[Ngữ văn - TL tham khảo] Những câu nói hay của các tác giả trong tác phẩm văn học.

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dưới đâylà những câu nói hay của các nhà văn, nhà thơ mà chúng ta được học trong chương trình mà các em nên sử dụng nó trong các bài văn NLVH của mình để gây ấn tượng với thầy cô hơn và làm cho bài văn của mình sâu sắc hơn (khi áp dụng đúng chỗ). Hoặc những câu nói hay khác mà chúng ta có thể áp dụng được trong các bài văn NLXH.
Được sưu tầm ^^!
Với mỗi tác giả, các em có thể học thuộc 1 đến 2 câu của họ để khi làm văn có thể ghi nó vào trong bài :). Cách đây 1 năm, chị đã viết văn bằng cách đó, và chị có thể đảm bảo với các em là nó sẽ ấn tượng hơn so với những bài văn chỉ viết suông mà thôi; tất nhiên là các em phải áp dụng đúng chỗ và nhớ cho nó vào trong dấu ngoặc kép (“ “).
Hãy xem đây là một tài liệu tham khảo của các em cho môn Văn! :)
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Trước tiên là nhà văn Nam Cao:

1, "...Chao ôi! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương..."

(Trích tác phẩm: Lão Hạc)

2, "....Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..."

(Trích tác phẩm Đời Thừa)

3, “…trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã.”

(Trích tác phẩm: "Một chuyện Xuvơnia" - Xuvơnia = Kỷ niệm)

4, "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình."

(Trích trong tác phẩm "Đời thừa")

5, " Không được ! Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao ko thể là người lương thiện nữa. Biết ko ? .."

(Trích trong tác phẩm "Chí Phèo")

6, "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than."

(Trích từ tác phẩm "Giăng sáng").

7, '' Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.''

("Đời thừa")

8, ''Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.''

("Đời thừa").


...Còn tiếp...
 
Last edited by a moderator:
O

ooookuroba

9. "Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ. Và nước mắt là tấm kính làm biến hình vũ trụ..."
(Francois Coppée - Nam Cao trích dẫn trong "Đôi mắt").

10. "Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất..."
(Trích tác phẩm "Lão Hạc" - Nam Cao).

11. "Tôi sẽ chẳng bao giờ thèm đả động đến cái tôi – cái tôi là cái đáng ghét. Vẫn biết nhiều bạn đồng nghiệp khả kính của tôi không nghĩ thế. Suốt đời họ, họ chỉ toàn nói về họ. Họ phân tích tâm hồn họ. Mà họ làm thế nhất định không phải vô ích. Nhưng họ khác, mà tôi khác..."
(Trích tác phẩm "Những truyện không muốn viết" - Nam Cao).

12. "Cái nghề văn, kỵ nhất cái lối thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào"
(Trích tác phẩm "Những truyện không muốn viết" - Nam Cao).

13. "Sự thật ở bên ngoài to lớn quá, mạnh mẽ quá, ăn hiếp hẳn cuộc đời tưởng tượng, hiện hình bằng giấy trắng mực đen..."
(Trích tác phẩm "Sống mòn" - Nam Cao).

14. "Trên những bãi sông kia, có biết bao người sống như y, nhưng không bao giờ cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi..."
(Trích tác phẩm "Sống mòn" - Nam Cao).

15. "Sự đời không thể mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi. Một mặt trời mới sẽ mọc lên bên trên nấm mồ anh và bên trên đầu hai đứa con côi anh để lại. Một bàn tay bạn bè sẽ nắm lấy bàn tay chúng và giắt chúng cùng đi tới một cuộc đời đẹp hơn..."
(Trích tác phẩm "Điếu văn" - Nam Cao).

16. "Sống đã, rồi hãy viết..."
(Trích tác phẩm "Đường vô Nam" - Nam Cao).

17. "Vứt bút đi để cầm súng..."
(Trích tác phẩm "Đường vô Nam" - Nam Cao).


--- Còn tiếp ---
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hà Chi0503
C

cuimuoimuoi_1969

3, “…trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã.”

(Trích tác phẩm: "Một chuyện Xuvơnia" - Xuvơnia = Kỷ niệm)
Câu này mang nghĩa gì và được dùng như thế nào hả chị? :)
..................................
 
G

ga_cha_pon9x

http://chimviet.free.fr/tienchie/namcao/namcn09.htm

Đọc cả tác phẩm đi rồi sẽ hiểu chị ah ^^~

18,Nhiều người sợ nỗi buồn. Nhưng tôi không sợ. Tôi chỉ sợ một cuộc sống không buồn không vui, nói chung là nhạt nhẽo. Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống bỗng dưng trống trải và cảm giác cô độc xâm chiếm ta từng phút một.
(Trích "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ"-Nguyễn Nhật Ánh)

19,Thề thốt thì có ích gì? Điều ràng buộc con người không phải là lời thề.Ngoài điều mình thực lòng tin theo, thì chẳng có gì ràng buộc được mình cả

20,Kẻ đã gánh vác chuyện gì thì phải dốc hết sức ra mà gánh vác và nếu có gục xuống thì cũng phải gắng mà chịu.
(Trích "Ruồi trâu")

21,Sự đời là thế, cái gì bàn càng lắm thì càng nát, càng xa rời chân lí
(Trích "Số đỏ"-Vũ Trọng Phụng)
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Những câu nói của các tác giả về nghệ thuật, thơ văn.

Mấy câu này họ hay ra đề dạng phân tích một hay nhiều tác phẩm để làm sáng tỏ câu nói ấy. Như dạng đề Đại học 2013 mới ra đó, khó cực :(.

1. "Thơ là thơ nhưng đồng thời là họa là nhạc là chạm khắc theo cách riêng" .
(Sóng Hồng)

2. "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".
(Thạch Lam).

3. "Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật".
(Biêlinxki)

4. “Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại”.
(Balzac)

5. ''Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết.Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời''.
(Vũ Trọng Phụng)

6. ''Nhà văn phải là một thứ côn trùng dùng cái râu của mình để thăm dò không khí thời đại''.
(Nguyễn Minh Châu).

7. "Hãy nhặt những chữ ở đời để viết nên trang" .
(Chế Lan Viên)

8. "Thơ ấy là gốc ở tình, lời ở ngọn, hoa ở âm thanh và quả ở ý nghĩa".
(Bạch Cư Dị).

9. "Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người".
(Nguyễn Văn Siêu).

10. "Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật".
(Nguyễn Tuân).

Mấy bác nhà thơ Mới ở Việt Nam thì hay nói mấy câu đại loại tập trung vô nguòn cội của văn chương là cuộc sống, là con người; nhà văn cũng là nhà văn của con người (vị nhân sinh ấy mà ^^!)
 
B

bongbottuyet

cho e tham gia với

1)Duy chỉ có gia đình,người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận
-----------Envipides---------------
2)Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố
------Trích"Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm"----------------
3)Hãy gieo trồng những hạy giống niềm vui,hi vọng và yêu thương;Tất cả chúng đều sẽ quay trở lại với bạn,gấp nhiều lần hơn.Đó là một định luật của tự nhiên.
4)Không nên mất niềm tin vào con người.Nhân loại là cả một đại dương.Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được
--------------Mahatma Gandhi-------------
5)Mọi phẩm chất của đức hạnh ở trong hành động
Ý nghĩ là nụ
Lời nói là bông
Việc làm mới là quả ngọt
6)Trong cuộc sống,không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác
---------Beettoven------------
7)Càng cố đi tìm những điều hoàn hảo.
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng,
Hãy biết tự hài lòng với những gì mình đang có.
8)Tình yêu là thơ ca,là mặt trời của cuộc sống
--------V.G.Bielenxki-------------
9)Hãy cho tôi một điểm tụa,tôi sẽ nhấc bỗng trái đất lên!
------------Achimet----------------------
10)Hạnh phúc không phải là việc bạn không có khó khăn gì cả;Mà là bạn có khả năng để đối diện và đương đầu với chúng.
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Về nhà thơ Tố Hữu.

"Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng."

(Tố Hữu).

"Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Vinh dự của thi sĩ là đã ghi được một thành công chắc chắn cho văn học của nước nhà, cho văn học cách mạng, văn học xây dựng theo nguyên tắc của Đảng".

(Đặng Thai Mai).

"Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đến trình độ là thơ rất trữ tình, trong từng giai đoạn gay go của cuộc đấu tranh, thơ chính trị đạt đến thơ hay, là niềm vui sướng cho tâm và trí của người đọc".

(Xuân Diệu).

"Ngày mai đây tất cả sẽ là chung
Tất cả sẽ là vui và ánh sáng"

"...Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

"Tạm biệt đời ta yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất
Sống là cho. Chết cũng là cho."

(Tố Hữu)

"Tất cả là ý chí Việt Nam, là quyết tâm giải phóng để có khúc khải hoàn của ngày vui giang sơn về một mối. Vì lẽ đó, nhiều người thừa nhận, Tố Hữu là nhà thơ của Đảng, của dân tộc, nhà thơ của miền nam và của mọi miền đất nước. "

(Nguyễn Khoa Điềm).

"Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót
Chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

(Khúc ca xuân - Tố Hữu).

“Từ ấy” là tiếng nói cáo trạng nhân danh phẩm giá của con người lao khổ; nhân danh chủ nghĩa nhân đạo để chống với một chế độ tàn bạo; nhân danh cái đẹp của thiên nhiên và của nghệ thuật, của chân lý và của công lý để phản kháng với cái xấu, cái giả dối; nhân danh cái mới để chống lại cái lạc hậu. Về phương diện nghệ thuật, “Từ ấy” trở thành một trong những thành tựu của Văn học cách mạng Việt Nam. Tố Hữu đã kết hợp được giữa nghệ thuật và cách mạng, giữa người chiến sĩ và thi sĩ, góp phần vào tiến trình đổi mới thi ca hiện đại Việt Nam”.

(Đặng Thai Mai).

...
 
D

daogiangthuha1

Hay wa trời luôn, em hiểu biết ko nhiều nhưng cũng muốn góp 1 câu của Lỗ Tấn
"Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường đi trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi."
 
T

thuyhoa17

Tiếp theo...

Nhà thơ Chế Lan Viên (cực thích bác này ^^). Nhà thơ điên loạn trước Cách mạng.

"Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Mang chi xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau"

Chế Lan Viên là nhà thơ cực thích mùa thu và cũng rất ghét mùa xuân.

"Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với của hoa tươi, muôn cánh rã
Về đây đem chắn nẻo xuân sang".



Thơ trước 45 thì toàn sầu não thôi, nên khi buồn đọc thơ Chế Lan Viên cực thích :D.

"Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo."
(Những sợi tơ lòng)

“Có ai không nắm giùm tay ta lại!
Hãy bẻ giùm cán bút của ta đi !
Lời thơ ta đầy những điệu sầu bi.
Đầy hơi thịt, yêu ma cùng sắp chết”
(Tiết trinh).

Quá bi quan, mơ hồ tưởng chừng như điên loạn về cuộc đời. :(

Nhưng sau Cách mạng tháng Tám thì lại khác, hơi hướng thơ khác hơn chính nhờ cái tư tưởng cũng khác hơn trước CM rất nhiều :).

"Cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng.
Chớ ngồi trong phòng ăn bọt bể anh ơi!"

"Con người này quả là người của trời đất, của bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được".
(Hoài Thanh).

"Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý".
(Chế Lan Viên).

"Vấn đề Đất đặt ra trước Hoa hồng. Vấn đề Sống đặt ra trước vấn đề Nghệ thuật, tác phẩm... Sống trước đã. Sống trong quần chúng và cùng quần chúng. Sống với ý thức làm người (và để làm văn). Chỉ sống như thế thì khi viết ra mới không là nghiêng bình rượu riêng, rót chén rượu riêng, nhấm nháp cuộc đời riêng của mình ngọt ngào hay chua xót, mà chính là đổ dầu vào guồng máy lớn, chuyển vần những sức sống chung, dựng xây vào cuộc sống chung"
(Bài "Sống và viết", tập III - Chế Lan Viên).

“Tôi có cảm tưởng, đối với Chế Lan Viên, viết một bài văn là làm một cuộc giao chiến với nhiều địch thủ vô hình. Phải khôn ngoan, nhanh trí, giương Đông kích Tây, tả xung hữu đột và phải kín võ... Tất nhiên, không phải chiến đấu bằng tay chân, bằng gươm giáo, mà bằng trí tuệ, bằng lý lẽ, lý sự.”

“Văn hay thơ Chế Lan Viên cũng vậy, từ trang này đến trang khác, như ném ra liên tiếp những lí lẽ sắc sảo. Phải lấy lý mà át đối phương, dồn đối phương và thế bí”.
(Nguyễn Đăng Mạnh).

“Người Trung Quốc xưa đánh giá thơ nào thâm, nào châm, nào viên, nào cao, nào tân, nhiều thứ lắm. Tân là “mới”. Nhưng sau tân lại còn tân của tân nữa, đó là kỳ (lạ)”.
(Chế Lan Viên).

“Chế Lan Viên đã có một phong cách thơ đa dạng. Mạch tình cảm trong thơ anh đằm thắm, thiết tha. Những bài thơ viết về vẻ đẹp của đất nước, của nhân dân, tình đời, tình người thường sâu lắng yêu thương. Nhưng trội lên trong thơ Chế Lan Viên vẫn là chất suy tưởng.”
(Hà Minh Đức).

"...Có thể nói Chế Lan Viên là một thứ biên niên thơ của một người nhưng cũng là biên niên thơ của Tổ quốc kể từ khi dân tộc nằm dưới cái thung lũng đau thương và ngoi lên từ đó mà bước tới cánh đồng hoan lạc.”
(Nhà văn Anh Đức).

Và những bài thơ của ông thì tuyệt vời :x

"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"
(Chế Lan Viên - "Tiếng hát con tàu").
 
Last edited by a moderator:
N

naniliti

Chị ơi sao không thấy chị up nữa, em có mấy câu trích trong quyển Những bậc thầy văn chương, toàn câu hay mà nó khó hiểu quá. Em chỉ up vài câu thôi ạ:

Tính chất thơ thay đổi tuỳ thời, vì quả vậy, mỗi thời chỉ có 1 lối thơ, và không thể có lối khác
( Hegel)

Còn nhà cầm bút làm thơ, ấy là 1 kẻ đi săn, nhiệm vụ của y là đem sự Đẹp về cho mọi người
( Quên ghi tên ^^")

Cả 1 thế giới trong một con người
Đó là nhà thơ hiện đại
(Max Jacob)

Tiềm thức hợp với suy tưởng, tạo thành nhà thơ
(Friedrich Schiller)

Nhà thơ là một kẻ gây hứng nhiều hơn thấy hứng ... người ta mơ màng về 1 bài thơ như mơ màng về một con người

Nhà thơ là con đẻ của bài thơ do y sáng tác
(Maurice Blanchot)
Câu này sao sao ấy nhỉ. Ngược lại mới đúng
.......

Mấy câu này không hay lắm nhưng em up dần dần theo trí nhớ. Còn nhiều cái hay mà đúng nữa cơ chị ạ. Chị nhớ up thêm nhiều câu nữa giúp em nha chị. Có về T. Kiều thì tốt quá
 
T

thuyhoa17

Nguyễn Du - "Truyện Kiều" nhé.

^^

Bài "Kinh gửi cụ Nguyễn Du" của Tố Hữu :D (chả liên kết mấy với câu trên :"> )

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều...
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh.

Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!

Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương:
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng...
Nhân tình, nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?

Mai sau, dù có bao giờ...
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người

Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!

Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây.
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh.

Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu.

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân...


“Hỏi hồn sơn bao nhiêu dốc núi
Mà Nguyễn Du bước tới đời Kiều”. (ko rõ tác giả).

“Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn”. (Phạm Quỳnh).
 
Top Bottom