Văn 8 Ngữ văn 8

Phương Linh 1310

Học sinh mới
Thành viên
15 Tháng chín 2018
5
1
6
18
Hà Nội
Trường THCS Tiền Yên

Uyển Green

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
266
187
86
TP Hồ Chí Minh
THPT Hiếu Phụng
Nêu cảm nhận của em về nhân vật chú bé Hồng
I/HOÀN CẢNH CỦA BÉ HỒNG (lđ : Hồng là 1 chú bé có tuổi thơ bất hạnh)
- sinh ra trong 1 cc hôn nhân k có ty
- cha chết sớm vì nghiện ngập
- mẹ vì cùng túng quá phải bỏ đi tha hương cầu thực
- Hồng sống cùng bà cô n lại bị bà cô đó ghẻ lạnh
=> hồng luôn sống trong đau khổ , bất hạnh, tủi nhục, đơn độc và lun khao khát ty thương
II/ DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG HỒNG (lđ : hồng là 1 chú bé nhạy cảm và nặng lòng y thương mẹ)
1/ sự đau đớn tủi cực khi mẹ bị khinh miệt
* bà cô : ''sao lại k vào,mợ mày phát tài lm chứ có as trc đâu''
Hồng : '' lòng thắt lại khoé mắt cay cay '' (phần đối thoại trước k lấy vì k liên quan đến luận điểm p ak )
>>> câu nói mỉa mai cay nghiệt của bà cô đã lm lòng y thương mẹ của hồng bị tổn thương
* bà cô : '' mày dại quá cứ vào đi ,...còn thăm e bé chứ''
bé hồng : ''nc mắt chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ'', '' cười dài trong tiếng khóc''
>>> 2 chữ ''e bé'' càng lm cho trái tim hồng thắt lại, xoắn lấy nỗi khổ của hồng ,ty thương mẹ của hồng đã bị tổn thương , Hồng vô cùng uất hận những cổ tục phong kiến đã đày đoạ mẹ

2/ Căm giận những cổ tục phong kến đã đày đoạ mẹ
- khi à cô kể về hoàn cảnh của mẹ hồng ( đi bán bóng đèn....) thì hồng ''cổ họng nghẹn ứ khóc k ra tiếng ''
- TƯỞNG TƯỢNG : ''giá những cổ tục phong kiến đã đày đoạ mẹ... kì nát vụn mới thôi ''
=> vc sử dụng lời văn dồn dập , hình ảnh so sánh độc đáo và những động từ mạnh đã thể hiện nỗi đau đớn và căm giận những cổ tục phong kiến đã đày đoạ mẹ

3/ sự hồi hộp lo lắng khi thoáng thấy bóng mẹ
* khi thoáng thấy bóng mẹ
-chạy theo gọi bối rối
- hình ảnh so sánh '' và cái ầm ấy k chỉ lm cho tôi thẹn mà còn tủi cực nữa... ngã gục giữa sa mạc''
=> diễn tả nỗi khao khát đc gặp mẹ và nỗi tủi cực nếu đó k pải mẹ
* khi gặp đc mẹ
- đuổi theo xe
- ''thở hồng hộc''
- '' chỉ vài giây sau đã đuổi kịp mẹ''
- '' trán đẫm mồ hôi
- oà khóc nức nở
=> nghệ thuật miêu tả tinh tế . đó là những biểu hiện của sự xúc động mãnh liệt trong hồng . những giọt nc mắt của hồng là những giột nc mắt hp .
đây là những phản ứng tức thì của 1 trái tim lun khao khát gặp mẹ mà lí trí k thể kiểm soát đc

4/ khi ở trong lòng mẹ
- đùi áp đùi mẹ
- đầu ngả vào vai mẹ
- thấy những cảm giác ... khắp da thịt
- hơi qáo mẹ....
- hơi thở từ khuôn miệng ...
- lời của bà cô bị chìm đi
- lời bình '' phải bé lại lăn vào lòng mẹ, áp đầu vào bầu sữa... ng mẹ có 1 sự êm dịu vô cùng
=> vs nghệ thuật miêu tả đặc sắc , chỉ vs 1 đn văn ngắn, vc sử dụng nhìu từ loại ,tác giả đã thể hiện nỗi hp vô cùng của hồng khi gặp mẹ
tất cả quanh hồng as đang bừng sức sống, mọi giác quan á thức dậy để đón nhận sự hp êm dịu ấy. sự êm dịu lạ lùng ấy mở ra trc mắt hồng k gian của ánh sáng và màu sắc . đó là hình ảnh thế giới bừng nở, hồi sinh, dịu dàng , ăm ắp tình mấu tử .....
Nguồn: sưu tầm
 

Uyển Green

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
266
187
86
TP Hồ Chí Minh
THPT Hiếu Phụng
Nêu cảm nhận về chị dậu
1.Mở bài
"Mặc dù gặp nhiều đau khổ và bất hạnh, người nông dân trước CMT8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình". Đó là điểm sáng trong những sáng tác về người nông dân của các nhà văn trong những năm 1930-1945. Đọc những tác phẩm ấy, người đọc không thể nào quên hình ảnh người nông dân trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Tắt đèn) của Ngô Tất Tố phải sống một cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng vẫn rất mực yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đó chính lá chị Dậu.

2.Thân bài
a, Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương
Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.
(*) Trong hoàn cảnh đó ta vẫn thấy vẻ đẹp toả sáng từ tâm hồn của chị Dậu
b, chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương.
Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.
(*) Và có lẽ chính sự giàu tình yêu thương ấy của chị của chị mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lện sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu chị đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng.
c, Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng
Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc bói với ông lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ônh tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch" rồi "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu... Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đâu ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt :chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên dối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh"

3. Kết bài
(*)Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.
Nguồn: sưu tầm
 

Uyển Green

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
266
187
86
TP Hồ Chí Minh
THPT Hiếu Phụng
Nêu cảm nhận về lão Hạc
MB:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác truyện
- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nam Cao, đặc biệt là nhân vật lão Hạc
TB :
-Lão Hạc là người cha yêu thương con ( qua chi tiết tâm trạng của lão khi con đi đồn điền cao su, lúc lão nhận được thư của con, cực điểm là cái chết của lão )
-Lão Hạc là một người có lòng nhân hậu ( qua chi tiết lão đối xử với con chó Vàng, tâm trạng của lão khi lão bán chó )
-Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng ( lão ko nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào của ông giáo, trước khi tự tử đã gửi lại ông giáo chút tiên để lo ma chay )
==> khái quát lại cuộc đời và số phận của lão hạc (Lão hạc là một người dân nghèo nhưng tốt bụng, có lòng nhân hậu, tự trọng và yêu thương con. Thế nhưng cuộc đời của lão Hạc vô cùng đau khổ, bế tắc, ko có lối thoát, cuối cùng phải chọn 1 kết thúc đau khổ )
Số phận của lão hạc cũng là số phận của biết bao người nông dân khác trong xã hội phong kiến đương thời.
Thông qua đó tác giả muốn tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nán, vì tiền
KB :
Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật lão Hạc.
Nguồn: sưu tầm​
 

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
Lập dàn ý cho đề bài : Nêu cảm nhận của em về nhân vật chú bé Hồng
Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích tình thương mẹ của cậu bé Hồng qua đoạn văn “Trong lòng mẹ” trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
Bài làm
+ Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng:
– Nguyên Hồng sinh năm 1918, quê ở Nam Định ông được mệnh danh là nhà văn của mọi phụ nữ và trẻ em, bởi trong văn của ông luôn ẩn chứa rất nhiều tình cảm cao đẹp, thiêng liêng dành cho những bà mẹ và trẻ thơ.
Giới thiệu về tác phẩm: Cuốn hồi ký “Những ngày thơ ấu” được tác giả kể về quãng đời khi con nhỏ của mình. Một quãng đời có nhiều biến cố.
– Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là trích đoạn để lại nhiều xúc động và ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
+ Thân bài:
– Khái quát về nội dung tác phẩm? Câu chuyện kể về một em bé có tên là Hồng, em là kết quả của một cuộc hôn nhân không có tình yêu. Người cha của em thường xuyên đau ốm, bệnh tật, và là người nghiện thuốc phiện. Còn mẹ em một người phụ nữ trẻ đẹp phải chôn vùi những ngày tháng tuổi xuân của mình với người chồng lớn tuổi và nghiện ngập đó. Không khí gia đình cậu bé lúc nào cũng u ám, lạnh lẽo không bao giờ có một tiếng cười. Bé Hồng cũng vì thế mà trưởng thành và sống khép kín hơn những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
– Giới thiệu nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ” ? Rồi khi cha bé Hồng mất. Mẹ em phải chịu sự hắt hủi, chèn ép của nhà chồng, cùng quẫn quá bà đã dứt áo ra đi bỏ lại em cho bà cô em chồng nuôi giúp. Cuộc sống của bé Hồng là cuộc sống thiếu vắng tình thương của cả cha lẫn mẹ phải sống với bà cô hà khắc, nghiệt ngã.
Bé Hồng đã phải sống như thế nào? Em sống mà luôn phải che đậy đi tâm trạng thật của mình, phải luôn giả vờ như không quan tâm, không nhớ tới mẹ. Mặc dù trong thâm tâm em cũng như bao đứa trẻ khác luôn mong muốn tình yêu thương của mẹ, muốn được gần gũi với mẹ.
– Cuộc sống của bé Hồng khi phải sống cùng bà cô diễn ra như thế nào?Bà cô của bé Hồng là một người đàn bà nham hiểm, và luôn muốn chia cắt tình cảm mẹ của của bé. Có lần bà cô hỏi bé “Có muốn vào Thanh Hóa thăm mợ không?” Bé Hồng rất nhớ mẹ, bé muốn được gặp mẹ lắm nhưng hiểu rõ ý đồ của bà cô mình nên bé im lặng không trả lời. Bà cô tưởng bé khinh ghét mẹ mình nên đã nói những lời cay độc về mẹ của bé.


Trong hoàn cảnh thường xuyên phải nghe bà cô mình lăng mạ, xỉ nhục mẹ mình tâm trạng bé Hồng như thế nào?Trong lúc nghe những lời nói không phải về mẹ mình bé vẫn luôn hiểu đó là những lời nói giả dối. Trong tâm trí em, trong tình yêu của em mẹ là một người đáng kính, trước mỗi lời thóa mạ lăng nhục của bà cô bé Hồng không thể làm gì được nên bé chỉ biết im lặng, và lặng lẽ khóc vì xót thương cho mẹ.
– Tình thương mẹ của bé Hồng thể hiện qua những biểu hiện nào?Tình thương của bé Hồng dành cho mẹ con được thể hiện qua đoạn khi bé gặp lại mẹ nhân ngày giỗ bố
Cuộc gặp gỡ định mệnh của bé Hồng và mẹ diễn ra như thế nào? Hôm đó, nhân lúc tan trường về bé thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ của mình, nên bé liền chạy theo và gọi lớn từ xa. Đó là tiếng gọi tha thiết từ sâu thẳm nơi trái tim bé. Nó thoát ra sau bao nhiêu ngày dồn nén. Nó là tiếng lòng của một đứa trẻ luôn khát khao được sống gần mẹ được nghe mẹ hát ru đêm đêm và được mẹ vỗ về những khi buồn tủi.
Tâm trạng của bé Hồng khi được gặp mẹ? Dù chỉ được gặp mẹ có một lúc, những giây phút vô cùng ngắn ngủi, nhưng đó là một niềm hạnh phúc to lớn, là niềm vui vô bờ bến của cậu bé. Được ngồi trong lòng mẹ dù chỉ một chút thôi ngắn ngủi vô cùng nhưng nó là món quà vô giá mà em đã phải mong chờ từ rất lâu nhưng hôm nay mới có dịp. Những lời hỏi thăm của mẹ dành cho em làm em sung sướng hạnh phúc, nó xóa tan đi những lời lẽ cay độc mà hàng ngày bà cô vẫn thường nhồi nhét vào tâm hồn trẻ thơ của em.
Qua đây tác giả Nguyên Hồng muốn nhắn nhủ điều gì? Tình cảm mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, không gì có thể chia cắt được. Sự vui mừng của bé Hồng khi gặp mẹ là tình cảm bị dồn nén bao lâu nay theo những dòng nước mắt của bé cứ chảy dài. Bé Hồng khóc và gục đầu vào lòng mẹ cảm giác ấm áp khi được gối đầu mình vào vòng tay ấm áp của mẹ thật dịu êm . Cảm giác ấy như một làn gió mát lành thổi vào tâm hồn trẻ thơ của em những cảm xúc vô cùng thiêng liêng, ngọt dịu.
+ Kết
Trích đoạn “Trong lòng mẹ” là một đoạn trích hay tác giả Nguyên Hồng đã sử dụng những từ ngữ chân thật, giản dị để kể lại cuộc gặp gỡ hiếm hoi nhưng xúc động. Qua đoạn trích người đọc thấy được tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé Hồng là vô bờ bến, không gì có thể ngăn cản, hay làm cho nó bị méo mó biến dạng. Dù thời gian có trôi đi thì người mẹ vẫn là bến bờ hạnh phúc, là tình yêu to lớn trong lòng mỗi đứa trẻ.


upload_2018-9-15_15-11-8.png
Nguồn: Intenet
upload_2018-9-15_15-11-22.png
 
Top Bottom