ngữ văn 9 đey

S

shadkozi

1 giải thích chi tiết:
Đồng là cùng, chí là chí hướng, vậy “đồng chí” là cùng chung chí hướng, cùng chung lí tưởng. Đây cũng là tên gọi của 1 tình cảm mới, một tình cảm đặc biệt và phổ biến trong năm tháng kháng chiến. “ đồng chí” cũng là cách xưng hô của những người cùng trong 1đoàn thể. Đồng chí là biểu tượng của tình cảm cách mạng trong thời đại mới, bởi vậy tình đồng chí được hình thành trên cơ sơ của tình đồng đội và là biểu hiện sâu sắc của tình đồng đội.
2
Nguyễn Thanh Mừng sinh năm 1960 tại Hoài An, Bình Định, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ viên BCH TƯ Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, đoàn Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, ban công tác Nhà văn Nam miền Trung, chủ tịch Hội VHNT Bình Định, tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Bình Định,103 Phan Bội Châu- Tp Quy Nhơn.

Tác phẩm chính:
- Rượu đắng (thơ)
- Ngàn xưa (thơ)
- Khởi hành cùng ba mươi chín mùa xuân (trường ca)
- Huyền tích Kinh xưa - Văn hóa dân gian vùng thành Hoàng Đế (biên khảo, viết chung với Trần Thị Huyền Trang),
- Bích Khê – Tinh hoa và tinh huyết...

Các giải thưởng:
- Giải A giải Xuân Diệu – Đào Tấn của UBND tỉnh Bình Định Lần thứ I và lần thứ II
- Giải thưởng Uy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1998 và 2005
- Giải thơ hay Báo Văn nghệ 2003

Trần Huyền Trân tên thật là Trần Đình Kim, sinh năm 1913 tại Hà Nội, mất năm 1989. Bút danh: Trần Huyền Trân, Trần Kim, Đỗ Quyên. Thể loại sáng tác: thơ, kịch, tiểu thuyết.

Các tác phẩm:
- Sau ánh sáng (1940)
- Bóng người trên gác binh (1940)
- Tấm lòng người kỹ nữ (1941)
- Người ngàn thu cũ (1942)
- Phá xiềng
- 19-8
- Rau tần (1986)
- Chim ***g
- Lẽ sống
- Lên đường
- Tú Uyên Giáng Kiều

Nhớ thanks tui nha
 
Top Bottom