[Ngữ văn 9] Cảm nhận và phân tích khác nhau thế nào?...

N

naruto_evil

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy bạn cho mình hỏi: :) :)
(*) Giữa cảm nhận của em về 1 tác phẩm và phân tích một tác phẩm khác nhau ở điểm nào? (yêu cầu nội dung, hình thức,...)
(*) Nếu là đề cảm nhận thì ta phải chú ý những điều gì?
(*) Nếu là đề phân tích thì phải chú ý những điều gì?
Mấy cái này mình không hiểu, các bạn giải thích giúp mình nhá!
 
N

naniliti

Mấy bạn cho mình hỏi: :) :)
(*) Giữa cảm nhận của em về 1 tác phẩm và phân tích một tác phẩm khác nhau ở điểm nào? (yêu cầu nội dung, hình thức,...)
(*) Nếu là đề cảm nhận thì ta phải chú ý những điều gì?
(*) Nếu là đề phân tích thì phải chú ý những điều gì?
Mấy cái này mình không hiểu, các bạn giải thích giúp mình nhá!

Cảm nhận về 1 tp là nhận xét, đánh giá tác phẩm dưới cái nhìn chủ quan của người viết. Ta có thể cảm nhận sâu 1 chi tiết đặc sắc, sơ qua những chi tiết vụn vặt. Còn phân tích 1 tp thì phải dựa trên cái nhìn khách quan. Ta không thể vì quá yêu thích 1 chi tiết nọ mà bỏ qua những chi tiết khác. Phân tích 1 tác phẩm, ta phải soi chiếu vào tác phẩm ấy, xem nội dung của nó là gì, rồi để biểu đạt được nội dung đó thì tác giả đã sd những nghệ thuật gì.
Với đề cảm nhận, ta phải chú ý về mặt cảm xúc. Nhưng còn đề phân tích thì ta phải chú ý tới mặt nghệ thuật: ngôn từ, hình ảnh, chi tiết.... để từ đó làm nổi bật mặt nội dung.
 
M

mia_kul

-Về phân tích một tác phẩm hay cảm nhận một tác phẩm, có điểm giống nhau mà cũng có điểm khác nhau.
Phân tích: Ở đây là phân tích các nội dung & ý nghĩa tác phẩm thông qua các chi tiết (sự kiện, nhân vật- nếu có) trong tác phẩm. Từ đó nếu ra được tư tưởng của tác giả muốn truyền đạt thông qua tác phẩm.

Cảm nhận: Chỉ ra nội dung, ý nghĩa mà người viết cảm nhận được tư các chi tiết (nhân vật, sự kiện- nếu có), từ đó nêu được ý nghĩa của tác phẩm cũng như tư tưởng của tác giả (do chính bản thân cảm nhận). Có thể thấy Cảm nhận một tác phẩm thiên về cảm thụ, biểu cảm nhiều hơn.

-Điểm lưu ý:
Phân tích: Với từng chi tiết (nhân vật-sự kiện- nếu có) cần chú ý kĩ về nội dung và nghệ thuật, từ đó chỉ ra dụng ý của tác giả.

Cảm nhận: Cần chọn những chi tiết đặc sắc nhất trong tác phẩm để viện dẫn cho luận điểm. Chú ý đến trật tự câu, hình ảnh, giọng điệu,... để chỉ ra thái độ của tác giả, cảm xúc mà chi tiết đó gợi cho người đọc...

Đây là một vài bước mà mình đã tích lũy được và thực hiện trong quá trình viết văn. Chúc bạn học tốt!




 
Top Bottom