[Ngữ Văn 9] cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ

B

bbcat

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

help mình đề này thks mấy bạn trước @};-@};-
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ
"đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Giúp mình nhazzzzz=^.^=
 
N

nhjm_kut3

Mấy câu này có trong nhiều sách tham khảo lắm rùi ak' , bạn nên đọc để thêm ý nhá . Bài mih` chỉ giúp được chút xíu thui :
Đoạn cuối bài " Đồng chí của nhà thơ chính hữu đã khắc hoạ thật đẹp bức chân dung của nhg~ ng` đồng chí trong một đêm canh gác . Đêm đông giá rét . giũa chốn rừng hoang sương muối chân dung người lính hiện lên thật đẹp và cảm động :
" Đêm nay ...Trăng treo"
Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông " rừng hoang sương muối" cùng với người đồng đội của mình . Trong đêm tĩnh lặng buốt giá người này đối với người kia là tất cả . Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giúp họ vượt lên tất cả tiếp thêm sức lực để họ có thể sẵn sàng chiến đấu . H/ả ng` lính , khẩu súng và vầng trăng cùng hiện lên tạo thành một bức tranh trọn vẹn đồng thời tạo nên cái khung của " Đầu súng trăng treo" . Đó là 1 h/ả đẹp và dặc sắc của bài thơ . Tâm hồn lãng mạn của người lính đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên : vầng trăng lơ lửng giữa trời . Câu thơ không chỉ đẹp ở nghĩa tả thực mà còn đẹp ở h/ả biểu tượng . Súng là h/ả chiến tranh , tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng . Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình yên vui . Vầng trăng và khẩu súng là hai h/ả rất khó gần nhau nhưng giờ đây lại là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt NAm . Chất hiện thực nghiệt ngã cùng chất lãng mạn bay bổng tạo thành một hình tượng thơ để đời ...
 
S

shadkozi

Phân tích hay, kĩ hơn nè:( bạn có thể thêm suy nghĩ của mình vào nha)

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã kế thúc với những hình ảnh thật đẹp, thật ý nghĩa. Nó là biểu tượng thiêng liêng của tình đồng chí:
Đêm nay rừng hoang……
……..Đầu súng trăng treo
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản: rừng hoang sương muối và những đêm lạnh giá với những người lính đứng canh bên nhau, ở cái nơi mà sự sống cái chết chỉ còn là gang tấc. Từ “ chờ” cũng cho ta thấy rõ cái tư thế, tinh thần chủ động đánh giặc của họ. Rõ ràng khi những người lính đứng cạnh bên nhau vững trãi thì cái gian khổ, khốc liệt cua cuộc chiến bị mờ đi. Tầm vóc của những người lính bỗng trở nên lớn lao anh hùng. Sức mạnh của tình đồng chí vì thế mà càng nổi bật. Tình cảm đồng chí ấm áp, thiêng liêng đã mang lại cho người lính nét lãng mạn và cảm hứng thi sĩ trong cái hiện thực khắc nghiệt qua hình ảnh:
Đầu súng trăng treo
Câu thơ chỉ có 4 chữ, nhịp thơ thay đổi đột ngột, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý của người đọc. Trong đêm phục kích, người lính bỗng phát hiệ nơi đầu súng có 1 vầng trăng treo. Từ “ treo” đã tạo nên mối quan hệ bất ngờ độc đáo, nối liền mặt đất với bầu trời, gợi nên những liên tưởng vừa hiện thực lại vừa lãng mạn. Chất hiện thực ở đây được thể hiện rõ bởi đêm khuya trăng trên cao sà xuống thấp dần. Ở vị trí người lính, vầng trăng như đang treo trên đầu súng của mình. Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ khốc liệt: đêm đông giá lạnh, rừng hoang sương muối, cái chết cận kề, vậy mà tâm hồn nhạy cảm của người chiến sĩ vẫn thấy hình ảnh trăng và súng thú vị. Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất hiện thực và chất lãng mạn, là chất chiến sĩ và chất thi sĩ. Đó là những mặt bổ sung, hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính. Súng và trăng đã tạo nên một cặp đồng chí tô đậm hơn vẻ đẹp của những người đồng chí đang đứng cạnh bên nhau. Chính tình đồng chí đã khiến cho người lính cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp, vẫn thơ mộng, giúp họ tạo nên chiến thắng.
___________________________________
Nhớ thanks tui nha
 
  • Like
Reactions: haiyen106

Pé Chi

Học sinh mới
Thành viên
15 Tháng tám 2017
1
0
1
21
Bình Định
Bài thơ Đồng chí với những câu văn dung dị, mộc mạc nhưng đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời về những người lính bộ độ cụ Hồ năm xưa. Họ xuất thân từ những miền quê khác nhau, bỏ lại sau lưng là ruộng đồng, gia đình để lên đường chiến đấu cho độc lập dân tộc. Gặp nhau nơi rừng thiên nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

“Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng. Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình.
Anh với tôi từ xa lạ mà thành thân quen, rồi sát cánh bên nhau những ngày chiến đấu, tình cảm nối lại thành tình đồng chí. Câu thơ cuối bài có ý nghĩa thật đẹp, là hình ảnh chan hòa giữa con người với thiên nhiên, đất nước, là khát vọng về ngày hòa bình của dân tộc. Ánh trăng cuối bài thơ như tỏa ánh sáng dịu dàng, soi rọi cho tình đồng chí gắn bó keo sơn.;);););););)
 
Top Bottom