Văn ngu van 9

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Trong bài thơ Kính gửi Cụ Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu viết:

Tiếng thơ ai động đất trời,

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu.

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày...

Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc ta. Truyện Kiều là kiệt tác của nền thi ca cổ dân tộc sáng ngời tinh thần nhân đạo, về phương diện nghệ thuật, áng thơ này là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, tả tình, tự sự v.v... đem lại cho nhân dân ta nhiều thú vị văn chương.

Đoạn thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong Truyện Kiều. Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của truyện thơ, một thiếu nữ tài, sắc vẹn toàn đã được thi hào khắc họa một cách thần tình, mĩ lệ.

1.Đoạn thơ gồm 24 câu: 4 câu đầu giới thiệu chung hai chị em Kiều là hai ả tố nga của ông bà Vương Viên ngoại, 4 câu tiếp theo nói về sắc đẹp Thúy Vân, 12 câu tiếp theo nói về tài sắc Thúy Kiều, 4 câu cuối đoạn ca ngợi đức hạnh của hai chị em Kiều.

Hai chị em Kiều mang vẻ đẹp thanh tao, trinh trắng như "mai", như tuyết", mỗi người một vẻ đẹp riêng, toàn thiện, toàn mĩ:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp của một thiếu nữ "đoan trang", "trang trọng khác vời"- rất quý phái: khuôn mặt "đầy đặn" tươi sáng như vầng trăng, mắt phượng mày ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc.. Còn gì đẹp hơn về mái tóc, màu da của nàng? - "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da". Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả sắc đẹp Thúy Vân, tạo nên những hình ảnh ẩn dụ đầy gợi cảm. Tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du để khẳng định Kiều là một giai nhân tuyệt thế:

Kiều cùng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Dung nhan Thúy Kiều đẹp lắm "nghiêng nước nghiêng thành". Mắt đẹp trong như sắc nước mùa thu, lông mày thanh tú xinh xắn như dáng núi mùa xuân; một vẻ đẹp đằm thắm, xanh tơi mơn mởn khiến cho "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". Ngòi bút tả người của thi hào biến hóa, đa dạng: kết hợp thần tình các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, thậm xứng với sự vận dụng tinh tế thi liệu cổ (nghiêng nước nghiêng thành) tạo nên những vần thơ đẹp gợi cảm. Hình bóng giai nhân được phác họa đôi ba nét chấm phá ước lệ nhưng hết sức thần tình, để lại cho người đọc bao cảm xúc, trân trọng:

Làn thu thủy, nét xuân sơn.

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Hóa công như đã ưu đãi dành cho Kiều tất cả "Sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Thông minh bẩm sinh "tính trời", tài hoa lỗi lạc xuất chúng: thơ tài, họa giỏi, đàn hay; môn nghệ thuật nào nàng cũng tuyệt giỏi, cũng thành "nghề", "ăn đứt" thiên hạ:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghề, đủ mùi... lầu bậc... nghề riêng ăn đứt...

Khi tả tài sắc Thúy Kiều, thi hào không chỉ nói lên cái tuyệt vời của hiện tại mà còn hàm ý dự báo về tương lai của nàng, sắc đẹp kiều diễm "hoa ghen... liễu hờn...” với bản đàn "Bạc mệnh" mà nàng sáng tác ra "lại càng não nhân" như gợi ra trong tâm hồn chúng ta một ám ảnh "định mệnh" mà nhà thơ đã khẳng định: "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen",... "Chữ tài liền với chữ tai một vần",... Gần hai thế kỉ nay, bức chân dung giai nhân này qua đoạn thơ Chị em Thúy Kiều đã để lại trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam một sự cảm mến nồng hậu, một sự phấp phỏng lo âu đối với người con gái đầu lòng của Vương ông. Đó là tài năng đích thực của Nguyễn Du về nghệ thuật tả người.

Đức hạnh là cái gốc của con người. Thúy Kiều không chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh. Nàng được hưởng một nền giáo dục theo khuôn khổ của lễ giáo, của gia phong. Tuy sống trong cảnh "phong lưu rất mực hồng quần", đã tới "tuần cập kê" nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, đức hạnh:

Ềm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Tóm lại, Thúy Kiều là một nhân vật tuyệt đẹp trong Đoạn trường tân thanh. Thi hào Nguyễn Du với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ ca trác việt miêu tả Thúy Kiều bằng những vần thơ lục bát đẹp nhất. Ông đã dành cho nhân vật bao tình cảm yêu mến, trân trọng sâu sắc. Sự kết hợp tài tình bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ, nhất là ẩn dụ so sánh, một ngôn ngữ thơ tinh luyện, hàm súc, hình tượng và gợi cảm để vẽ nên bức chân dung mĩ nhân bằng thơ sáng giá nhất trong nền văn học cổ nước nhà. Thúy Kiều mang một "lí lịch" ngoại tộc nhưng dưới ngòi bút thiên tài của thi hào Nguyễn Du, nàng xuất hiện với bao phẩm chất tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. Vẻ đẹp nhân văn toát lên từ hình ảnh Thúy Kiều là vẻ đẹp văn chương của đoạn thơ này.
nguồn: loigiaihay.com
chị tìm các ý chính rồi viết thành đoạn văn
 

TH trueMilk

Học sinh tiến bộ
Thành viên
13 Tháng mười 2017
258
552
154
20
Nghệ An
Làm nên sự thành công rực rỡ của kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ ở nội dung phản ánh sâu sắc, nhân văn; nghệ thuật “ ngụ cảnh tả tình” bậc thầy của nhà văn mà còn nằm trong cách xây dựng chân dung nhân vật chân thực, bức phá. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” mà xuất sắc nhất là trong xây dựng chân dung nhân vật Thúy Kiều.

Trong đoạn trích này, Nguyễn Du không miêu tả ngay Thúy Kiều mà nhận xét, đánh giá trong sự so sánh, đối chiếu với Thúy Vân:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”\​
“Sắc sảo” ở đây là vẻ đẹp trí tuệ.“Mặn mà” lại là vẻ đẹp ngoại hình đằm thắm. Nhan sắc của Thúy Kiều so với Thúy Vân rõ ràng có thêm chiều sâu, quyến rũ. Đã vậy, nhà thơ còn khẳng định sự vượt trội hơn hẳn của Kiều bằng những từ ngữ chỉ mức độ như: “ càng”, “hơn”.

Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước, lấy Thúy Vân làm nền để trên đó vẻ đẹp Thúy Kiều được tỏa sáng!

Nhan sắc của Thúy Kiều được Nguyễn Du tái hiện:

“ Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng như “ thu thủy”- nước mùa thu, “xuân sơn”- núi mùa xuân.​

Vẫn lấy thiên nhiên như “hoa”, “liễu” làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người. Nhưng không tả chi tiết như Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả nàng Kiều theo lối điểm nhãn. Ngòi bút thiên tài chỉ tập trung vào đôi mắt và vẻ thanh tân,tươi thắm.
Đôi mắt nàng Kiều được ví như làn nước mùa thu long lanh, trong sáng. Ẩn dụ “ làn thu thủy” vừa gợi tả vẻ đẹp nhan sắc vừa toát lên sự tinh anh, trí tuệ. Hơn thế nữa, Nguyễn Du miêu tả ngoại hình mà biểu đạt cả vẻ đẹp nội tâm. Vì, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, soi vào đôi mắt như nước hồ thu ấy, ta có thể thấy tâm hồn nàng trong trẻo, thanh sạch biết bao!

Đôi mắt đẹp lại ẩn dưới nét mày thanh nhẹ, tươi non như sắc núi mùa xuân thì càng thêm quyến rũ. Thúy Kiều đã vượt lên trên vẻ đẹp hoàn hoàn của Thúy Vân, để trở thành cái đẹp tuyệt đích, có một không hai! Dùng ý ở câu thơ chữ Hán: “ Nghiêng nước nghiêng thành”, Nguyễn Du nhấn mạnh hơn nữa sắc đẹp có sức mê hoặc làm thành nghiêng, nước đổ của nàng Kiều.

Tuy nhiên, với Thúy Vân, thiên nhiên “ thua”, “nhường”. Còn trước nàng Kiều, thiên nhiên “ hờn”, “ghen”, đố kị:

“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”​

Vẻ đẹp của nàng hoa phải ghen, nét thanh xuân của nàng liễu phải hờn.Chữ “hờn”, “ghen” trong phép tu từ nhân hóa mà Nguyễn Du sử dụng nhấn tả dung nhan của nàng Kiều, mặt khác thể hiện rõ sự đối kháng, không tương hợp với con người và thiên nhiên.“ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen nên nhan sắc của Thúy Kiều cũng dường như là một dự báo về cuộc đời nổi chìm, bất hạnh, giông bão.

Tả Thúy Vân, Nguyễn Du chủ yếu miêu tả về nhan sắc. Với Thúy Kiều “ Sắc đành đòi một tài đành họa hai”, Nguyễn Du dành một phần tả sắc, hai phần tả tài:

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”
Trí tuệ của nàng Kiều là trời cho, thiên bẩm.“ Thi họa đủ mùi ca ngâm” là làm thơ, vẽ tranh, đàn hát Thúy Kiều đều rất mực tài hoa. Trong đó, “ăn đứt” hơn hẳn người khác là tài đàn:

“Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”​

“ Làu bậc ngũ âm” là sự điêu luyện trong kĩ thuật chơi đàn. Tiếng đàn của nàng Kiều không chỉ ngân lên những âm thanh huyền diệu mà còn nức nở nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi nốt nhạc rung lên là mỗi tiếng ai oán, não nùng, khổ đau, sầu thảm. Cung đàn “ bạc mệnh” Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim giàu trắc ẩn, đa cảm, đa sầu.

Như vậy, qua việc khắc họa chân dung nhân vật Thúy Kiều ta có thể thấy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp sắc- tài- tình. Cả sắc và tài của Kiều đều đạt đến độ tuyệt mĩ nhưng chính tài, sắc ấy đã ngầm dự báo một tương lai không yên ổn.Miêu tả ngoại hình, tài năng mà dự báo số phận, hé mở tâm hồn là đặc sắc của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người.
Bổ sung
 

hoangthianhthu1710

Ngày hè của em
Thành viên
22 Tháng sáu 2017
1,583
5,096
629
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
Làm ơn giúp mình viết một đoạn văn phân tích nhân vật Thúy Kiều.
Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tác phẩm bất hủ luôn gắn liền với tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện tập trung xoay quanh cuộc đời sóng gió của Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị những thế lực đen tối của xã hội phong kiến khiến cho nàng phải trải qua những đau thương vô cùng tận. Thế nhưng, trong đau khổ, ở Kiều vẫn ánh lên vẻ đẹp của một người con gái đẹp với phẩm hạnh cao quý của mình.

Ngay từ đầu tác phẩm, đại thi hào Nguyễn Du đã giành sự ưu ái rất lớn cho Thúy Kiều. Nàng có tài, có sắc, mà cả tài và sắc đều ở mức độ “mười phân vẹn mười”. Đáng lẽ, nàng sẽ có một cuộc sống vô cùng tốt đẹp bên cha mẹvà hai người em của mình. Thế nhưng, “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, tai họa bất ngờ ập đến với gia đình nàng. Là một người con hiếu thảo, không nỡ để cha và em mình bị vu oan, bị tra tấn, lại trước tình cảnh lũ quan lại mè nheo, quấy nhiễu để vòi tiền “ Có ba trăm lạng việc này mới xong”, nàng đã phải bán mình chuộc cha. Đây là một việc làm quá sức tưởng tượng đối với một người con gái lớn lên trong sự giáo dục đầy đủ, với phẩm hạnh thanh cao và cốt cách cao quý. Thế nhưng, Kiều đã vượt qua tất cả để có thể cứu gia đình của mình. Nàng nguyện hi sinh thân mình để đổi lấy an ổn cho mọi người. Nàng cũng đau đớn chặt đứt dây tình với Kim Trọng để có thể thực hiện lòng hiếu thảo của mình. Ngay cả khi cuộc đời bắt nàng trôi dạt khắp nơi “ Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, nhưng lúc nào nàng cũng không lo cho bản thân, mà chỉ nhớ đến gia đình, nhớ đến cha mẹ già mà nàng không thể chăm sóc. Kiều là một người con gái vô cùng hiếu thảo, nàng chấp nhận hi sinh thân mình, ngay cả khi xót thương cho mình, nàng cũng xót thương cho cha mẹ:
“Dặm nghìn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!”
Nàng nghĩ đơn giản, chỉ là gả cho Mã Giám Sinh làm thiếp, ai ngờ bị hắn lừa bán nàng vào lầu xanh, xa xôi cách trở, không thể trở lại thăm gia đình. Mặc dù đã có hai em, nhưng phận làm con, nàng vẫn luôn đau đáu nhớ về cha mẹ, không biết cha mẹ có khỏe không. Nàng thương cả cho cha mẹ luôn nhớ thương về mình mà bặt vô âm
Trong gia đình, Kiều là một người con hiếu thảo. Trong tình yêu, Kiều cũng là một người con gái vô cùng chung thủy. Thúy Kiều và Kim Trọng đã cùng nhau trao kỉ vật làm tin, cùng nhau thề nguyền dưới trăng. Vậy mà tai họa ập đến, Kiều tự tay cắt đứt dây tơ hồng vừa bén, thế nhưng nàng vẫn tự nghĩ mình là người khiến cho Kim Trọng đau lòng. Trong lúc phải bán mình chuộc cha, lẽ ra, nàng là người bi thương hơn ai hết, thế nhưng nàng chỉ nghĩ cho Kim Trọng mà không nghĩ đến bản thân. Không chỉ có thế, Kiều còn giao duyên cho em gái mình là Thúy Vân để chăm sóc Kim Trọng thay cho nàng. Nàng quyết tâm trở thành người con hiếu thảo, nhưng trái tim nàng vẫn như vỡ ra từng mảnh.
Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều là một người trọng tình trọng nghĩa. Điều này thể hiện rõ ràng nhất qua đoạn trích Kiều báo ân, báo oán. Trong cuộc đời nàng, có rất nhiều người giúp đỡ, cũng có vô số kẻ hãm hại nàng, nàng đều trả lại hết. Đối với những người có ơn với nàng: “Ngàn vàng gợi chút lễ thường/ Mà tỏng Phiếu Mẫu mấy vàng cho cân”. Nàng báo ơn, nhưng vẫn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nàng, mà không vật chất nào có thể thay thế. Đối với những kẻ đã từng hãm hại nàng, nàng cũng không hề nương tay, khiến cho chúng phải “ Máu rơi thịt nát tan tành/ Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời”. Ngoại trừ Hoạn Thư với khả năng biện hộ khéo léo được Kiều tha cho, còn lại, tất cả lũ gian ác đều phải chịu trừng phạt.
Mười năm lăm khổ cực trôi qua, chẳng được mấy ngày an ổn, cuối cùng Kiều trở về trong sự vui mừng của gia đình, của mối tình đầu Kim Trọng. Thế nhưng nàng nhất quyết không thành đôi cùng Kim Trọng, mà chỉ làm bạn với chàng. Được sống cùng gia đình, được làm bạn với Kim Trọng đã là hạnh phúc hơn biết bao ngày qua của nàng rồi. Ở đoạn kết, Nguyễn Du có viết:
“Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao”
Vậy ra, tất cả đều do ông trời cả!
Thúy Kiều xứng đáng là một nhân vật điển hình cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị các thế lực đen tối hãm hại, xô đẩy, phải sống một cuộc đời cay đắng, tủi nhục. Nhưng ngay cả trong đau khổ, ở nàng vẫn ánh lên một nhân cách thanh cao, phẩm cách cao quý khiến cho bao người xót thương, kính trọng.
Nguồn: gg
 
Top Bottom