Nêu cảm nghĩ của em về hình tượng Thánh Gióng.
Bạn có thể tham khảo dàn ý sau:
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Truyền thuyết Thánh Gióng ra đời từ thời Hùng Vương dựng nước, được đánh giá là một trong những truyện cổ dân gian hay nhất.
- Hình tượng Thánh Gióng tượng trưng cho lòng yêu nước, ý chí và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
2. Thân bài:
* Sự ra đời và những nét kì lạ của Gióng:
+ Mẹ Gióng ra đồng, ướm thử bàn chân vào vết chân lạ, sau đó thụ thai, sinh ra Gióng.
+ Gióng lên ba mà không biết đi, không biết nói, đặt đâu nằm đấy.
+ Nghe tiếng loa rao tìm người tài giỏi cứu nước, tự nhiên Gióng bật ra tiếng nói, xin mẹ mời sứ giả vào nhà rồi nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đi đánh giặc.
+ Sau đó Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi Gióng.
+ Sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt tới, Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ cao lớn. Chàng cưỡi ngựa sắt xông ra trận đánh đuổi quân thù. Roi sắt gãy, chàng nhổ tre quật tơi bời vào quân giặc.
+ Đuổi giặc đến chân núi Sóc, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi, trút bỏ giáp sắt rồi bay lên trời.
* Ý nghĩa của truyện: + Hình tượng Thánh Gióng tượng trưng cho dân tộc Việt yêu nước, anh dũng chống xâm lăng bảo vệ Tổ quốc.
+ Các yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyện thể hiện mơ ước của người xưa có đủ sức mạnh để đánh đuổi quân thù.
+ Gióng đánh tan giặc rồi bay lên trời, không màng công danh phú quý. Chi tiết này phản ánh lòng yêu nước chân thành và phẩm chất trong sáng tuyệt vời của nhân dân ta. + Nhân dân lập đền thờ, tôn kính gọi là Thánh Gióng để đời đời ghi nhớ công ơn của người anh hùng cứu nước.
3. Kết bài:
- Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh phi thường của cả dân tộc.
- Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt cần có một hình tượng khổng lồ mang ý nghĩa khái quát cao. Thánh Gióng chính là hình tượng tuyệt vời đáp ứng được yêu cầu đó.
Hoặc dàn ý này:
a) Mở bài:
- Mỗi câu chuyện truyền thuyết đều liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật lịch sử trong quá khứ. Trong các câu chuyện truyền thuyết về thời đại Hùng Vương, tôi thích nhất truyền thuyết "Thánh Gióng".
- Nhân vật Thánh Gióng đã để lại trong tôi ấn tượng khó quên về người anh hùng buổi đầu lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
b) Thân bài:
* Mở đầu tác phẩm, sự ra đời của Thánh Gióng rất kì lạ.
- Thánh Gióng được lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo hiếm con.
- Kì lạ hơn là lên 3 tuổi, Thánh Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Nhưng điều làm người đọc bất ngờ là Thánh Gióng lại cất tiếng nói đòi đi đánh giặc.
- Tiếng nói của Thánh Gióng là tiếng nói của lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của một đứa trẻ trước vận mệnh đất nước bị giặc xâm lược.
* Sự trưởng thành của Thánh Gióng.
- Thể hiện ở việc bà con làng xóm cùng góp gạo để nuôi dưỡng người anh hùng cứu nước. Tinh thần này thể hiện tình đoàn kết của nhân dân ta.
* Sức mạnh của Thánh Gióng khi đi đánh giặc ngoại xâm.
- Thánh Gióng đã trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt khi ra trận.
- Thánh Gióng dùng những loại vũ khí tối tân bằng sắt để đánh giặc khiến quân giặc chết như ngả rạ. Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng sử dụng những vũ khí từ thiên nhiên: bụi tre - để quật vào giặc.
- Quân giặc tan tác cho đến khi không còn tên nào trên bờ cõi.
- Hình ảnh Thánh Gióng bay về trời là một hình ảnh đẹp, lãng mạn, kì vĩ hóa về người anh hùng cứu nước. Thánh Gióng bay về trời, hóa thân vào vũ trụ bao la, từ chối công danh, để lại chiến thắng lẫy lừng cho nhân dân.
c) Kết bài:
- Hình ảnh Thánh Gióng in đậm trong tâm trí của nhân dân ta. Qua truyền thuyết, nhân dân bộc lộ ước mơ về một người anh hùng có tài năng phi thường đánh giặc cứu nước.
- Hiện nay, vào những kì Đại hội thể thao, đều lấy tên Hội khỏe Phù Đổng để biểu dương tinh thần yêu nước và "khỏe - để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc".
Nguồn: Sưu tầm