Văn [Ngữ văn 9]Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 Bài tập đạo lí mà em học được từ truyện ''Lục Vân Tiên ''của Nguyễn Đình Chiểu(viết đoạn văn)
Bài 2 Qua đoạn trích ''Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ''hãy phân biệt sắc thái riêng , từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Bài 1 Bài tập đạo lí mà em học được từ truyện ''Lục Vân Tiên ''của Nguyễn Đình Chiểu(viết đoạn văn)
Bài 2 Qua đoạn trích ''Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ''hãy phân biệt sắc thái riêng , từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích
bài 1
+ Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình chacon, mẹ con, tình cảm bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời:thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
bài 2
Lục Vân Tiên đánh cướp:
- Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng của tác phẩm ( thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của tác giả về conngười trong cuộc sống đường thời…). Đây là một chàng trai vừa rời trường học,bước vào đời lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, thi thố tài năng, cứu người giúp đời. Trận đụng độ với bọn cướp Phong Lai hung dữ là thử thách đầu tiên, cũng là cơ hội hành động dành cho chàng.
"Vân Tiên ghé lại bên đàng
......................
......................phủ vây bịt bùng."

Bốn câu thơ làm hiện lên hình ảnh một chàng trai giàu lòng nghĩa hiệp, giữa đường gặp chuyện bất bình thì sẵn sàng xả thân ra tay cứu giúp, không cần phải so đo tính toán.Vân Tiên chỉ có một mình với tay không đánh giặc, trong khi bọn cướp đông đảo,gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng: “Người đều sợ nó cò tài khôn đương”. Vậy mà chàng không hề run sợ, vẫn “bẻ cây làm gậy” xông vào đánh cướp. Hành động mau lẹ đến thế phải của một người gan góc, quả cảm,coi việc cứu dân là trách nhiệm của bản thân.
- Hình ảnh VânTiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp,thật oai hùng. Bọn cướp “bốn phía bủa vây bịt bùng” nhưng Vân Tiên không chút nao núng:
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

-> Không tả tỉ mỉ trận chiến, chỉ bằng mấy dòng thơ ngắn gọn mà đặc sắc cùng nghệ thuật so sánh, tác giả đã làm nổi bật một dũng tướng đánh nhanh, kín võ, sánh ngang Triệu Tử Long thời Tam Quốc trong trận phá vòng vây quân Tào bảo vệ ấu chúa. Sức mạnh của chàng là kết tinh sức mạnh của nhân dân , của điều thiện nên nó vô địch:
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

-> Lời thơ chân chất, mộc mạc song hồn thơ thì chan chứa dạt dào. Nó nêu bật một chân lý: kẻ bất nhân độc ác thì thảm bại, người anh hùng làm việc nghĩa tất yếu sẽ chiến thắng. Vân Tiên đã chiến thắng bởi sức mạnh của nhân nghĩa, của lẽ phải, sức mạnh của tình yêu thương và lòng dũng cảm kiên cường. Chàng chính là hiện thân của người anh hùng thượng võ, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, dám bênh vực kẻ yếu, tiêu diệt mọi thế lực bạo tàn.
Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga:
- Cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài cũng rất từ tâm nhân hậu.
- Thấy hai cô gái còn chưa hết sợ hãi, Vân Tiên “động lòng” thương xót,ân cần hỏi han,an ủi họ:
Vân Tiên nghe nói động lòng
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.

- Khi nghe trong kiệu vọng ra tiếng nói muốn được tạ ơn, Vân Tiên vột gạt đi ngay:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Câu thơ này vừa chứa đựng sự câu nệ của lễ giáo phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân”,vừa thể hiện suy nghĩ trong sáng của Vân Tiên: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Chàng không muốn nhận những cái lạy tạ của hai cô gái và từchối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga. Sau đó, chàng không nhận chiếc trâm vàng nàng tặng mà chỉ cùng nàng xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi,không hề vương vấn. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán
=> Với phẩmchất cao đẹp, Lục Vân Tiên đã trở thành một hình tượng lí tưởng để Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào đó niềm tin và ước vọng của mình.
Phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga được tác giả thể hiện qua lời lẽ chân thành mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên. Đó là lời lẽ của một tiểu thu khuê các, thùy mị, nết na và có học thức:
- Cách xưng hô của nàng vừa trân trọng, vừa khiêm nhường:
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

- Nói năng dịu dàng, mực thước:
+ Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành.

+ Chút tôil iễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâmphải bụi dơ đã phần.

- Trình bày rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục VânTiên, vừa thể hiện niềm cảm kích chân thành đối với ân nhân cứu mạng:
Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,
….
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.

-Nguyệt Nga là người chịu ơn. Lục Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Đối với người con gái, điều đó còn quý hơn tính mạng:
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.

Nàng băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, dù hiểu rằng đền đáp bao nhiêu cũng là không đủ:
Gẫm câu báo đứcthù công
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người”.

Bởi thế, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai khảng khái, hào hiệp và sau nàydám liều mình quyên sinh để giữ trọn ân nghĩa thủy chung.
=> Nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người luôn đặt ân nghĩa lên hàng đầu, coi ân nghĩa là gốc rễ của đạo đức.
 
  • Like
Reactions: Kim Kim

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Đoạn trích có bốn nhân vật: Vân Tiên, Phong Lai, Nguyệt Nga, Kim Liên, mỗi nhân vật có một sắc thái riêng trong lời thoại.

  • Vân Tiên: sắc thái trong lời thoại thể hiện sự mạnh mẽ dứt khoát, hùng hồn (đối với Phong Lai) và nhẹ nhàng thẳng thắn đối với Nguyệt Nga và Kim Liên.
  • Lời lẽ của Phong Lai thì ngông nghênh, kẻ cả: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây”.
  • Nguyệt Nga: sắc thái lời thoại thể hiện sự dịu dàng, đoan trang của người con gái “Thưa rằng: Tôi Kiều Nguyệt Nga/Con nầy tì tất tên là Kim Liên”.
 

Cù Chuầy

Học sinh
Thành viên
9 Tháng mười 2017
107
62
21
20
Hà Tĩnh
Bài 1 Bài tập đạo lí mà em học được từ truyện ''Lục Vân Tiên ''của Nguyễn Đình Chiểu(viết đoạn văn)
Bài 2 Qua đoạn trích ''Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ''hãy phân biệt sắc thái riêng , từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích

Truyện thơ Lục Vân Tiên do nhà nho mù loà Nguyễn Đình Chiểu sáng tác có vị trí cao trong nền văn học Nam Bộ nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ”để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên -người anh hùng chiến đấu vì nghiã, văn võ song toàn.

Đoạn trích là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sư của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ thành mẫu người anh hùng lý tưởng tuyệt đẹp :giàu lòng thương người, dũng cảm và nghiã hiệp.

Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên. Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí. Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn, kêu khóc thảm thương, chàng hứa :

Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.

Căm giận lũ bất lương, Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đứng về phía nhân dân, phía người bị nạn, bẻ cây làm gậy xông thẳng vào bọn cướp Phong Lai hung dữ :

Kêu rằng :Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.

Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. Bọn cướp đông đặc, gươm giáo sáng ngời, bừng bừng sát khí. Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng ”. Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy :

Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.

Không tả tỉ mỉ trận chiến, chỉ bằng mấy dòng thơ ngắn gọn mà đặc sắc cùng nghệ thuật so sánh, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh một dũng tướng đánh nhanh, kín võ, sánh ngang Triệụ Tử Long thời Tam Quốc trong trận phá vây quân Tào bảo vệ ấu chúa. Việc làm của Vân Tiên cao đẹp hơn bởi nó xuất phát từ lòng nhân từ, từ tư tưởng cứu dân diệt ác nên giản dị, vô tư mà trong sáng, cao đẹp vô cùng. Cuộc chiến của chàng giống hệt thuở xưa Thạch Sanh diệt đại bàng cứu nàng công chúa. Sức mạnh của chàng là kết tinh sức mạnh của nhân dân, của điều thiện nên nó vô địch :

Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

Lời thơ chân chất, thô mộc song hồn thơ thì chan chứa dạt dào. Nó nêu bật một chân lý : kẻ bất nhân độc ác thì thảm bại, người anh hùng làm việc nghĩa sẽ chiến thắng.

Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ…Tất cả đều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo. Trái lại chàng thật khiêm nhường, chính trực, chân thành mà dung dị. Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động. Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “ Vân Tiên nghe nói liền cười” – nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp. Chàng cười bởi chàng quan niệm :

Làm ơn há dễ trong người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

Đúng là giọng nói, cách nói của chàng trai Nam Bộ – nôm na, giản dị mà chất phác vô cùng. Đằng sau những lời giản dị ấy là ngọt ngào, thơm thảo một quan niệm nhân sinh, một tấm lòng nhân ái, hào hiệp. Với chàng, ơn nghĩa là việc thông thường của người sống có văn hoá, đang theo đòi kinh sử, hướng về nghĩa khí, lấy chữ nhân làm động cơ, làm mục đích cho mọi hành động. Chàng hành động vì lòng nhân, vì nghĩa lớn, trừ kẻ ác, bảo vệ người lương thiện. Chàng quan niệm :

Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Lời nói chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường vừa đẻ khẳng định việc làm đúng đắn, tất yếu thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống của mình. Đó là lẽ sống của những hiền nhân quân tử thời xưa, của con người chân chính ngày nay.

Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm : “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ”. Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ” song ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chàng rất đẹp, rất anh hùng. Lòng thương người, chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta.

Bằng giọng thơ phóng khoáng, chân mộc và ngôn từ bình dị, đoạn trích đã hoàn thiện một cách xuất sắc hình ảnh chàng Lục Vân Tiên anh hùng, nghĩa hiệp. Có thể nói, Lục Vân Tiên đúng là nhân vật lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm ước mơ, khát vọng cứu nước giúp đời của mình. Đọc thơ càng thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nhà nho yêu nước, yêu đạo lý mà người dân Nam Bộ vẫn trìu mến gọi là Đồ Chiểu.
Nguồn : Google
 

thuhien2012001

Thần tượng văn học hạng III
Thành viên
24 Tháng sáu 2017
133
167
84
Hà Giang
d2---Nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân, là gốc rễ để trau dồi rèn dũa con người. Tư tưởng cao đep ấy được Nguyễn Đình Chiểu chuyển tải vào trong truyện thơ rất gần gũi với nhân dân nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng.Vẻ đẹp của tư tưởng ấy được toát lên, tỏa sáng qua những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Lục Vân Tiên .Lục Vân Tiên là con nhà thường dân, học giỏi, mong muốn thi cử đỗ đạt để được làm quan giúp vua, giúp nước. Giữa đường đi thi gặp cướp đang quấy nhiễu cuộc sống bình yên của nhân dân, chàng dã lên tiếng: Tôi xin ra sức anh hào/ Cứu người cho khỏi lao đao buổi này. Và chàng đã bẻ cây làm gậy, dũng cảm tả xung hữu đột, đánh tan tác giặc Phong Lai. Hành động đánh cướp của Vân Tiên oai hùng dũng mãnh giống Triệu Tử Long chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ ấu chúa cho ngôi vua nhà Hán: Vân Tiên tả đột hữu xung/ Khác nào Triệu Tử mở dòng Đương Dương. Với Triệu Tử Long đó là đạo trung với vua với nước. Với Vân Tiên, người đọc yêu quý hơn, sâu xa Nguyễn Đình Chiểu muốn đề cao là Vân Tiên đánh cướp vì người dân gặp nạn, nhằm cứu dân, diệt trừ cái ác. Đánh cướp cứu dân, giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga - con gái quan tri phủ, con đường công danh của Vân Tiên sẽ rất rộng mở nếu chàng nhận lời mời của nàng đến thăm nhà để được tạ ơn. Nhưng Vân Tiên đã khẳng khái chối từ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn. ơn nghĩa là chuyện ở đời. Nhưng làm ơn không nghĩ đến trả ơn là lối hành xử của người có học, của người quân tử và cũng là đạo lý của nhân dân:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Kẻ nào đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc chỉ là kẻ tiểu nhân, tầm thường. Vì vậy bên cạnh ngợi ca Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu còn đề cao nghĩa khí của Hớn Minh, Tử Trực, ông Quán.Về chữ Hiếu trong Lục Vân Tiên đã thực sự làm người đọc xúc động bởi nó vừa cao đẹp vừa gần gũi trong cuộc sống thường nhật của người lao động. Truyện kể về Vân Tiên đang trên đường đi thi, nghe tin mẹ mất, quá thương xót mẹ, chàng khóc lóc thảm thiết. Chàng đã bỏ thi - bỏ dở cả con đường công danh sự nghiệp sáng lạn đang ở phía trước, quay về quê để chụi tang mẹ. Trên đường về khóc thương mẹ đến thành bệnh mà mù mắt. Mắt đã mù nhưng nỗi sầu vẫn chưa nguôi ngoai:
Ôi thôi! Con mắt đã mang lấy sầu
Mịt mù nào thấy gì đâu
. Truyện Lục Vân Tiên còn đề cao chữ tiết hạnh. Tuy nhiên, Kiều Nguyệt Nga thủy chung son sắt với Lục Vân Tiên theo quan niệm tình yêu lấy chữ nghĩa làm gốc chứ không phải là tình. NNga là tiểu thư con tri phủ, nàng được giáo dục chu đáo nhất là chữ tiết. Vậy mà sau khi được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp, nàng đã nói những lời đẹp nhất để bày tỏ sự cảm kích và ân tình của mình với Vân Tiên: Lâm nguy chẳng gặp giải nguyTiết trăm năn cũng bỏ đi một hồi. Sau này gặp nạn nàng vẫn thủy chung với Vân Tiên, xem Vân Tiên như là chồng của mình. Hay tin Vân Tiên mất nàng vẽ ra bức tượng để thờ. Khi bị đưa đi cống phiên cho giặc Ô Qua, Nguyệt Nga đãôm bức tượng Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn. Được cứu thoát, nàng sống với bà lão trong rừng và một mực thờ bức tượng Vân Tiên. song song với tư tưởng nhân nghĩa, đề cao đạo lý của dân tộc, truyện còn thể hiện tư tưởng nhân- quả. Đó là trừng trị kẻ bất nhân phi nghĩa, người tốt được hưởng hạnh phúc. Luật Nhân quả mang tư tưởng Phật giáo. Nhưng nhân quả trong Lục Vân Tiên rất gần với cuộc sống và ước mơ của nhân dân. Tư tưởng Phật giáo là khổ kiếp này, kiếp sau được hưởng hạnh phúc, còn với Lục Vân Tiên kẻ ác bị trừng trị đích đáng và một kết thúc có hậu ngay sau những gian truân khổ cực cho những người hiền lành. Đó cũng là đạo lý sống ở đời của dân tộc ta. Truyện là bản án kết tội những kẻ bất nhân, lòng lang dạ sói như: Gia đình Võ công lật lọng với chàng rể tương lai họ Lục đang lúc gặp họa; Trịnh Hâm đố kị, phản trắc phạm tội giết người; Bùi Kiệm thiếu tình, thiếu nghĩa tình cách tranh vợ sắp cưới của bạn… Những kẻ như thế không chỉ bị phỉ nhổ mà còn bị trừng trị: Võ Thể Loan bị cọp bắt bỏ vào hang đến chết; Trịnh Hâm bị sóng thần nhấn chìm thuyền và bị cá nuốt sống…Những người được người đời yêu quý bởi những phẩm chất tốt đẹp trải qua bao sóng gió, bất hạnh, chia lìa cuối cùng họ được sum họp, hưởng hạnh phúc trong cuộc đời thực: Từ đây toại chí muôn phầnHết cơn bĩ cực đến hồi thái lai. Tư tưởng ác giả ác báo, gieo gió gặp bão, ở hiền gặp lành đã có từ trong dân gian, trong truyền thống cổ truyền của dân tộc nhưng được Nguyễn Đình Chiểu đưa vào tác phẩm bằng cả trái tim nhiệt huyết, bằng cả tài năng nghệ thuật. Vì vậy nó có một sức sống mãnh liệt trong lòng nhân dân
 
Top Bottom