Ngữ văn 9 nghị luận

H

happy.swan

Có nhiều cách mở bài khác nhau. Bạn có thể trực tiếp đi vào vấn đề hoặc từ vấn đề bài đặt ra liên hệ với một vấn đề khác trong kiến thức của bạn nhưng nên nhớ phải đặt được vấn đề sao cho phù hợp đủ để người đọc hiểu tránh tràn man hoặc quá cụ thể chung chung.
Chúc bạn viết mở bài tốt!
 
C

cun.yeu.22071998

Kinh nghiệm trong việc làm mở bài của mình nè:
Cần phải dẫn dắt vấn đề cần nghị luận (có thể lấy từ đời sống thực tế hằng ngày). Sau đó bạn có thể dẫn dắt một số tác phẩm có liên quan tới chủ đề và dẫn tới văn bản học.
vd: Hãy nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử qua bài thơ "Con cò"- Chế Lan Viên
Tình mẫu tử là một tình cảm thật thiêng liêng, cao đẹp và rất vĩ đại. Đây cũng là một đề tài quen thuộc trong văn chương Việt Nam nói riêng và nền văn học toàn thế giới nói chung. Em cũng đã được biết đến nhiều tác phẩm như "Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ"- Nguyễn Khoa Điềm, "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"- Nguyễn Khuyến, đoạn trích "Trong lòng mẹ"- Trích "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng hay bài thơ "Mây và sóng"- Ta-go... Và ta lai một lần nữa bắt gặp tình mẫu tử thiêng liêng ấy qua bài thơ "Con cò"- Chế Lan Viên. Bài thơ đã góp thêm một nốt nhạc vào bài ca tình mẫu tử bất diệt trong văn chương.
 
P

phaletinhyeu115

Có 4 cách mở bài :
+ Trực tiếp: Nêu ra vấn đề
Trước hết bạn cứ nói thẳng ra vấn đề cần nghị luận rồi bắt đầu chuyển ý là được.
+ Gián tiếp: đi từ những vấn đề liên quan đến vấn đề chính
Cái này đòi hỏi phải có tính cảm thụ đề tốt, theo mình thì không cần phải lòng vòng quá mức để tránh tốn thời gian, lan man và lạc đề. Đối với các phẩm chất đạo đức gắn liền với người Việt, bạn nên dựa vào đó để khai triển mở bài. Đối với các sự việc, hiện tượng, bạn nên nói đến cái tác hại/lợi ích, độ lan tỏa của vấn đề hoặc suy nghĩ của chính bạn. Đó là theo mình thôi nhé.
+ Lật ngược vấn đề : từ tốt thành xấu, từ xấu thành tốt vậy thôi.
Dạng mở bài này thường dành cho HSG Văn, cũng tương đối dễ. Chỉ áp dụng với thể loại nghị luận, theo mình khi bí qua rồi thì nên chọn hướng này. Nói đến mặt xấu sau đó suy ra mặt tốt và ngược lại, thế thôi.
+ Giới thiệu nội dung, xuất xứ : đa số dành cho các bài nghị luận văn học.
Tương đối dễ vì bạn chỉ cần học nội dung, xuất xứ của văn bản rồi ghi ra sau đó chuyển ý vào đề tài chính là xong.
Đấy là kinh nghiệm của mình.
 
Top Bottom