, thấm thía. Nó cũng phù hợp với việc thể hiện, giãi bài tâm sự của người lính qua đó tái hiện đầy đủ, sống động tình cảm gắn bó keo sơn của những người gọi nhau bằng hai từ đồng chí.
4. Hệ thống ngôn từ có tính cặp đôi
Nhận định này hướng về đặc điểm cấu trúc hình tượng và cấu trúc ngôn ngữ. Ta thấy, suốt cả bài thơ, hình tượng anh và tôi (những người đồng chí) luôn song hành, có cặp có đôi trong từng câu thơ, từng đoạn thơ cho thấy sự gắn bó khăng khít không rời. Cấu trúc hình tượng ấy được tạo nên bởi cấu trúc ngôn ngữ cũng mang tính đăng đối: Ví dụ ngay trong hai câu đầu, ta thấy tác giả sử dụng nghệ thuật đối được sử dụng triệt để: quê hương - làng, anh - tôi, nước mặn đồng chua - đất cày sỏi đá ....
P/s : Còn thiếu gì bạn bổ sung thêm nha ,chúc bạn học tốt !
 
Top Bottom