[ngữ văn]văn giải thích

M

meotamky1998

Dàn bài chi tiết nhé ( nhưg tớ chỷ viết MB & KB thui nhá )
MB: K phải ai sinh ra cũng học rộng bjk nhiều. Kiến thức là cả 1 quá trình tích luỹ vô cùng gian khổ, học từ cái đơn giản cho đến cái cao hơn, khó khăn hơn. Vì thế mà ông cha đã dạy : " học ăn học nói học gói học mở "
TB:
-Giải thjx: câu tục ngữ nhắc nhở người ta phải học hỏi nhiều điều trong cuộc sống, xã hội thực tế để hoàn thiện bản thân. Học ăn học nói là học cách ăn uống hợp vệ sinh, nói năng lịch sự, rõ ràng, học gói, học mở là thể hiện sự thành thạo, khéo léo.
--> Muốn là người có văn hoá, lịch sự, thành thạo trong công việc và cuộc sống thỳ phải học từ cái nhỏ nhất và học trong cuộc sống thực tế hằng ngày.
- Dẫn chứng:
+ Trong đời sống thực tế: đâu có doanh nhân nào thành đạt mà k phải học hỏi từ việc nhỏ nhất như tính toán,... rồi mới đến việc quản lý, kinh tế...
+ Ronadinho phải luyện tập đá bóng từ khi còn nhỏ. Tập rất nhiều ngày cho việc nhắm bóng cho chuẩn, rồi tư thế đã thế nào cho chính xác...rồi mới đến việc đá cho thành thục và trở thành thiên tài...
+ Chúng ta k học lớp 1 thỳ sao có thể học lớp 2, k viết nét cong thỳ sao có thể viết đc chữ O, k luyện nét thẳng sao có thể viết đc chư H, G....
+ Lê - ô nac Đô Đơ - vanh - xi tập vẽ trứng trong suốt 3 tháng. K học từ những nét cong đơn giản sao có thể vẽ đc 1 bức tranh có hồn?
+ K học cách cầm đũa cầm thìa sao có thể học cách ăn?
+ k học cách nói năng lịch sự sao có thể diễn đạt, sao có thể học giỏi văn?
.................
KB: Quá trình tích luỹ kiến thức và hành trang bước vào đời quả là k hề đơn giản. Học từ những việc nhỏ nhất cho đến việc lớn hơn để hoàn thiện bản thân. Câu tục ngữ " học ăn học nói học gói học mở" quả là 1 bài học thấm thía sâu sắc, làm giàu thêm cho kho tàng "túi khôn" của nhân loại và lưu truyền đến muôn đời sau.
và bài này nữa nè

Xưa nay ông cha ta luôn khuyên răn và chỉ dạy con cháu mình phải biết: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Có lẽ khi nói đến những điều này không ít người tự hỏi: Tại sao trong cuộc đời chỉ cần học có 4 điều thôi? Phải chăng, để làm một con người cho ra một con người tử tế, thì chí ít cũng phải thấu hiểu về minh triết của 4 từ ăn, nói, gói, mở, mà cha ông ta luôn khuyên dạy.


Ăn như thế nào là ăn đúng, ăn không phải xấu hổ, để “nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”? Miếng giữa làng bằng sàng trong bếp, làm ăn, ăn nói, ăn chắc mặc bền, ăn nên làm ra, ăn ở, ăn nằm, ăn chơi thậm chí là... *******, ăn dày, ăn mỏng, ăn sương, ăn trộm, ăn cướp,...
Trong kho tàng tục ngữ ca dao dân ca rất nhiều câu bàn đến việc ăn. Tại sao cha ông ta lại bàn nhiều đến thế cái chuyện ăn? Không có gì lạ ở một miền đất nghèo, vất vả cơ cực suốt đời cái sự ăn nó quan trọng và gần gũi lắm. Thế nhưng, nếu chỉ nghĩ cha ông ta chỉ lo ăn thì con cháu chúng ta đã nhầm to. Cái chuyện ăn nó đa nghĩa, đa chiều và, hầu như trong đa số các trường hợp, đều liên quan đến chuyện xấu xa. Bây giờ, trước nạn tham nhũng, mới càng thấm thía hơn cái nghĩa sắc như dao cau của minh triết tự ngàn xưa. Ăn như thế nào, ăn bao nhiêu, để cho người bao nhiêu, quả là điều khó vô cùng. Nhưng, khó gì thì khó, không làm chủ được từ ăn tức là đã sai lầm về mặt đạo đức, văn hoá.
Còn nói không phải chỉ để mà nói, nói bừa nói ẩu, vì mỗi câu nói đều phản ánh chính xác của tư duy. Chỉ cần nghe nói là biết trình độ và khả năng tư duy của người ấy! Người xưa dạy phải uốn lưỡi 7 lần mới nói, chứng tỏ cái sự nói quan trọng đến mức nào.
Nói theo cấp độ âm thanh nào cho một cử tọa bao nhiêu người, cách dùng từ phù hợp trước từng đối tượng, khối lượng từ phong phú hay nghèo nàn..., tất cả đều phải học.
Gói và mơ là hai từ bí ẩn và đa nghĩa nhất. Ở đó là cách sống, lối sống, và nó trở thành nguyên tắc suốt cả đời người. Gói có thể là cách “hành xử theo đúng cương vị”. Cũng có thể là “áo rách khéo vá hơn lành vụng may”. Gói là cách hiểu đúng về nghĩa của cụm từ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Mở so sánh với gói còn cao hơn một bậc, nó liên quan đến vị thế cái tôi với tư cách là một con người xã hội. “Xấu che, tốt khoe” là một cách ứng xử mở mà không mở.
Tất nhiên, dù là gói hay mơ thì con người luôn cần đến sự dũng cảm trước sự thật. Chẳng hạn tâm và tầm là chưa đủ. Không có dũng, thì không dám thay đổi, không dám nhận trách nhiệm, vậy thì tâm với tầm phỏng có ích gì.

THANH giúp nhé
 
C

chauly66

mình làm được bài này, các bạn đọc xong cho mình lời nhận xét nhé!
Giải thích câu tục ngữ học ăn học nói học gói học mở

Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta rất phong phú và đa dạng, nó thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt: thiên nhiên, lao động sản xuất, con người , xã hội... Trong đó có câu tục ngữ:" Học ăn, học nói, học gói , học mở". Câu tục ngữ này là lời răng dạy của người lớn đối với con cái trong gia đình, dòng tộc rằng không phải ai sinh ra đều học rộng, biết nhiều mà kiến thức là một quá trình tích lũy gian khổ. Phải học từ cái đơn giản nhất đến cái phức tạp nhất.
Vậy, học là gì? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết của đời sống xã hội.
Còn học ăn là thế nào? Có phải là chỉ cần ăn cho đủ no, thích cái gì thì ăn cái đó? Không chỉ đơn giản là như vậy mà ăn uống phải từ tốn, sạch sẽ, thể hiện mình là người lịch sự, để không bị mọi người nói mình là kẻ "phàm ăn tục uống" mà phải biết " Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" ...
Tại sao lại phải học nói? Học nói chính là học cách nói năng sao cho lễ phép với người lớn, thân thiện với bạn bè, không làm mất lòng người khác. Sau đó là mục đích xa hơn, phải nói cho đúng, cho hay: " Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", "lời nói gói vàng",...
Hai việc gói và mở bây giờ đối với chúng ta mà nói thì thật sự chẳng có gì là khó khăn. Nhưng tại sao ông cha ta lại dạy là phải "học gói, học mở"? Nó xuất phát từ một loại bánh truyền thống của người dân miền Bắc nước ta. Bánh này được ăn kèm với một loại nước chấm gói trong lá chuối xanh giòn, rất dễ nứt. Nên việc gói và mở gói nước chấm này cần phải có một sự thành thạo và khéo léo. Như vậy là người xưa để ăn được loại bánh này cũng cần phải học gói và mở gói nước chấm- một việc mà tuy chúng ta cho là đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn khi chúng ta không được học. Từ đó, ta cũng thấy được việc học làm mọi việc cho thành thạo và khéo léo là rất quan trọng:" trăm hay không bằng tay quen", " bàn tay vàng" ...
Đôi khi ta chúng ta không để ý đến những hành động, cử chỉ , lời nói của mình nhưng mỗi hành vi của ta đều là sự " tự giới thiệu" về bản thân với người khác và được người khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy, ta cần phải học tất cả mọi thứ, từ việc nhỏ nhất mà không phải là chỉ học trên lí thuyết mà phải vận dụng vào thực tế " học đi đôi với hành". Bạn đừng chỉ suốt ngày đặt ra câu hỏi: " tại sao mình lại không thể làm được viêc này?" mà hãy thử tự mình tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.
* Như những doanh nhân thành đạt, họ không thể tự dưng được quản lí những công ti, khách sạn lớn mà họ cũng phải học từ nhưng phép tính đơn giản nhất...
* Cầu thủ bóng đá nổi tiếng như Rô- na- đi – nhô cũng phải tập luyện từ khi còn rất nhỏ. Tập rất nhiều từ việc nhắm bóng sao cho chuẩn rồi làm thế nào để có một tư thế chuẩn xác, sau đó mới có thể đá bóng thành thục và trở thành thiên tài...
* Như nhà danh họa tài ba người I- ta-li-a Lê – ô- na Đơ- vanh-xi phải học vẽ trứng suốt 3 tháng trời để vẽ được những bức tranh có hồn...
Chỉ trong cuộc sống của chúng ta thôi, ta cũng có thể thấy được:
* Mình không học lớp 1 thì làm sao có thể học lớp 2?...
* Không học cách cầm đũa thì làm sao có thể ăn được cơm mà không nhờ vào người khác?...
* Không học cách nói năng cho lịch sự thì làm sao có thể học giỏi văn?...
...
Quá trình tích lũy kiến thức và hành trang để bước vào đời quả là không hề đơn giản. Vì thế phải học mọi điều, mọi thứ kể cả những việc đơn giản nhất ( phải học một cách toàn diện) để hoàn thiện bản thân. Câu tục ngữ " Học ăn, học nói, học gói, học mở" quả là một câu nói sâu sắc. Nó không chỉ giúp ích cho con người thời xưa hay bây giờ mà còn có ích cho chúng ta sau này và mãi mãi về sau....
 
S

subon

Bài tham khảo:
Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc. Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.

Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết của đời sống xã hội. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá ẩm thực, mà người xưa đã dạy: “Ăn trông nồi...”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như: ông bà, cha mẹ, anh chị, khách... ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục - ăn hùng hục, ăn lấy được, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa... đó chính là nghệ thuật mang nét văn hoá, văn minh, lịch sự trong sinh hoạt ẩm thực, nó còn thể hiện lối sống có phép tắc, tư cách đạo đức của con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân, thầy cô giáo, trí thức, thứ bộ trưởng...

Vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể. Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn thơ...” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức (vốn sống, vốn hiểu biết). Bên cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là chuyện dễ dàng (vấn đề thẩm mỹ). Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, ta quen gọi là “bàn tay vàng”, nhưng lại có những người rất vụng về.

Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phải học tập, quan sát, khéo léo, có con mắt nghệ thuật mới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như “Sống, làm việc theo pháp luật”.

Câu nói của dân gian có tác dụng răn dạy, giáo dục con người rất hay trong cuộc sống, muốn làm tốt, thành công một việc gì đều phải học hỏi. Đó là bài học quý báu của cha ông để lại cho chúng ta những điều hay lẽ phải, muốn đạt kết quả cao phải học tập, rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng bản thân.



=> Tất cả mọi cái ko phải tự nhiên mà có, tất cả đều phải học: học cách ăn, cách nói, cách giao tiếp ứng xử với mọi người... Tất cả đều phải có 1 cơ sở chính đáng, từ đó mới đi đến thành công vững chắc.
 
S

subon

Khi mới lớn lên tôi cũng vô tư không để ý gì tới những giá trị tưởng chừng nhỏ bé trong cuộc sống như câu nói trên. Hồi đó tôi luôn quan niệm “Mình thích làm gì thì làm, ai nói gì mặc kệ”. Không có gì xảy ra nếu những chuyện tôi làm đúng và được mọi người ủng hộ. Nhưng một ngày kia tôi phát hiện ra rằng, cái vô tư hồn nhiên của mình đã làm cho nhiều người khó chịu và có lời ra tiếng vào. Tôi suy nghĩ rất thoáng và hiện đại, không muốn gò bó mình trong một khuôn khổ ràng buộc nào cả, chính vì vậy tôi thường không để ý tới phản ứng của mọi người xung quanh. Và điều đó đã gây bất lợi cho tôi. Mọi người sẽ thích sự hồn nhiên, vô tư của tôi nếu họ có suy nghĩ thoáng nhưng họ sẽ không hài lòng nếu họ giữ cho mình những tính truyền thống.
Vì vậy, học ăn học nói rất cần thiết. Ông bà ta có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Đúng vậy, tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà chúng ta nói chuyện, cư xử khác nhau. Với bạn bè, ta có thể hồn nhiên cười đùa vô tư, nói có hơi quá đáng một tí cũng chẳng ai trách vì họ hiểu mình đang đùa. Nhưng khi đi làm nếu nói kiểu đó bạn sẽ mất điểm trong mắt của sếp và nguy cơ mất việc là rất cao. Rồi với người lớn hơn, các tầng lớp khác nhau cũng phải có cách hành xử riêng. Đừng để một người nghèo buồn vì cách hành xử khinh người của bạn, hay cũng đừng để người có chức có quyền xem bạn là một kẻ nịnh hót. Nói thì dễ làm mới khó. Nhưng nếu để ý một chút, để ý từ việc nhỏ như cách giao tiếp của những người chúng ta quen biết với nhau chúng ta sẽ học được nhiều điều rất hay.
Kỹ năng sống không đâu xa mà nằm ngay trong những việc hàng ngày. Nói năng cho lịch sự, đàng hoàng, đem lại sự tin tưởng cho người khác cũng là một bài học cho chúng ta. Khi đi học, bạn có thể hồn nhiên vui đùa với bạn bè nhưng bạn không được áp dụng hoàn toàn cái đó vào môi trường làm việc của mình. Môi trường làm việc nhiều tiếng cười sẽ vui vẻ, thoải mái nhưng nó sẽ khác với môi trường học tập.
Đi chơi bạn có thể hồn nhiên, cười đùa hết cỡ nhưng đi làm bạn phải kiềm chế lại bớt cái tính trẻ con của mình. Sắp tốt nghiệp ra trường tôi có rất nhiều điều cần phải trang bị cho mình về cách giao tiếp xã hội. Một anh bạn tôi đã khuyên như thế này: “Em bớt giỡn lại một tí, làm tốt công việc được giao để người khác thấy em đã trưởng thành, đã lớn có thể tin tưởng giao việc cho em”. Cái ấy tưởng chừng nhỏ nhặt lắm nhưng thực sự nếu không chú ý chúng ta có thể bị mất điểm trong mắt mọi người.
Hay một người bạn khác khuyên tôi một cách chân thành: “Lần này về phải làm một cô gái xinh đẹp, không được làm cô gái xấu xí nữa nghe chưa”. Anh vừa đùa vừa thật nhưng tôi hiểu anh muốn nói gì. Anh đang khuyên tôi nên chú ý tới bề ngoài một tí, điều đó sẽ tốt hơn cho tôi trong công việc. Hay việc bạn mặc một chiếc áo sơ mi hơi ngắn, khi cúi người xuống để lộ một phần lưng hay với tay lên hở một phần bụng điều đó là bình thường nếu đi học nhưng nếu đi làm bạn sẽ bị nhiều người chú ý. Hơn nữa việc giao tiếp khi đến các cơ quan chức năng ăn mặc như vậy có phần không được lịch sự cho lắm.
Sống thành thật, không dối trá nhưng khéo léo trong cách giao tiếp. Hay ít ra cũng biết phải làm gì khi có tình huống xảy ra. Một bạn nam thấy một bạn nữ bị đánh mà thờ ơ không lên tiếng cứ lẳng lặng đi một cách vô cảm thì không thể chấp nhận được. Như vừa rồi một chàng trai đã lạnh lùng bỏ đi khi người yêu mình nhảy xuống sông Sài Gòn tự vẫn trong dòng nước xiết. Cô ấy không biết bơi, vẫy vùng trong dòng nước thế mà anh ta mang tiếng là người yêu lại cứ thế bỏ đi. Mà chẳng cần gì tới người yêu, nếu là một trang nam tử thì dù không quen biết khi thấy người khác như vậy cũng phải nhảy xuống cứu nếu biết bơi hoặc đi tìm người giúp. Thế mà anh ta lạnh lùng bỏ đi. Liệu có phải giới trẻ hiện nay quá thờ ơ vô cảm với những chuyện trước mắt mình? Hay việc tự tay giết người yêu cũ của mình rồi vứt xuống sông, thật dã man. Mà sao dạo này nhiều vụ bạo hành xảy ra đến vậy. Không lẽ hiện nay ngưới trẻ thích bạo lực, đâm chém? Giá trị đạo đức nhân văn hay lòng trắc ẩn của con người đâu mất rồi?
Có lẽ giáo dục nên đưa môn đạo đức là một môn học chính dạy cho học sinh những giá trị sống ngay từ khi còn trên ghế nhà trường để các em vững vàng hơn trong cuộc sống và biết hành xử cho tốt.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” câu này của ông bà ta đã có cách đây rất lâu rồi nhưng đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Ở đâu, thời điểm nào nó cũng có ý nghĩa và giúp con người ta ứng xử tốt hơn trong xã hội
 
Top Bottom