[Ngữ văn 9] Bài viết số 3 - Đề chuyển thơ --> Bài tự sự

T

trungwewac2013

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn ơi, mình rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn ! Vừa rồi cô mình có cho đề để làm bài viết số 3 nhưng đề này khác hẳn 100% sách giáo khoa nên mình cần giúp đỡ:
+ Em hãy nhập vai 1 nhân vật trong bài thơ để kể lại câu chuyện, chú ý kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:
Đề 1: Bài thơ Đồng chí - Chính Hữu
Đề 2: Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
Đề 3: Bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt
Mình rất mong nhận được sự giúp đỡ của tất cả các bạn !
 
L

lalinhtrang

Ấn cảm ơn hộ mình nhé!
Mình sẽ không làm nổi một bài cho bạn được. Vì rất tốn thời gian, nhưng cách tốt nhất là gợi ý cách học thuộc và làm bài tốt.

Trước tiên ngồi đọc lại bài thơ, chỉ cần mười mấy phút thôi, bạn dành ra để đọc bài thơ hai ba lần. Đến lần đọc sau đó thì tưởng tượng như mình đang coi phim, hay coi truyện chữ ấy, rồi hình dung cảnh vật chuyển biến như thế nào.

Để kiểm tra lại thì không nhìn vào bài thơ, không đọc lên bài thơ, mà chỉ tưởng tượng. Hình dung lại câu chuyện từ đâu tới đâu, cái gì xảy ra trước, cái gì xảy ra sau

Kể chuyện là dạng văn tự sự, cần kể theo trình tự thời gian. Không chỉ kể lại mà còn phải có miêu tả cho bài văn hay hơn, đỡ nhàm chán hơn (cảnh vật như thế nào, đẹp xấu, lãng mạn, khô khan, v.v..; nhân vật như thế nào, đồng nghiệp ra sao, bản thân cảm thấy thế nào, tưởng tượng mình sẽ ra sao nếu là nhân vật của câu chuyện). Vừa kể vừa nói lên suy nghĩ cảm xúc nữa (cảm thấy vui vẻ, tự hào, thích thú, có trách nhiệm hay sợ hãi, bồn chồn? v.v.., vì sao lại cảm thấy như vậy, vì nhìn cảnh vật trước mặt?)

Kể lại cho đủ chi tiết là được điểm khá tốt rồi. Nếu muốn hay thì phải dựa vào miêu tả và bộc lộ cảm xúc, và bài văn sẽ phải dài hơn so với chỉ kể đơn thuần (đừng bỏ chi tiết nào chỉ để biểu cảm hay miêu tả, vì kể chuyện nên đầy đủ).

Thủ thuật học là phải thuộc tình tiết câu chuyện, ngồi viết đoạn đầu mà đã nhớ đến đoạn sau (như thuộc tình tiết của một đoạn truyện tranh hay vậy). Cứ tưởng tượng kể lại chuyện cho người chưa biết, nghĩ gì nhớ gì là nói ra, bài văn sẽ được điểm tốt.

CHÚ Ý: phải chính xác với văn bản, không được bịa chuyện. Đừng nói sai với những gì giáo viên đã giảng. Chỉ có thể thêm thắt những gì giáo viên chưa giảng thôi. (vì vậy mà phải thuộc tình tiết cốt chuyện, và phải biết nhân vật nghĩ gì)
Nguồn http://answers.yahoo.com/question/index?qid=20081125213049AANbXBc
 
Top Bottom