Văn Ngữ văn - Kì II

tuananh982

Á quân kiên cường WC 2018
Thành viên
5 Tháng tư 2017
2,897
7,032
694
Quảng Trị
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NHẰM PHỤC VỤ NHU CẦU ÔN TẬP THI HKII CỦA CÁC BẠN, MÌNH ĐĂNG TOPIC NHẰM CHIA SẺ Đ/C VĂN MÌNH ĐÃ SOẠN, CHÚC MN HỌC TỐT.

I) Văn:


1) Ca Huế trên sông Hương:

- Tác giả: Hà Ánh Minh.

- Nội dung: Vẻ đẹp của Huế, một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, bảo tồn.

- Nghệ thuật: Bút kí về sinh hoạt, văn hóa: tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương, vừa giới thiệu những làn điệu dân ca Huế bằng giọng văn trữ tình.

2) Sống chết mặc bay:

- Tác giả: Phạm Duy Tốn.

- Nội dung: Lên án gay gắt bọn quan lại phong kiến vô nhân đạo và bày tỏ niềm thương cảm vô hạn trước cảnh khổ của nhân dân.

- Nghệ thuật: Truyện ngắn hiện đại có nghệ thuật viết phong phú, (tương phản và tăng cấp), lời văn cụ thể, sinh động.

3) Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu:

- Tác giả: Hồ Chí Minh.

- Nội dung: Vạch trần bộ mặt giả dối, tư cách hèn hạ của một tên thực dân phản bội giai cấp, đồng thời ca ngợi tư cách cao thượng, tấm lòng hi sinh vì dân vì nước của một nhà cách mạng anh hùng.

- Nghệ thuật: Truyện ngắn có giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng, hư cấu, xây dựng tình huống đặc biệt, khắc họa thật sắc sảo hai nhân vật hoàn toàn đối lập.

4) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (nghị luận chứng minh):

- Tác giả: Hồ Chí Minh.

- Nội dung: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Nghệ thuật: Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, lí lẽ diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động và dễ hiểu. Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.

5) Đức tính giản dị của Bác Hồ (Chứng minh kết hợp với giải thích, bình luận):

- Tác giả: Phạm Văn Đồng.

- Nội dung: Bác Hồ giản dị ở mọi phương diện. Sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

- Nghệ thuật: Luận điểm ngắn gọn, tập trung. Luận cứ xác đáng, toàn diện. Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

6) Ý nghĩa văn chương (giải thích kết hợp với bình luận):

- Tác giả: Hoài Thanh.

- Nội dung: Văn chương có nguồn gốc từ tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương phản ánh và sáng tạo ra sự sống, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sâu sắc.

- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu.

II) Tiếng Việt:

1) Câu đặc biệt:

- Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

- Câu đặc biệt thường dùng để: xác định thời gian, nơi chốn diến ra sự việc được nói đến trong đoạn; liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; bộc lộ cảm xúc; gọi đáp.

- Ví dụ: Thật là tuyện vời!; Khổ quá!;.........

2) Câu chủ động:

- Khái niệm: Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

- Ví dụ:

+ Em đã làm hết số bài tập cô giao.

+ Mình đang làm bài tập về nhà.

+ Tôi đang chép bài.

3) Câu bị động:

- Khái niệm: Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)

- Ví dụ:

+ Bông hoa này đã được bố tôi tưới nước sáng qua.

+ Răng của chúng ta cần phải được làm sạch 2 lần 1 ngày.

+ Lúa được bà con thu hoạch sớm.

4) Liệt kê:

- Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

- Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

- Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.

- Ví dụ: SGK Văn tập 2 t.105.

5) Dấu gạch ngang:

- Công dụng:

+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Ví dụ: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu.

+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

Ví dụ: Có người kẽ nói:

– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

– Mặc kệ!

+ Nối các từ nằm trong một liên danh.

Ví dụ: Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.

(Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối đọc trong SGK trang 130)

6) Dấu chấm lửng:

- Dùng để:

+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

Ví dụ: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,...

+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

Ví dụ: Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Ví dụ: Cuốn tiểu thuyết được viết trên... bưu thiếp.

7) Dấu chấm phẩy:

- Dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Ví dụ: Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sau vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Ví dụ: Có kẻ nói khi các ca sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.

III) Tập làm văn:

Lập luận giải thích là dùng lí lẽ để giải thích và khẳng định một vấn đề mà người đọc không biết.
Ví dụ như, đề bài cho: "Hãy giải thích lòng nhân ái là gì" thì đơn giản là bạn chỉ việc giải thích nghĩa của "lòng nhân ái" và biểu hiện của nó rồi khẳng định lòng nhân ái là một đứng tính tốt bằng các lí lẽ, dẫn chứng, cũng giống như việc bạn giải thích cho bạn mình hiểu một cái gì đó.
Dàn bài cố định:

- MB: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.

- TB: Giải thích và khẳng định tính đúng đắn của vấn đề đó.

- KB: Khẳng định lại vấn đề và đưa là lời khuyên (bài học).
 
Top Bottom