Ngữ văn [ Lớp 10] Tấm Cám

Hồng Minh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
802
413
169
Thanh Hóa
THPT Hà Trung

Lê Hoàng Đức Barcelona

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng mười 2014
427
259
194
Quảng Bình
THPT Đồng Hới
Theo anh thấy thì em cứ triển khai ý này ra các ý nhỏ như
- Ở hiền thì gặp lành: Tấm là cô gái hiền lành, chăm lo làm việc, có tấm lòng nhân hậu nên được bụt giúp, cưới được nhà vua, .....
- Ác giả ác báo: mẹ con cám đã phải chết vì sống quá ác động, .....
cứ triển khai và phân tích như thế thì ok ^^
 
  • Like
Reactions: Hồng Minh

thảo agase

Học sinh mới
Thành viên
31 Tháng mười 2017
4
1
6
21
Ninh Bình
Theo mình nghĩ thì mỗi câu chuyện cổ tích đều là những mơ ước của người dân xưa , bởi vì cuộc sống của họ là một bể khổ , bị đè nén bóc lột về cả vật chất lẫn tinh thần , Họ luôn bị khinh thường, rẻ rúng, bị tước đoạt quyền được yêu thương, quyền làm người như cô Tấm . Vậy nên họ đã sáng tác ra truyện cổ tích mà ở nơi đó cô Tấm sau bao vất vả khổ cực đã đến được bến bờ hạnh phúc , trở thành hoàng hậu , còn mẹ con Cám vì cay nghiệt đọc ác nên bị trừng trị thích đáng . Vậy nên mới nói truyện cổ tích chính là giấc mơ đẹp , ở đó họ gửi gắm hy vọng rằng ở hiền gặp lành , ác giả ác báo , ở đó họ có quyền tin vào hạnh phúc nhân nghĩa , vẹn toàn , ở đó họ có quyền hy vọng sẽ được gặp ông Bụt ,Bà tiên , và đó cũng là cách họ chối bỏ thực tại ở một xã hội phong kiến đầy rẫy bất công , hủ tục từ lâu đã không còn cho con người quyền được mơ ước
Đây là ý kiến riêng của mình . Chúc bạn thành công trên con đường học tập . Good luck
,
 
  • Like
Reactions: Hồng Minh

Narumi04

Học sinh gương mẫu
Thành viên
23 Tháng tư 2017
1,595
2,069
394
20
Vĩnh Long
THPT Lưu Văn Liệt
Mỗi câu chuyện cổ tích là giấc mơ đẹp của người lao động xưa. Bằng truyện cổ tích Tấm Cám, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Mọi người giúp mình với nhé. Cảm ơn mn nhiều:)
Gợi ý làm bài:
Đoạn 1: Nói về truyện cổ tích, như một giấc mơ đẹp, công lí luôn chiến thắng cái ác. Mà giấc mơ không có thực, có là niềm ước ao của con người.
Đoạn 2: Cuộc sống người nông dân ngày xưa khổ cực, rẻ rúng. Con người luôn mong ước một công bằng. Đó là lí do truyện cổ tích sinh ra.
Đoạn 3: Như tấm chẳng hạn, là một cô gái nghèo khổ, hiền lành bị cái ác bắt nạt. Cuối cùng lấy lại được công bằng.
Đoạn 4: Cám và mẹ ghẻ thì ngược lại, do ác nên gặp quả báo.
Đoạn 5: Chung quy lại nội dung trên, truyện cổ tích là giấc mơ đẹp.
 
  • Like
Reactions: Hồng Minh

elisabeth.2507

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
536
582
156
21
Nghệ An
THPT DC2
ko giỏi văn nên chỉ giúp đc thế này thui:
1. Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm:

a. Thân phận của Tấm:

- Mồ côi, bị mẹ ghẻ và cô em gái cùng cha hắt hủi, đày đọc, làm lụng suốt ngày.

-Bản chất của mâu thuẫn giữa Tấm và Cám:

+ Mâu thuẫn gia đình:
Tấm> <Cám (Chị em cùng cha khác mẹ)
Tấm> <dì ghẻ (Mẹ ghẻ con chồng)

==> Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn Tấm- Cám là chủ yếu xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng quyết liệt. Mâu thuẫn dì ghẻ con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ, không liên tục.

+ Mâu thuẫn xã hội:
Tấm > < Mẹ con cám
Thiện > < Ác
Người bị áp bức> < Kẻ áp bức

==> Mâu thuẫn phát triển thành xung đột một mất một còn và dẫn đến thiện thắng ác, ác bị trừng trị đích đáng, thiện thỏa nguyện ước mơ.

b. Con đường đến với hạnh phúc của Tấm:

* Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử độc ác:
- Đi bắt tép :
Tấm chăm chỉ bắt được giỏ tép đầy, bị Cám lười biếng lừa chị đổ tép sang giỏ mình => về nhận thưởng (yếm đỏ.
- Đi chăn trâu :
Gạt Tấm đi chăn đồng xa, Cám giết cá bống (người bạn an ủi của Tấm) ăn thịt.

- Đi xem hội :
Mẹ con Cám trắng trợn trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt => dập tắt niềm vui được đi hội củaT.
Được Bụt giúp, Tấm được đi hội và trở thành vợ vua.
Mẹ con Cám căm tức, tìm mọi cách hãm hại T khi cô trở thành vợ vua.

- Tấm là người bất hạnh, ý thức được thân phận chỉ biết chịu đựng, yếu đuối thụ động, nhường nhịn và khóc.

- Mẹ con cám : độc ác, nhẫn tâm, nhỏ nhen, lừa dối và hãm hại Tấm.

- Tấm luôn được sự trợ giúp của thần: Bụt xuất hiện an ủi, ban tặng vật thần kỳ:

+ Tấm mất yếm ->Bụt cho cá bống
+ Tấm mất cá bống -> Bụt chỉ cho hi vọng đổi đời
+ Tấm không được đi hội -> chim sẻ đến giúp
+Tấm bị chà đạp -> Bụt đưa Tấm trở thành vợ vua.

( Hình ảnh con bống, con gà, đàn chim sẻ, chiếc giày có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt hình ảnh chiếc giày đánh rơi là một trong những chi tiết, hình ảnh độc đáo bởi nó không chỉ là sự tưởng đẹp mà là còn cầu nối, cái cớ để so sánh với cám, dẫn đến Tấm gặp Vua, trở thành Hoàng hậu,mở màn hoàng loạt tội ác của mẹ con Cám.)

- Ý nghĩa, vai trò của các thế lực thần linh:

Bênh vực kẻ yếu, đem lại công bằng, dân chủ, hạnh phúc của những người lao động nghèo khổ trong XH.

Tấm đạt được hạnh phúc thể hiện triết lý dân gian : “ở hiền gặp lành”.

2. Cuộc đấu tranh quyết liệt giành lại hạnh phúc của Tấm:

-Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con cám phát triển ngày một căng thẳng gay gắt, quyết liệt thành xung đột một mất một còn mang tầm cỡ xã hội.

- Mẹ con Cám : chặt gốc cau giết Tấm => đưa thế Cám vào thế chị vào làm hoàng hậu => giết chim vàng anh (hóa thân lần 1 của Tấm) vướt lông ra vườn => chặt cây xoan đào (hóa thân lần 2 của Tấm) =>đốt khung cửi (hóa thân lần 3 của Tấm)==>sợ hãi khi Tấm trở về==>muốn xinh đẹp như Tấm.

- Khi bị mẹ con Cám tiêu diệt đến cùng (giếtTấm), Tấm đã quyết liệt phản kháng.

(Tấm về lo dỗ bố => trèo cau => ngã chết=> hóa thành vàng anh=> hót mắng Cám=>bị giết =>hóa cây xoan đào => bị chặt đóng khung cửi=>khung cửi nguyền rủa tội cướp chồng của Cám => bị đốt => mọc thành cây thị=> có một quả vàng thơm => về ở với bà lão => từ quả thị bước ra thành cô Tấm xinh đẹp => trở lại làm hoàng hậu.)

- Bị giết, Tấm vùng lên giành hạnh phúc, cô hoá thân thành: vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị(quả vàng thơm)

+ Bốn lần bị giết, bốn lần hóa thân của T chứng minh sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Cái thiện không chịu chết oan ức trong im lặng, vùng dậy huỷ diệt cái ác.

=> Cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái Thiện và cái Ác.

=> Quan niệm thiện thắng ác và tinh thần lạc quan,niềm tin vào chân lí, công bằng xã hội của người Việt xưa.

3. Ý nghĩa kết thúc truyện :

- Kết thúc truyện có hậu thể hiện triết lý : “ gieo gió gặp bão”, “ở hiền gặp lành”, “ở ác gặp dữ” và bài học cảnh báo : Đừng gây mâu thuẫn, thù oán.

- Con người phải tự mình bảo vệ hạnh phúc của mình, không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.

- Hành động trả thù của Tấm là đích đáng vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống.Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại.Mặt khác, mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội.Mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữ a người bóc lột và người bị bóc lột.Tóm lại, Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống, quyền làm người.

III.Tổng kết

- Đằng sau xung đột dì ghẻ con chồng, truyện cổ tích Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa cái Thiện và cái Aùc, giữa ndlđ và giai cấp bóc lột. Qua cách giải quyết xung đột, truyện nêu cao khát vọng, ước mơ được sống tự do, hạnh phúc, công bằng và tinh thần lạc quan của ndlđ về cuộc sống.

- Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của của hình tượng nhân vật :từ yếu đuối thụ động đế kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống, hạnh phúc cho mình
cong.png
=
tru.png



Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thần kì tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nói tiêu biểu nhất vì từ câu chuyện này, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ những đặc trưng nổi bật của loại truyện cổ tích thần kì.

So với cổ tích loài vật và cổ tích sinh hoạt, cổ tích thần kì là loại truyện mang những đặc trưng nổi bật của thể loại: Phản ánh mơ ước, nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái thiện, cái đẹp; yếu tố kì ảo tham gia như một phần không thể thiếu trong cốt truyện, làm cho truyện hấp dẫn và kết thúc truyện thường có hậu, mang lại sự vui vẻ, lạc quan, thoả mãn ước mơ của nhân dân.

Ngày bé thơ, mỗi chúng ta chắc hẳn đều được bà, được mẹ kế cho nghe rất nhiều truyện cổ tích. Có thể câu chuyện đó chúng ta đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần, thậm chí đã thuộc lòng những lời kế đó những không ai không tỏ ra thích thú, say sưa mỗi lần được nghe lại. Tôi nghĩ rằng sức hấp dẫn trong mỗi cậu chuyện chính là sự xuất hiện của lực lượng thần kì (yểu tố kì ảo) - đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích. Có đứa trẻ nào mà không háo hức, hồi hộp khi trong truyện hiện diện những ông Bụt, bà tiên, mụ phù thuỷ, con yêu tinh, những con vật, đồ vật thần kì, những phép màu biến hoá?

Theo PGS.TS Nguyễn Bích Hà, lực lượng thần kì hay còn gọi là yếu tố thẩn kì, trợ thủ thần kì là kết quả của những hư cấu dưới ánh sáng cuả trí tưởng tượng kì ảo và bay bổng của nhân dân. Có thể chia lực lượng thân kì thành ba loại: nhân vật, đồ vật - vật thể và sinh vật. Tấm Cám là câu chuyện trong đó xuất hiện rất nhiều yếu tố thẩn kì như ông Bụt (nhân vật), bộ áo mớ ba, Cái yếm lụa điều, cái xống lụa, khăn nhiều, đôi giày, chiếc yên cương, khung cửi (đồ vật - vật thể), cá bống, đàn chim sẻ, con ngựa, chim vàng anh, cây xoan đào, cây thị, quả thị (sinh vật). Trong đó, có lực lượng tự bản thân nó đã chứa đựng sức mạnh siêu nhiên, nhưng cũng có lực lượng thể hiện năng lực thẩn kì của mình thông qua sự biện hoá kì ảo. Và tất nhiên, các yếu tố thẩn kì, các phép biến hoá đó không xuất hiện trong truyện một cách ngẫu nhiên, hoặc chỉ để gia tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện một cách đơn thuần. Chúng còn đảm nhận, các chức năng nhất định, đóng góp vai trò nhất định đối với quá trình phát triển của cốt truyện cũng như góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện.

Đọc Tấm Cám ta thấy, ở chặng đầu tiên của truyện, nhân vật Tấm luôn phải chịu sự chèn ép, áp bức của mẹ con Cám. Mỗi lẩn bị chúng ức hiếp, Tâm chỉ biết khóc. Và lần nào Tấm khóc, Bụt cũng xuất hiện để động viên, giúp đỡ nàng. Tấm bị Cám lừa trút hết tôm tép vào giỏ của mình, Bụt hiện lên chỉ cho Tấm thật trong giỏ còn một con bống và dặn Tấm mang về nhà nuôi. Bống bị giết, Tâm khóc, Bụt chỉ cho Tấm nhặt xương bống chôn bỏ vào lọ, chôn vào bốn chân giường. Tấm không được di xem hội, phải ở nhà nhặt thóc gạo bị trộn lẩn, Bụt sai đàn và ngựa để đi xem hội. Sự xuất hiện của Bụt luôn kịp thời, giải thoát cho Tấm khỏi những trắc trở, bế tắc trong cuộc sống. Không có Bụt, liệu răng Tấm có thể vượt qua bao oan nghiệt do mẹ con Cám gieo lên cuộc đời nàng?

Bên cạnh sự xuất hiện của nhân vật thần kì ông Bụt, truyện còn có rất nhiều sự biến hóa thần kì. Ban đầu là xương bống bỏ trong lọ đem chôn ở bốn chân giường hoá thành trang phục đẹp, ngựa đẹp và yên cương đẹp. Có thể hiểu đây là món quà mà bụt ban cho Tấm để nàng có thể đến dự hội do nhà vua mở và có cơ hội trở thành hoàng hậu. Lần theo câu chuyện, chúng ta tiệp tục được chứng kiến năm lần hoá thân kì diệu của Tấm. Ngày giỗ cha, Tấm vê nhà, bị dì ghẻ lừa trè lên xé buồng cau giỗ bố. Ở dưới gốc, dì ghẻ chặt cau. Tấm Chết hóa thành vàng anh. Vàng anh bị mẹ con Cám bắt ăn thịt, vứt lông ra vườn. Lông chim vàng anh hoá thành hải xoan đào. Xoan đào bị mẹ con Cám chặt lấy gỗ làm khung cửi. Rồi khung cửi bị mẹ con Cám đốt, đổ tro ra lề đường xa hoàng cung. Từ đống tro mọc lên cây thị chỉ ra một quả. Từ quả thị, Tấm hiện ra, xinh đẹp hơn trước. Nếu không phải trong cổ tích, và nếu không phải trong một câu chuyện thấm đẫm tư tưởng Phật giáo như Tấm Cám, chúng ta sẽ chẳng bao giờ được chứng kiến những lần hoá thân kì diệu như vậy. Năm lần hoá thân của Tấm là năm lần tác giả dân gian vạch trần, tố cáo tội ác dã man của mẹ con Cám. Nhưng hơn nữa, những lần hoá thân này thể hiện sức sống, lòng ham sống mãnh liệt và tinh thần đấu tranh quyết liệt của Tấm. Càng bị đày doa Tấm càng kiên cường hơn gấp bội.

Trong năm lần hoá thân này, nhân vât thần kì (Bụt) không hề xuất hiện. Như vậy, có thể khẳng định, sự biến hóa ở đây có vai trò nâng đỡ nhân vật Tấm tự thân đấu tranh để giành lại sự sống của chính mình. Và nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy rằng Tấm luôn lựa chọn hóa thân vào những nhân vật tươi đẹp, có ích cho cuộc sống. Chim vàng anh là loài chim có tiếng hót rất hay, cây xoan đào cành lá xum xuê, khung cửi dệt vải và cây thị thì cho quả thơm. Điều đó cho thấy dù hóa thân vào sinh thể nào, Tấm cũng luôn cố gắng lương thiện có ích.

Những yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện trước hết mang lại màu sắc thần kì cho câu chuyện. Sức hấp dân của Tấm Cám nói riêng và của bản hết các chuyện cổ tích đều nằm trong chính các yếu tố này. Tất nhiên, các yếu tố thần kì xuất hiện trong truyện không chỉ để mang lại cho mỗi câu chuyện sức lôi cuốn mãnh liệt mà còn là một phương tiện nghệ thuật phản ảnh ước mơ,nguyện vọng của nhân dân lao động. Đây cũng chính là nét đặc nung thứ hai của truyện cổ tích.

Tác giả của văn dân gian nói chung và của truyện cổ tích nói riêng là những người dân lao động. Cuộc sống của họ vốn rất lam lũ, khốn khổ. Trong xã hội phong kiến xưa, hưởng xuyên phải chịu dựng những áp bức, bất công những chèn ép vô lí tù phía giai cấp thống trị. Từ những mâu thuẫn trong phạm vi gia đình (dì ghẻ - con chồng, mẹ chồng - nàng dâu…) đến những mâu thuẫn trong phạm vi xã hội (giàu – nghèo, thiện – ác), tất cả điều rất khó điều hòa. Những con người ở phe chính nghĩa chỉ còn biết sáng tạo nên những câu chuyện, những lời ca, điệu hát…và gửi gắm vào đó ước mơ cháy bỏng về lẽ công bằng, về sự chiến thắng trước những điều vô nghĩa. Trong Tấm Cám mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám trước hết là mâu thuẫn trong phạm vị gia đình, giữa dì ghẻ với con chồng. Nhưng suy rộng ra, đó còn là một mâu thuẫn xã hội, giữa cái Thiện và cái Ác. Cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác là cuộc chiến không cân sức. Ban đầu, cái Thiện luôn chiếm yếu thế, luôn đơn độc. Do đó tác giả dân gian luôn viện đến lực lượng thần kì để cứu nguy cho cái Thiện, trừng trị cái Ác.

Tấm là nhân vật đại diện cho phe chính nghĩa, cho cái Thiện nên Tâm xứng đáng được sống hạnh phúc. Tấm chịu thương chịu khó, ngoan hiền, hiếu thảo lại xinh đẹp nên luôn được Bụt hiện lên giúp đỡ, nên xứng đáng được làm hoàng hậu. Ngôi vị hoàng hậu vừa là giấc mơ, vừa là phẩn thưởng mà nhân dân lao động đã trao cho Tấm. Năm lần Tấm bị hãm hại cũng là năm lân Tấm liên tục đầu tranh, kiên quyết vạch trần tội ác của mẹ con Cám, kiên quyết đòi lại sự sống của mình. Sáng tạo những chỉ tiết biến hoá thần kì này, nhân dân ta muốn gửi gắm ước mơ một cuộc sống công bằng, hạnh phúc. Chiến thắng của Tấm trước những thủ đoạn tàn ác của mẹ con Cám thực chất là chiến thắng của cái Thiện của lẽ công bằng trước cái Ác, trước sự bất công trong xã hội. Đó chính là ước mơ, là nguyện vọng muôn đời của nhân dân đã gửi gắm trong truyện tích Tấm Cám.

Một trong những lí do khiến con trẻ luôn yêu thích còn bởi kết thúc mỗi câu chuyện rất có hậu. Kết thúc truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh được lấy công chúa, mẹ con Lí Thông bị sét đánh, biến thành bọ hung. Kết thúc Cây khế, người anh tham lam bị rơi xuống biển Đông còn người em giàu lòng vị tha được sống sung sướng, hạnh phúc cùng vợ con và vui vầy cùng bà con hàng xóm. Kết thúc có hậu là nét đặc trưng thứ ba của truyện cổ tích. Tất nhiên, Tấm Cám cũng có kết thúc như thế. Tấm được trở lại làm người và xinh đẹp hơn trước gấp bội phần. Quan trọng hơn, Tấm được đoàn tụ với nhà vua - người chống yêu dấu của mình. Sau bao gian khố, đau thương cuối cùng Tấm giành lại được cuộc sống hạnh phúc xứng đáng. Mẹ con Cám luôn làm điều bất nhân hãm hại Tấm nên đã bị trừng trị thích đáng. Cám bị Tấm dội nước sôi cho chết và mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết. Cái Ác cuối cùng cũng phải đền tội.

Như vậy, từ truyện cổ tích Tấm Cám. Chúng ta phần nào nhận biết được cách khá rõ nét về các đặc trưng của loại truyện cổ tích thần kì nói riêng và thể loại văn học dân gian - truyện cổ tích nói chung. Từ đây, soi chiếu vào bất cứ câu chuyện cổ tích nào, đặc biệt là cổ tích thần kì, chúng ta cũng dễ dàng thấy những đặc trưng đó. Không có yếu tố này cốt truyện sẽ không phát triển được hoặc phát triển theo cách khác, theo chiều hướng khác và tác phẩm sẽ không còn là một câu chuyện cổ tích. Đồng thời nó sẽ giúp nhân dân lao động thực hiện những giấc mơ đẹp, biến những khát vọng, mơ ước của mình thành hiện thực trong tác phẩm. Yếu tố thần kì chính là nét đặc trưng không thể thiếu của truyện cổ tích thần kì, góp phần quan trọng tạo nên một thế giới cổ tích lấp lánh, mang vẻ đẹp kì diệu và sức hấp dẫn kì lạ đối với con người.
nguồn internet
 
Top Bottom