[Ngữ văn 8]Văn thuyết minh

P

phumanhpro

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý.
Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.



Về lịch sử:

Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".

Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442)Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.

Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại

Về kiến trúc:

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.

Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.

Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, chia đều cho hai khu tả và hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.

Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.

Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.
 
P

phumanhpro

Ngũ Hành Sơn là tên gọi chung của năm ngọn núi thuộc Đà Nẵng.Đây là nhóm núi đá (trong đó có cả đá cẩm thạch) nằm kề với biển, liền sông được vua Minh Mạng đặt tên mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ là Kim Sơn, Thuỷ Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hoả Sơn.
Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang quận Ngũ Hành sơn. Thuở xa xưa người Chiêm Thành, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn(Âm Hỏa sơn va Dương Hỏa sơn), Thổ Sơn.



Thuở xa xưa người Chiêm Thành, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn,Hỏa sơn(được chia làm 2 loại: Âm Hỏa sơn và Dương Hỏa sơn) va Thổ sơn.

* Kim sơn (Metall - metal) là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây, sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng, có đò Bến ngự ngày xưa Vua chúa thường cập bến nơi đây để ngọan cảnh, qua thời gian biển dâu biến thành ruộng đồng, sông Trường có tên „Lộ Cảnh Giang là sông Cổ Cò“, đã bị vùi lấp biến thành ruộng hoặc hồ nước còn dấu tích của những đoạn sông chưa bị lấp kín

* Mộc sơn (Holz - wood) phiá đông nam nằm song song với núi Thủy sơn dù mang tên là mộc, nhưng cây cối mọc rất ít núi cũng có hang động nhỏ, Mộc sơn có khối đá cẩm thạch trắng giống hình người

* Thuỷ sơn (Wasser - water) phiá đông bắc là núi đẹp nhất, du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước, phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là „Tam Thai“ bởi vì nó giống như „Sao Tam Thai“ tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Du khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh Ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phiá nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc. Ngày nay phần lớn du khách đến Thuỷ sơn bằng xe từ đường Huyền Trân, hai bên đường là làng chuyên về nghề điêu khắc tạc tượng, bằng đá cẩm thạch

* Hỏa sơn (Feuer - fire) ngọn núi hướng về phiá tây nam sườn núi hiểm dốc hang động hoàn toàn im lặng, đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh, trên dãy núi Hỏa sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hoả sơn nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch non nước có nhiều vân, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trãi đường, tô tường nhà. Hỏa Sơn gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên.

Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, gần đường Lê Văn Hiến, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn.

Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghe thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã "núi Ông Chài" có thể bắt nguồn từ đó. Tại một điểm cao trên sườn núi cheo leo, vách đá thẳng đứng, phía bắc Dương Hỏa Sơn nhìn về phía Kim Sơn, có ba chữ Hán lớn, nhìn từ xa rất rõ "Dương Hoả Sơn" và một dòng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy : "Sắc Minh mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi".

* Thổ sơn (Erde - earth) là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau, Thổ sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây, còn tìm thấy những nét về văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá như một cứ điạ từ đó xuất phát đi cướp phá các vùng biển có tàu buôn đi từ Trung hoa xuống đến vùng biển Mã lai. Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn.

 
P

phumanhpro

THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH Ở ĐÀ LẠT



THUNG LŨNG TÌNH YÊU
Nằm cách trung tâm thành phố Đà lạt chừng 7km về hướng Đông Bắc, Thung lũng tình yêu là một thắng cảnh trữ tình và thơ mộng vào bậc nhất Đà lạt. Trước kia, Du khách thường từ ngã năm Đại học theo đường Phù Đổng thiên Vương để đến nơi đây, nhưng ngày năm đường Vòng Lâm Viên được hoàn thành, du khách có thể đi một mạch từ Hồ Xuân Hương đến Thung lũng tình yêu bằng một lộ trình thuận tiện hơn.

Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d'Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc, thì cái tên Thung lũng Tình yêu đã ngày càng trở nên quen thuộc và in đậm trong tâm thức nhiều người.

Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng cảnh. Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm ắt đẹp tựa như một bức tranh, sinh động với những cánh buồm chấp chới trên hồ.

HỒ THAN THỞ
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm Đà lạt khoảng 6km về hướng Đông Nam, trên đường đi Chi Lăng-Thái Phiên. Thoạt đầu nơi đây chỉ là một hồ nhỏ, không rõ từ lúc nào được gọi là Hồ Than Thở. Về sau người Pháp đã làm đập chặn nước tạo thành hồ và đặt tên là Lac des Soupirs, mãi đến năm 1956 hồ mới được gọi lại theo tên cũ.

Năm 1975, sau khi hòa bình lập lại, có lẽ cho rằng cái tên Than Thở ủy mị quá, đã có lúc hồ được đổi tên thành Sương Mai. Nhưng trong lòng người dân Đà lạt cũng như du khách đều lưu luyến tên cũ, không gọi Sương Mai nên đến năm 1990, chính quyền địa phương đã cho sử dụng lại tên cũ của hồ.

Hồ Than Thở gắn với bao truyền thuyết tình sử thật buồn đã như có ma lực hấp dẫn biết bao du khách đến đây ngắm nhìn mặt hồ phẳng lặng trầm ngâm, để nghe tiếng lá thông xì xào trong gió, và để thả hồn đồng cảm mộng du cùng huyền sử xa xăm.

Ngày nay hồ Than Thở được công ty Thùy Dương đầu tư tôn tạo thành một công viên giải trí với những bồn hoa thảm cỏ được chăm tỉa công phu, những trò chơi đu quay, xe đạp nước, cưỡi ngựa... tuy có thay đổi bộ mặt ảm đạm của hồ nhưng cũng vì thế làm mất đi nét trầm mặc huyễn hoặc vốn đã là cái "hồn" của hồ Than Thở.

HỒ XUÂN HƯƠNG
Nằm ngay trung tâm thành phố, ở độ cao 1477m, Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu.
Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Đến năm 1923 lại xây thêm một đập nữa ở phía dưới tạo thành hai hồ.

Do ảnh hưởng của cơn bão tháng 3 năm 1932, cả hai đập đều bị vỡ. Mãi đến năm 1934-1935 một đập lớn bằng đá mới được kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế xây dựng phía dưới hai đập cũ tạo thành một hồ lớn - người Pháp gọi là Grand Lac. Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo", còn tồn tại đến ngày nay.

Hồ có chu vi 5000m, rộng 25ha với hình dạng trăng lưỡi liềm. Mặt hồ phẳng lặng như tấm gương soi bóng những tán tùng già cỗi, những hàng liễu rũ thướt tha, và sẽ được hơn khi mùa xuân về, lúc những cành anh đào nở rộ một màu hồng rực rỡ khiến mặt hồ bừng lên như đôi má cô gái Đà lạt tuổi xuân thì.

Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương.

HỒ TUYỀN LÂM
Theo quốc lộ 20 lên đèo Prenn, qua khỏi thác Datanla một đoạn, du khách rẽ trái rồi đi tiếp khoảng 2km giữa rừng thông trùng điệp, sẽ đối mặt với một hồ nước mênh mông mà từ lâu đã mang một cái tên đầy ấn tượng : Tuyền Lâm.

Hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía và thượng nguồn sông Đa Tam từ núi Voi đổ về. Trong nổ lực tạo nguồn nước dự trữ và tưới tiêu cho các cánh đồng huyện Đức Trọng, từ năm 1982 Bộ thủy lợi đã tiến hành việc đắp đập ngăn nước tại đây. Công trình xây dựng đến năm 1987 mới hoàn thành đã mở rộng mặt hồ đến 32km2 với độ sâu có nơi trên 30m nối liền các núi đồi tạo thành một cảnh quan thiên nhiên hoành tráng.

Du thuyền trên hồ, du khách có dịp chiêm ngưỡng bao điều kỳ diệu của núi đồi Đà lạt mà ở mỗi góc độ luôn cho phép những khám phá mới lạ. Sẽ thú vị hơn khi ghé thác Bảo Đại, du khách có dịp làm quen một gia đình sống đơn lẻ nơi đây trong sự gắn bó lạ lùng với thiên nhiên. Và khi ghé khu dã ngoại Nam Qua, Đá Tiên hay của công ty Du lịch thưởng thức món thịt nướng bên ché rượu cần, trong những căn nhà sàn xinh xắn hoặc thả mình trên bãi cỏ mượt êm giữa thênh thang gió lộng, du khách như bị "say" niềm vui cuộc sống và cảm thấy thỏa lòng trong cái thú viễn du ...

THÁC CAM LY
Các dòng nước từ đỉnh Langbian, sau khi len lỏi qua các núi đồi chung quanh, đã định hình thành dòng suối Cam Ly chảy qua Hồ Than Thở, hồ Mê Linh (cũ), rồi tụ về một thung lũng tạo nên Hồ Xuân Hương thơ mộng. Từ đây, luồn dưới cầu ông Đạo, dòng suối lại theo một vết đứt gãy (địa chất) dài chừng 2km lượn về phía Tây trước khi trườn qua một nền đá hoa cương thoai thoải tạo thành Thác Cam Ly đẹp nổi tiếng của Đà lạt.

Cam Ly là do biến âm của K'Mly, tên một vị tù trưởng của bộ tộc K'Ho, được bộ tộc này chọn làm tên vùng đất từ sau khi ông qua đời để ghi nhớ công lao. Tên Cam Ly thật đẹp và mang âm hưởng Việt Nam nên ông Cunhac đã lầm tưởng đây là tên do người Việt đặt cho.

Thác Cam Ly ngày nay đã được đầu tư tôn tạo với nhiều tiểu cảnh mang đậm dấu ấn Tây Nguyên, những con đường tuy được bê tông hóa nhưng nhờ khéo chọn giải pháp phù hợp đã không phá vỡ những nét hoang dã cố hữu ... Thác Cam ly rất thơ mộng vào những mùa mưa có nước lớn.
 
K

khoctrongmua1999

bạn tham khảo nha hjhj

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý.
Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

http://www.nhungbaivanhay.edu.vn/uploads/images/news/1339107566_news.jpg

Về lịch sử:

Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".

Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442)Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.

Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại

Về kiến trúc:

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.

Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.

Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, chia đều cho hai khu tả và hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.

Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.

Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.
 
B

boboi

đây nè bạn, mình lấy ý kiến từ một 4rum khác:"


Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng biết qua một vài quyển sách, càng bổ ích hơn khi được đọc hoặc nghiên cứu về chúng. Hôm nay, tui xin giới thiệu với các bạn quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập hai mà tôi đang được học ở trường. Đây là một quyển sách chứa đựng thật nhiều kiến thức vế các phần như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tôi sẽ trình bày đôi nét vế quyển sách này để các bạn biết rõ hơn vế nó.

Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập hai do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, được tái bản lần thứ năm. Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Nào là phải chọn lọc rồi biên soạn lại, trình bày bìa và minh họa, chọn size chữ, chọn bản in,…Nhân đây, tui xin nhắc đến một số người đã góp công trong việc phát hành quyển sách này. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. Vế phần nội dung do Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn), Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân,... Chịu trách nhiệm xuất bản do chủ tịch HĐQT kiêm tổng Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyển Quý Thao. Biên tập lần đầu Kim Chung, Ngọc Khanh, Hiền Trang. Biên tập tái bản Phạm Kim Chung. Trình bày bìa và minh họa là Trần Tiểu Lâm. Nguyễn Thanh Thúy chịu trách nhiệm biên tập kĩ thuật. Sửa bản in do Phòng sửa bản in (NXB Giáo dục). Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục. Sách có mã số 2H811T9 và số đăng ký KHXB: 01-2009/CXB/219 – 1718/GD, được in 70 000 cuốn tại Công ty TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng. In xong nộp lưu chiểu tháng 02 năm 2009.

Cầm quyển sách trên tay, ta sẽ dễ dàng đọc được dòng chữ “Ngữ Văn 8 – Tập hai” in thật to ở bìa sách. Bìa thuộc dạng bìa cứng , có bề mặt nhẵn, được trang trí với màu cam thật đẹp mắt, trên cùng, ở gốc trái có in dòng chữ màu đen: “Bộ Giáo dục và đào tạo” khoảng 2-3 milimet. Bên dưới dòng chữ ấy là tên sách:”Ngữ Văn” được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa cam có phông chữ khoảng 28 – 30 milimet cùng với số “8” màu trắng có size từ 30 – 35 milimet được in thật to bên dưới, phía bên phải và bên trái số “8” ấy có đế hang chữ “Tập hai”. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh để tăng thêm phần sinh động. Phía dưới cùng là hang chữ “Nhà xuất bản Giáo dục” với bản hiệu logo màu đỏ. Bìa sách cuối có nền màu trắng, hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình “Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu xanh như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),..., Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8...)Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá là 7 200 đồng. Kế bên là các mã vạch màu đen dung để phân biệt. Sách gồm 176 trang không tính bìa, được in theo khổ giấy là 17 x 24 cm. Bên trong sách được in với loại giấy thường gồm phần nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa mang tính logic.

Chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, lien kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cấp trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.

Chúng ta cũng đã được biết qua các tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng được thể hiện dưới hình thức truyện hoặc thơ của các nhà văn lỗi lạc trong và ngoài nước. Điển hình là một số tác phẩm văn học nổi tiếng như: Tôi đi học của Thanh Tịnh, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Cô bé bán diêm (trích) của An-đéc-xen, Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xét-van-tét, Chiếc lá cuối cùng (trích) của O Hen-ri, Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của Ai-ma-tốp, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trích Ngục Trung Thư) của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh,…Tôi xin giới thiệu đôi nét vế một tác phẩm văn học Việt Nam mà tôi cho là hay nhất trong suốt quá trình học đó là tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Với ngòi bút hiện thực, sinh động của ông, đoạn trích đã tố cáo, vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, đã đẩy họ vào con đường cùng với tình cảnh quá cơ cực khiến họ phải liều mạng chống lại. Và chị Dậu là một hình ảnh tiêu biểu. Truyện còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng còn có những tác phẩm văn học nước ngoài với lời văn hết sức tinh tế và độc đáo. Tiêu biểu như đoạn trích “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Truyện kể về một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh của một em bé bán diêm. Ngay từ nhỏ em đã phải sống trong sự thiếu vắng tình thương của mẹ cùng với sự lạnh lung, ghẻ độc của cha. Năm mộng tưởng cao đẹp đã cùng em và bà về nơi Thượng Đế. Qua lời văn của tác giả, ta thấy truyện còn tố cáo xă hội đã bất nhân, lạnh lung, đối xử tàn tệ với trẻ em của xã hội tư bản và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với một em bé bất hạnh mà An-đéc-xen muốn truyền đạt cho chúng ta.
Nhưng chưa hết đâu, ở phần Tiếng Việt chúng ta sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ - Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Noi tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…Ở bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ giúp ta hiểu rõ hơn vế ý nghĩa, đặc tính của các từ, rèn luyện cho ta cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ thật chuẩn xác. Tiếp đến là bài Trường từ vựng, ý nghĩa công dụng của nó gần giống như bai trên nhưng nó chứa đựng một hàm ý sâu xa hơn và đòi hỏi kĩ năng sử dụng các tính chất của trường từ vựng cao hơn. Khi đã thực vững vàng thì ta sẽ được học tiếp bài Từ tượng hình – Từ tượng thanh, giúp ta phân biệt rõ rang từ nào là chỉ âm thanh, từ nào là chỉ hình ảnh, trao dồi cho ta nhiều vốn liếng vế từ ngữ hay rối từ đó có thể thành lập được những câu văn hay để đưa vào bài viết. Càng thú vị hơn khi ta được học bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, nó giúp ta biết thêm về một số ngôn từ ở nhiều địa phương khác nhau trên đất nước và vài biệt ngữ nghe vô cùng lạ tai thường được sử dụng trong một số tấng lớp xã hội nhất định.Hãy nhớ nhé, tôi xin khẽ nhỏ với các bạn một kinh nghiệm của tui từ khi tiếp xúc và làm quen với quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một này là: “Những kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt sẽ là chiếc cầu nối đưa ta cập bến và đi tới sự thành công ở phần Tập làm văn.” Vì ở phần Tiếng Việt nó sẽ giúp ta nắm vựng ngữ pháp vế dấu câu, cách chọn lọc, sử dụng từ ngữ từ đó có thể “đúc kết” ra những bài văn hay, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đừng nên bao giờ nghĩ rằng chỉ cần học phần Tiếng Việt còn Tập làm văn thi không. Tôi xin mách rằng: ai mà có tư tưởng ấy thì hãy xóa bỏ thật nhanh nó đi nếu như không muốn mất đi tư chất của một học sinh học Văn. Vì ở phần Tập làm văn chúng ta sẽ được học một số bài cũng không kém phần quan trọng như: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản, Luyện tập tóm tắt văn tự sự, Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Tìm hiểu chung về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, Chương trình địa phương(phần Văn), Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng,…Tôi xin sơ lược về một số bài và công dụng của nó. Ở các bài: Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm giúp ta hiểu thật rành rẽ hơn về kết cấu, cấu tạo của đoạn văn, bài văn và cách sử dụng phương tiện lien kết để có sự mạch lạc, rõ rang giữa các đoạn văn. Còn trong ba bài: Tìm hiểu về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh được sắp xếp trong chương trình giảng dạy theo độ khó tăng dần, nhằm thúc đẩy ta làm quen và thích nghi nhanh với phương thức biểu đạt mới, luyện tập cho ta có thể mạnh dạng và chủ động hơn trong mọi đề văn thuyết minh dưới hình thức nói hoặc viết.
Như vậy, qua đó ta cũng đã thấy được vô ngàn kiến thức bổ ích cấn phải tìm hiểu sâu hơn trong quyên sách Ngữ Văn 8 – tập hai này. Nó giúp ta tiếp cận vói những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật, đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống. Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, toi luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. “Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách”
Tôi luôn mong rằng sách sẽ đồng hành với mình thật lâu dài nên tôi đã tự đạt cho mình một châm ngôn:”Một trang sách hay, muôn ngàn kien thức”.Nếu mất đi một trang sách thi tôi sẽ mất đi biết bao nhiêu là tri thức nên bản thân tôi tự nhủ phải làm mọi cách để cho sách có thể nguyên vẹn trong suốt thời gian ở bên tôi. Đừng nên nghĩ đến việc sang lớp 9 là sẽ vứt cuốn sách Ngữ Văn 8 –Tập một này đi nhé! Như thế sẽ không tốt chút nào, dù nó là vật vô tri nhưng cũng đã gắn bó với mình suốt một năm học qua, với lại kiến thức cũ ở lớp 8 sẽ còn gặp lại ở lớp 9, nếu có những khuất mắt thì chúng ta có thể lật lại từng trang sách xưa để ôn luyện. Vì vậy, dù không còn học quyển sách Ngữ Văn 8 – tập hai thì vẫn nên để nó gọn gang, vuông vắn vào kệ sách, khi cần thiết có thể xem lại bất cứ lúc nào.
với tôi, sách là người bạn thân thiết, mãi đồng hành cùng tôi trên ghế nhà trường. Và tôi luôn nâng niu, trân trọng từng trang sách, từng bài học, từng lời văn,…vì tôi biết sách luôn kề vai sát cánh bên tôi, bồng bế tôi qua nhưng nẽo đường khúc khuỷa để tiến về đỉnh vinh quang của học vấn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại. Ngọn đèn tri thức chính là sách và ngọn đèn ấy chẳng bao giờ bị dập tắt cho dù nó có đứng trước những thay đổi thất thường của thời tiết.

Ôi ! Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập hai chứa đựng biết bao nhiêu là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Sách như ngọn đèn sáng soi bước đường tôi đi và sách cũng như chiếc chìa khóa vạn năng mở toan các cánh cửa trên con đường học vấn tôi đang lê bước và một sự đóng góp lớn lao trong việc “Trăm năm trồng người”. Đó chính là công sức to lớn của những thầy, cô giáo luôn tận tụy, hết mình vì học sinh, luôn tìm tòi nhưng cách giảng thật hay, thật dễ hiểu để học sinh chúng tôi có thể tiếp thu dễ dàng những kiến thức bổ ích mà thấy, cô đang truyền đạt. Như vậy, sách cũng như những người thầy, người cô láy đò đưa chúng tôi sang sông cặp bến của tương lai tươi sáng.
-----------------------------------------------------------------------
Nhớ thanks nghe!!!
 
Last edited by a moderator:
P

phumanhpro

đã dc giải ở đây


uhm, mình sưu tấm được bài này nhưng không có thời gian, bạn tự sửa lại đi:
SGK ngữ văn 8 hiện nay được các nhà khoa học về giáo dục biên soạn theo hướng tích hợp về kiến thức nhằm mục đích vừa cung cấp cho hs những kiến thức, kỹ năng mang tính phổ thông, cơ bản mà hiện đại, vừa tránh sự trùng lặp, chồng chéo không cần thiết.
Hai cuốn ngữ văn 8 tập 1,2 tổng hợp toàn bộ kién thức trong 34 bài học. Nhìn chung mỗi bài học được kết cấu thành 3 phần lớn:
1.Phần văn bản
ở phần này, các nhà khoa học đã tuyển chọn các tác phẩm văn học VN, văn học nước ngoài để biên soạn, giới thiệu cho hs xen lẫn một lượng không nhỏ các văn bản có tính nhật dụng- một sự cải cách cần thiết cho tu duy của hs. các văn bản văn học được biên soạn theo các mốc thời gian(có kèm việc đan xen thể loại). văn bản được trích trọn vẹn hoặc một phần có kèm chú thích giới thiệu về tác giả và phong cách cùng một phần đọc hiểu, chủ yếu để giúp hs tự chuẩn bị bài trước ở nhà. các văn bản nhật dụng phong phú và đa dạng cũng được biên soạn hteo cách ở trên. tuy nhiên, trong 34 bài học, có bài có tới hai văn bản nhưng có bài thì không có văn bản nào. cũng có bài văn bản được rích ra nhưng hs tự học mà không đươc giảng.
2. Phần tiếng việt
Phần này nằm ngay sau phần đọc hiểu hay phần luyện tập của các văn bản. nội dung của phần tiếgn việt cung cấp những kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...và hầu hết đều được trình bày theo hướng từ ví dụ đến ghi nhớ.
3.Phần tập làm văn
Là phần quan trọng thứ ba tạo nên bố cục hoàn chỉnh cho mỗi bài học. trong phần này, hs được học lí thuyết và thực hành về các kiểu bài văn như:văn tự sự, văn nghị luận...cũng ở phàn này, hs được tham khảo những bài mẫu và có sẵn trước các đề văn để thực hành cho từng kiểu loại bài.
về cơ bản, 34 bài học trong sách ngữ văn 8 được biên soạn theo bố cục trên đây, tuy nhiên ở cuối mỗi tập nhất là từ bài 31 của tập 2, sách biên soạn các bài ôn tập. các bài ôn tập này không có phần văn bản nhưng cách sắp xếp bố cục vẫn là phần ôn về văn bản-phân môn tiếng việt và cuối cùng vẫn là tập làm văn.
 
M

mituotroile

thuyet minh ve danh lam thang canh

Hồ Than Thở nằm cách trung tâm Đà lạt khoảng 6km về hướng Đông Nam, trên đường đi Chi Lăng-Thái Phiên. Thoạt đầu nơi đây chỉ là một hồ nhỏ, không rõ từ lúc
1339854930_news.jpg
nào được gọi là Hồ Than Thở. Về sau người Pháp đã làm đập chặn nước tạo thành hồ và đặt tên là Lac des Soupirs, mãi đến năm 1956 hồ mới được gọi lại theo tên cũ.

Năm 1975, sau khi hòa bình lập lại, có lẽ cho rằng cái tên Than Thở ủy mị quá, đã có lúc hồ được đổi tên thành Sương Mai. Nhưng trong lòng người dân Đà lạt cũng như du khách đều lưu luyến tên cũ, không gọi Sương Mai nên đến năm 1990, chính quyền địa phương đã cho sử dụng lại tên cũ của hồ.

Hồ Than Thở còn là nơi gắn liền với câu chuyện tình điễm lệ làm thổn thức lòng người. Đó là chuyện kể về mối tình của đôi trai gái, thường hẹn hò nhau bên bờ suối. Chàng trai lên đường tòng quân đánh giặc. Nơi quê nhà, cô gái nhận được tin chàng tử trận, liền quyên sinh theo người mình yêu. Không ngờ, chàng trai thắng trận trở về, giữ vẹn lòng chung thủy chàng cũng chết theo cô gái. Từ đó, hồ được mang tên là hồ Than Thở và cái tên ấy đã tồn tại từ 200 năm nay.

Ngày nay hồ Than Thở được đầu tư tôn tạo thành một công viên giải trí với những bồn hoa thảm cỏ được chăm tỉa công phu, những trò chơi đu quay, xe đạp nước, cưỡi ngựa... tuy có thay đổi bộ mặt ảm đạm của hồ nhưng cũng vì thế làm mất đi nét trầm mặc huyễn hoặc vốn đã là cái "hồn" của hồ Than Thở.
HỒ XUÂN HƯƠNG
1339854969_news.jpg
Nằm ngay trung tâm thành phố, ở độ cao 1477m, Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Đến năm 1923 lại xây thêm một đập nữa ở phía dưới tạo thành hai hồ.

Do ảnh hưởng của cơn bão tháng 3 năm 1932, cả hai đập đều bị vỡ. Mãi đến năm 1934-1935 một đập lớn bằng đá mới được kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế xây dựng phía dưới hai đập cũ tạo thành một hồ lớn - người Pháp gọi là Grand Lac. Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo", còn tồn tại đến ngày nay.

Hồ có chu vi 5000m, rộng 25ha với hình dạng trăng lưỡi liềm. Mặt hồ phẳng lặng như tấm gương soi bóng những tán tùng già cỗi, những hàng liễu rũ thướt tha, và sẽ được hơn khi mùa xuân về, lúc những cành anh đào nở rộ một màu hồng rực rỡ khiến mặt hồ bừng lên như đôi má cô gái Đà lạt tuổi xuân thì.

Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương.

HỒ TUYỀN LÂM

Theo quốc lộ 20 lên đèo Prenn, qua khỏi thác Datanla một đoạn, du khách rẽ trái rồi đi tiếp khoảng 2km giữa rừng thông trùng điệp, sẽ đối mặt với một hồ nước mênh mông mà từ lâu đã mang một cái tên đầy ấn tượng : Tuyền Lâm.

Hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía và thượng nguồn sông Đa Tam từ núi Voi đổ về. Trong nổ lực tạo nguồn nước dự trữ và tưới tiêu cho các cánh đồng huyện Đức Trọng, từ năm 1982 Bộ thủy lợi đã tiến hành việc đắp đập ngăn nước tại đây. Công trình xây dựng đến năm 1987 mới hoàn thành đã mở rộng mặt hồ đến 32km2 với độ sâu có nơi trên 30m nối liền các núi đồi tạo thành một cảnh quan thiên nhiên hoành tráng.

Du thuyền trên hồ, du khách có dịp chiêm ngưỡng bao điều kỳ diệu của núi đồi Đà lạt mà ở mỗi góc độ luôn cho phép những khám phá mới lạ. Sẽ thú vị hơn khi ghé thác Bảo Đại, du khách có dịp làm quen một gia đình sống đơn lẻ nơi đây trong sự gắn bó lạ lùng với thiên nhiên. Và khi ghé khu dã ngoại Nam Qua, Đá Tiên hay của công ty Du lịch thưởng thức món thịt nướng bên ché rượu cần, trong những căn nhà sàn xinh xắn hoặc thả mình trên bãi cỏ mượt êm giữa thênh thang gió lộng, du khách như bị "say" niềm vui cuộc sống và cảm thấy thỏa lòng trong cái thú viễn du ...

THÁC PRENN
Nằm ngay dưới chân đèo Prenn, trên đoạn đường từ Thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt. thác Prenn là một trong những đoạn thác còn giữ được vẻ hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên.
Đường đến thác phải đi ngang qua một con suối có chiếc cầu nhỏ xinh xinh. Từ độ cao 30m, những hạt thủy tinh nước lấp lánh buông mình xuống mặt hồ tạo thành bức mành nước thiên nhiên tuyệt đẹp. Tiếng nước đổ ầm ào, tiếng chim rừng ríu rít, tiếng vi vu của gió làm xạc xào từng nhánh thông gầy tạo ra những âm thanh sôi động như khúc nhạc vui tươi của nàng xuân đang trỗi lên đón bước chân du khách. Bên dưới chân thác, từng cánh hoa dại lung linh khoe sắc làm cảnh quan càng trở nên quyến rũ hơn.
Muốn du ngoạn cùng mây, gió, bạn có thể ngồi lên cabin của hệ thống cáp treo để tìm cho mình cảm giác phiêu bồng khi lướt ngang qua dòng thác. Không những thế, đến thác Prenn du khách còn được tham gia những trò chơi độc đáo của người dân bản xứ: bắn nỏ, bắn tên, uống rượu cần…
THÁC CAMLY

Thác Camly là thác nằm gần trung tâm thành phố nhất, chỉ cách Đà Lạt khoảng 2km về phía tây. Nhiều người cho rằng, chữ Camly có nghĩa là dòng suối ngọt mát
1339855071_news.jpg
thấm vào lòng người.

Cũng có ý kiến cho rằng, Camly là do biến âm của K'Mly, tên một vị tù trưởng của bộ tộc K'Ho, được bộ tộc này chọn làm tên vùng đất từ sau khi ông qua đời để ghi nhớ công lao. Tên Cam Ly thật đẹp và mang âm hưởng Việt Nam nên ông Cunhac đã lầm tưởng đây là tên do người Việt đặt cho. Dù với cách hiểu thế nào thì Camly vẫn luôn là “linh hồn” của Đà Lạt.

Thác Cam Ly ngày nay đã được đầu tư tôn tạo với nhiều tiểu cảnh mang đậm dấu ấn Tây Nguyên, những con đường tuy được bê tông hóa nhưng nhờ khéo chọn giải pháp phù hợp đã không phá vỡ những nét hoang dã cố hữu ... Thác Cam ly rất thơ mộng vào những mùa mưa có nước lớn.

Không ồn ào và rầm réo như những dòng thác hoang sơ khác, thác Camly khiêm tốn và lặng lẽ chảy qua các ghềnh đá hoa cương, nước bắn tung tóe trông đẹp và lấp lánh như những hạt pha lê dưới ánh mặt trời. Là cảnh đẹp tiềm thức của người Đà Lạt nói riêng và du khách nói chung. Camly đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các văn nghệ sĩ…
CHÙA LINH PHƯỚC

Chùa Linh Phước được xây dựng từ năm 1949 đến năm 1952 thì hoàn thành. Chùa tọa lạc trong một con hẻm ở số 120 Tự Phước – Đà Lạt. Bên trong chùa là ngôi tiền đường bảo tháp cao 27m được chạm khắc khá sắc sảo, điện thờ Phật Bà Quan Âm.
Chánh điện khá lớn, rộng hơn 22m và dài 33m, thờ Phật Thích Ca. Trang trí quanh tường là những bức phù điêu được chạm khắc bằng miểng chén sứ với nghệ thuật rất tinh vi kể lại lịch sử Đức Phật.
Khuôn viên chùa khá đẹp với những hòn giả sơn, nhiều chậu cây cảnh và hoa phong lan khoe sắc. Đặc biệt, uốn quanh hồ nước là một con rồng có những chiếc vảy sặc sỡ được trang trí bằng phương pháp đắp nổi nhiều mảnh sành sứ, thủy tinh.
Bên cạnh những kiến trúc độc đáo ấy, trong tòa tháp cao 7 tầng của chùa Linh Phước còn có một Đại hồng chung khổng lồ cao hơn 4m, trọng lượng 8,5 tấn được đúc năm 1999.
THUNG LŨNG TÌNH YÊU

Như một nét đặc trưng ở Đà Lạt, Thung lũng tình yêu thực sự là điểm đến của nhiều du khách muốn thưởng ngoạn cảnh trí tuyệt đẹp và thơ mộng của tạo hóa ban tặng cho loài người.
Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d'Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc, thì cái tên Thung lũng Tình yêu đã ngày càng trở nên quen thuộc và in đậm trong tâm thức nhiều người.

Nơi đây có những bãi cỏ xanh mướt một màu, hồ nước uốn lượn như chú rồng nhỏ đang cuộn mình ôm lấy những quả đồi nối tiếp nhau rợp mát bóng thông xanh. Trong khu du lịch này, đồi Địa Đàng là địa điểm lý tưởng nhất được tạo nên bởi hồ nước trong vắt bao quanh. Từ đây, bạn có thể ngồi thong thả cần câu và ngắm nhìn mặt nước nhẹ rung mỗi khi có một chú cá ngoi lên đớp mồi…
Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng tình yêu hiện ra tựa như bức tranh thủy mặc của người nghệ sỹ tài hoa với những nét chấm phá sắc sảo, những gam màu tươi tắn…làm say đắm lòng người.
 
V

vitconxauxi_vodoi

A.Mở bài:

- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)

B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)

- Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)

- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léocủa các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.)

- Tác dụng của chiếc nón lá
2.gif
chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :

“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...”


Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay...

Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.)


C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.)

Sưu tầm!

 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

Bài 1
Nón lá là biểu tượng của con người Việt Nam, gắn liền với người mẹ ra đồng một nắng hai sương, gắn liền với người chị buôn bán gánh bưng.Nón lá còn là vật thể hiện tình yêu giữa đôi lứa.Nón thể hiện tâm linh của con người, gần gũi với mọi người nhưng mấy ai thấu hiểu được cội nguồn
Cái làm nên dân tộc không chỉ là những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cái làm nên dân tộc còn là nền văn hoá truyền thống lâu đời.Nón lá là một vật dụng quen thuộc của người miền quê. Nón xuất hiện ở những phiên chợ búa, những lúc mẹ ra đồng hay những cô thiếu nữ xinh tươi thường đội cùng khi mặc những chiếc áo dài duyên dáng. Nón lá rất phù hợp cho con người sống ở nơi nắng lắm mưa nhiều, là vật dụng cho mẹ quạt mỗi khi mẹ mệt nhọc hay là cái bảo vệ làn da của mẹ khỏi ánh nắng, giọt mưa vô tình
Từ miền quê đến thành thị đâu đâu cũng thấy chiếc nón lá, nhưng mấy ai biết nó được làm ra như thế nào? Người làm nón phải thật khéo léo và tỉ mỉ.Nón được làm bằng lá cọ, mọc ở trong rừng. Phải lựa lá thật non thì lá mới có màu xanh, gân trắng nhỏ nhẹ. Đầu tiên, người làm nón phải sấy khô bằng than củi sau đó đem phơi sương từ 2 đến 4 giờ. Dùng búi vải tròn đặt trong miếng gang trên bếp để cho lá được phẳng phiu. Người ta chọn những là đồng màu rối cắt bớt, chừa lại khoảng 50cm. Đặt lá sắp dọc theo khuôn nón. Chỉ đan nón là sợi chỉ cước, rất nhỏ và trong suốt . Nón lá không chỉ đẹp nhờ màu sắc hay đường kim mũi chỉ mà phải xem dáng nón có thanh tú hay không
Nón lá là vật dụng rất quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam. Một số nhà thơ ca, thi sĩ đã làm những câu thơ nói về vẻ đẹp của nón cũng như bày tỏ lòng tự hào của mình về nó. Một số người nói về nón Làng Chuông như sau:
Muốn ăn cơm trắng, cá mè
Muốn mua nón tốt thì về Làng Chuông
Không chỉ như thế, nón lá còn là nhịp cầu nối cho đôi lứa đến với nhau. Những chàng trai thường ngỏ lời với các cô gái bằng những bài thơ nói về đặc sản quê mình, tiêu biểu là những bài thơ viết về người con gái Huế, chúng thường được khắc trên nón:
Những này thiếu nữ sông Hương
Da thơm là phấn , má hường là son
Tựu trường chân sát thon thon
Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời
Chiếc nón lá cùng với tà áo dài Việt Nam đã hoà huyện vào nhau hết sức độc đáo. Nó không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam mà còn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Vào những giờ tan trường, dọc trên con đường hay ven sông Hương, những cô gái mặc áo dài cùng chiếc nón lá bước đi dịu dàng trên phố khiến cho những người ngoại quốc phải trố mắt đến ngẩn ngơ. Nón làm đẹp cho tâm hồn Huế, làm đẹp cho bản sắc dân tộc Việt Nam và lòng tự hào về dân tộc Việt Nam
Nón lá đi theo lời ru của mẹ vào giấc ngủ con thơ, đi theo bài thơ khúc hát vào lòng người viễn xứ. Nón là vật hữu tình lẫn vô hình của hàng ngàn năm bản sắc dân tộc. Ngày nay, trên đô thị đã thay những chiếc nón lá bằng những chiếc nón màu, hay những chiếc nón có kiểu cách giống người nước ngoài. Nhưng dù sao đi nữa, chiếc nón vẫn là một niềm tự hào đối với bạn bè năm châu của người Việt Nam. Nón mang những tia nắng của miền quê hẻo lánh, mang mùi bùn của cánh đồng thơ mộng và đặc biệt nó còn mang tình yêu thương của cha mẹ đến những đứa con xa xứ.


Bài 2: Chiếc nón lá từ lâu đã trở thành một biểu tượng truyền thống của người dân Việt Nam, gắn bó với người Việt như hình với bóng. Không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị... nón đều là bạn. Phải chăng vì thế mà người ta lấy chiếc nón làm một trong những biểu tượng đặc trưng cho người Việt Nam

Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Chiếc nón được làm từ những vật liệu sẵn có ở khắp nơi trên đất nước ta: lá gồi, lá buông, lá cọ.., khung bằng tre, dây móc để liên kết. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.

Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làm nón là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.


Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.

Chiếc nón Việt Nam không chỉ được làm ra để che mưa, che nắng, nó còn được dùng thay quạt trong những trưa hè nóng bức, làm cơi đựng trầu khi gặp bạn, làm quà tặng, vật kỷ niệm cho nhau. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre người ta có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt.
Chiếc nón đã gắn bó mật thiết với người Việt Nam nên chẳng thế mà khách nước ngoài khi kết thúc chuyến hành trình ở Việt Nam ai cũng muốn mang theo vài cái nón trong hành trang về nước.
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân VN: con trâu – là đv nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú- loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.


Trâu VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái TB từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu:


Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.


Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:


"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu:


Ruộng sâu, trâu nái


Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người VN cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. ĐNA tổ chức tại VN. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu VN người dân VN.
Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:


“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.”
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê VN nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở lầngng quê VN-con vật linh thiêng trong sâu thẩm tâm hồn người dân VN. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân V nhất là những người xa xứ
 
T

thongoc_97977

Bài 3
Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?

Trước hết, nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn... tất cả đều để che chắn che mưa. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ...
Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương... Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"... Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che...". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận...

Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.
Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.

Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.

Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước.
 
H

haipro1181998

hay ghê
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
M

mituotroile

thuyết minh về con trâu của làng quê việt nam

giup mình cần gấp
thanks nhiều nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
[-X[-X[-X[-X[-X
 
L

ljnhchj_5v

Tham khảo nha!

Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân VN: con trâu – là đv nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú- loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.
Trâu VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái TB từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay. Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, 1 thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách, thổi sáo. Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu: "Ruộng sâu, trâu nái"
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người VN cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. ĐNA tổ chức tại VN. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu VN người dân VN.
Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:

“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.”

Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê VN nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở lầngng quê VN-con vật linh thiêng trong sâu thẩm tâm hồn người dân VN. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân V nhất là những người xa xứ
 
V

vitconxauxi_vodoi

Bài viết
Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở việt nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đăng cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ.Con Trâu Đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hang ngàn năm nay.Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân việt nam.

Con trâu đã là biểu tượng của sự hiển lành , chăm chỉ ,cần mẫn từ hàng ngàn năm nay.Nếu bạn có quê hoặc đã từng về quê thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng. Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn.Có thể nói con trâu là một người bạn chuyên giúp công việc cho người nhân dân. NGoài những việc cày bừa trâu có thể là một công cụ phương tiện vì vậy có thể nói trâu là công cụ ko thể thiếu của người nông dân.Trâu bắt nguồn từ trâu rừng, vì sau nhiều thế kỉ con người và loài vật đều được thuần hóa và trở thành một loài trâu hiền lành.Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ.Với đôi sừng nhọn, uống cong như hình một lưỡi liềm người ta sử dụng đôi sừng đó làm đồ trang sức Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. ,Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày,trâu đực trung bình cày bừa từ 3~4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2~3 sào, không những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nộng , một công cụ không thể thiếu . Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng,và có thể kéo tải trọng từ 400~500kg .Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu chung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa.Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đắng kể.Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây.Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc
sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu . Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lẽ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở việt nam .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.

thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.


Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".


Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.


Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân việt nam .Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần.Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân việt nam .Nó đã là biểu tượng của của làng quê việt nam và Đất nước Việt Nam .


DÀN Ý

MB:

- Trâu là một loại động vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày.

- Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay.


TB:

* Ngoại hình:

Trâu đực tầm vóc lớn, câu đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. Trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém.

* Các bộ phận:

Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối.

- Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều.

- Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng cũng có con hơi cong. Các xương sườn to tròn, khít và cong đều. Mông trâu to, rộng và tròn.

- Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn và vừa to. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước.

- Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi.

- Da trâu mỏng và bóng láng.

- Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da.

* Khả năng làm việc:

- Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc.

* Đặc tính, cách nuôi dưỡng:

- Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành.

- Hàng ngày, cho trâu uống nước sạch đầy đủ (mỗi con khoảng 30 -> 40 lit nước cho một con).

- Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho trâu ăn đủ ba bữa chính sáng, trưa và tối. Sau khi đi làm về không nên cho trâu ăn ngay mà nên cho trâu nghỉ ngơi, sau đó tắm rửa sạch sẽ, khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước có pha ít muối rồi mới cho ăn.

- Mùa nắng, khi làm việc xong thì không cho trâu uống nước ngay, cho nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút rồi cho từ từ uống.

- Chăm sóc trâu cũng rất dễ dàng. Nên xoa bóp vai cày của trâu sau khi kéo cày xong. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần , mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Nếu trâu làm việc liên tục 5 -> 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày.

- Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khoẻ giảm sút, nên cho trâu nghỉ 4 – 5 ngày và bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo …


KB:

Ngày nay, nước ta tuy có máy móc nhưng trâu vẫn là một con vật rất cần thiết cho nhà nông. Trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông không gì có thể thay thế. Ông cha ta đã nhận xét “Con trâu là đầu cơ nghiệp” là như thế.

(Sưu tầm)
 
Last edited by a moderator:
P

phumanhpro

dc làm tại đây
đây
Mình gợi ý bạn dàn ý thoy nha ^^ ( ... là bạn tự viết tiếp nha , mini ví dụ thoy ^^)
1. Mở bài : giới thiệu con trâu
- C1 : Đi khắp mảnh đất thân thương hình chữ S , trên những cánh đồng lúa bao là rộng lớn...
- C2 : Từ 1 bài ca dao hoặc câu tục ngữ có nhắc đến con trâu...
- C3 : Phản đề --> Sự phát triển khoa học kỹ thuật , máy cày thay thế trâu...
- C4 : Nền văn minh lúa nước sông Hồng gợi nhắc về hình ảnh 1 con vật wen thuộc vs người nông dân

2. Thân bài : ( phần này chia thành 2 bố cục chính nha là thuyết mình về con trâu riêng và con trâu trong làng quê VN )
a/ TM con trâu :
* Nguồn gốc : - xưa/dân gian ( bạn dùng bài thơ " đi san mặt đất " hoặc sự tích
.....................- nay/ khoa hhọc ( phân bộ , nhóm ,...)
* Đặc điểm : - hình dáng , sinh trửong ( phần này bạn dùng từ ngữ miêu tả cho chi tiết thêm nha )
- Một số thành ngữ / ca dao về đặc điểm trâu
* Vai trò : - sức kéo , phân
...............- thịt , xưong , sữa ( phần này có thể so sánh với bò )
...............- sản phẩm mĩ nghệ

b/ Con trâu làng quê VN :
* Con trâu vs nghề nông : hiện diện của trâu trên cánh đồng , việc đồng áng , tình cảm ngừoi nông dân ( cho nhìu tục ngữ ca dao nha )
* Con trâu vs lễ hội văn hóa : nhìu lễ hội 3 miền bắc có chọi trâu , trung có đâm trâu , nam có đua trâu -> giá trị thiêng liêng ; biểu tựong của sea game 2003 lần 17 ở VN
* Ký ức tuổi thơ nông thô : so sánh với tuổi thơ trẻ e thành thị cho bài hay hơn nha bạn ; trong sáng tác nghệ thuật - Lịch sử đinh bộ lĩng chăn trâu đánh trận giả ( thêm một vài câu thơ của Giang Nam hoặc Huy Cận về con trâu nha )

3/ Kết bài : khẳng định sự gắn bó của con vs làng wê nói riêng và VN nói chung ( nếu ban đầu mở bài là phản để thi kết bài nói tiếp phần đó nha )

* Mini tặng bạn một số tư liệu nè ^^ :

Trâu là một loài động vật thuộc họ Trâu bò (Bovidae). Chúng sống hoang dã ở Nam Á (Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan) Đông Nam Á, miền bắc Úc. Trâu thuần dưỡng, tức trâu nhà được nuôi phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi châu.

Tuy trâu rừng vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên nhưng số lượng trâu hoang dã không còn nhiều. Giới khoa học lo rằng trâu rừng thuần chủng không còn nữa vì đã lai với trâu nhà. Riêng tại Việt Nam số lượng trâu rừng còn rất ít, chủ yếu phân bố dọc dãy Trường Sơn, trong đó có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào. Nhiều đàn trâu đã được thuần dưỡng và lai với trâu nhà.

Trên thế giới có hai nhóm trâu: trâu rừng Phi Châu (tiếng Anh: Cape buffalo) và trâu Á Châu, tức trâu nước. Đây là hai loài riêng biệt thuộc họ Syncerus (trâu Phi Châu) và Bubalus (trâu Á Châu) ở hai vùng địa lý cách biệt.

Về trâu Châu Á, các nhà chuyên môn chưa nhất trí về cách sắp xếp phân loài. Có người thì cho là trâu chỉ có một loài Bubalus bubalis với ba phân loài, tiếng Anh gọi là the "river buffalo", trâu sông (B. bubalis bubalis) ở Nam Á, "swamp buffalo", trâu đầm (B. bubalis carabanesis) ở Đông Nam Á, và trâu rừng Á châu (B. bubalis arnee). Có người thì cho rằng cả ba là ba loài riêng biệt tuy cận chủng.

Châu Á là bản địa của loài trâu với 95% tổng số trâu trên thế giới. Khoảng phân nửa số này sống ở Ấn Độ. Tính đến năm 1992 Á châu có 141 triệu con trâu. Trâu được nuôi lấy sức cày ruộng, lấy thịt và sữa. Sữa trâu có lượng mỡ béo cao nhất trong các loại sữa gia súc. Cả hai phân loài trâu nhà có mặt tại Á châu: trâu sông và trâu đầm. Trâu sông sống ở vùng cao như Nepal còn trâu đầm phổ biến khắp miền nhiệt đới.

• Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu:
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy ắt là khó thay
Vì giá trị của con trâu đối với nhà nông rất cao, khi làng phạt vạ, làng bắt nộp trâu như trong trường hợp người con gái chửa hoang thì gia đình phải nộp vạ:
Phình phình ở giữa phình ra
Mẹ ơi con chẳng ở nhà được đâu
Ở nhà làng bắt mất trâu!
Để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông thì có câu:
Ruộng sâu, trâu nái
Muốn giàu thì nuôi trâu nái
Muốn lụn bại thì nuôi bồ câu
Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn: chăn trâu thì gần gũi, vui đùa với trâu, tắm trâu, phơi áo trên lưng trâu, thả diều ...
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn việc nông gia
Ta đâu trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cho lúa trổ (đơm) bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Về tục chọi trâu ở một số địa phương thì có những câu nhắc nhở dân chúng về dự xem. Tục chọi trâu ở Đồ Sơn theo truyền thống tổ chức vào tháng 8 âm lịch nên mới có câu:
Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng 9 tháng 8 chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng 9 tháng 8 nhớ về chọi trâu
 
M

mituotroile

thuyết minh về con vật mà em yêu quý nhất

cáca bạn tự làm nhé
mình cần gấp ngày mai phải nộp rồi
:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

thanks nhiều nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
N

nguyenbahiep1

Trong chúng ta, chắc chẳng có ai không biết đến mèo, loài vật đáng yêu được nuôi rộng rãi trong gia đình. Nhưng các bạn có chắc là mình hiểu rõ về loài mèo chưa ? Nếu chưa, mời các bạn cùng tôi đến trò chuyện với chị mèo Thông Thái đằng kia.

Sau khi chào tôi, chị mèo hào hứng kể rằng họ mèo nhà chị có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo bắt đầu được thuần hóa và nuôi ở Ai Cập sau đó lan nhanh sang châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, mèo bắt đầu được nuôi từ khoảng hai nghìn năm trước đây.

Quả đúng như chị mèo Thông Thái nói, họ nhà chị ai ai cũng có vẻ ngoài nhanh nhẹn, tràn đầy sức sống. Đầu mèo tròn, nhỏ và ở phía trước hơi nhô ra, đó là mõm mèo. Trông mèo nhỏ bé thế nhưng hàm răng nó lại có tới ba mươi chiếc. Trong số này, ngoài bốn chiếc răng nanh sắc nhọn thì hầu hết đều nhỏ xíu. Kỳ lạ nhất là đôi mắt mèo, đôi mắt trong veo như hai hòn bi ve. Đồng tử mèo có khả năng co dãn cực tốt. Ban ngày, đồng tử thu nhỏ đến đêm mới dãn ra. Thế là mèo ta có thể nhìn rõ trong đêm tối. Thân hình nhỏ bé của mèo được nâng đỡ bởi bốn chân chắc khỏe. Vì nằm trong nhóm động vật bậc thấp nên mèo vẫn có một cái đuôi dài. Mỗi chân mèo đều có bốn ngón, dưới những ngón chân có vuốt cực sắc này là đệm thịt giúp mèo đi lại nhẹ nhàng.

Chắc chẳng có em bé nào mà lại không biết đến câu hát : “Meo meo meo, rửa mặt như mèo...” hay “mèo con ra bể nước, bàn chân nó vuốt vuốt, xoa mấy sợi râu cước...”. Hình ảnh chú mèo liếm láp lòng bàn chân trước bên phải của mình cho thật sạch rồi lấy chính chân đó cọ cọ vào mặt mình đã khắc sâu vào tâm trí trẻ thơ. Một tập tính nữa mà ai cũng biết ở mèo đấy là bắt chuột. Bọn chuột xấu xí chuyên đi ăn vụng mỗi khi nghe thấy tiếng “meo meo” của mèo là hồn vía chạy đi đâu hết cả, chỉ còn biết bạt mạng chạy. Cộng thêm với đôi râu và đôi tai nhạy như ra đa mà trời đã ban cho, mèo lại càng bắt được nhiều chuột.

Nghe chị mèo nói đến đây, tôi đã thấy khoái loài mèo lắm rồi, bèn giục : “Chị ơi, chị kể cho em nghe về sự sinh trưởng của mèo đi”. Chị mèo mỉm cười rồi tiếp : “Mèo con được một tháng tuổi đã được mẹ dạy cho những kỹ năng bắt chuột cơ bản như chạy, nhảy, rình mồi, vồ mồi. Trong thời kỳ này, mèo mẹ sẽ dẫn mèo con đi quanh nhà để chúng “tìm hiểu” mọi thứ. Lớn hơn một chút, khoảng từ bốn đến năm tháng tuổi là có thể tự săn mồi. Mèo từ mười đến mười hai tháng tuổi là có thể sinh sản được. Lúc này, mèo cái có bộ lông mới mượt hơn, dày hơn bình thường. Cơ thể mèo lúc này phát ra một mùi đặc biệt và có tiếng kêu khác thường để hấp dẫn các chàng mèo đực. Sau khi giao phối, mèo cái lại sống đơn độc như trước và tự nuôi con. Mỗi lứa, mèo mẹ đẻ khoảng hai đến sáu con. Mèo con mới đẻ mắt nhắm nghiền, khoảng một tuần sau mới mở mắt”.

Rồi chị đố chúng tôi kể được tên thật nhiều loài mèo. Hừm, để xem nào. Mèo mun lông đen tuyền từ đầu tới gót này. Mèo mướp với bộ lông xám tro, mèo vàng lông vàng óng nữa. Có lẽ giống mèo đông đúc nhất, được nuôi phổ biến nhất là mèo tam thể. Loài này lông có màu đen, vàng, trắng pha lẫn với nhau. Nghe chúng tôi kể, chị gật gù : “Họ nhà người cũng am hiểu về họ nhà mèo ghê”.

Chị còn kể cho chúng tôi về nỗi kinh hoàng của họ nhà chị. Xưa, người ta dùng ruột mèo để căng dây vợt tennis (Nói đến đây, mặt chị hơi nhăn lại). Và bây giờ người ta còn ăn thịt mèo nữa. Nghe đâu, Chính phủ đã cấm bán và ăn thịt mèo. Song mấy người bạn chị bảo ở dưới Thái Bình, số quán nhậu “tiểu hổ” vẫn ở mức hàng trăm. Và cứ mỗi ngày, lại có hơn một ngàn anh chị em cô bác mèo “ra đi” tại đây. Chị lắc đầu “Cứ đà này, chẳng mấy chốc, bọn chuột dưới đó lại nổi loạn cho xem”. Vì mèo là “khắc tinh” của chuột mà.

Các bạn có muốn góp tay ngăn chặn nạn chuột không ? Hãy nuôi một chú mèo trong nhà nhé. Theo kinh nghiệm của chị mèo Thông Thái thì mèo con dưới hai tháng tuổi nên cho ở với mẹ. Khi lớn lên thì cho tập ăn cơm trộn cá, trộn thịt hoặc thậm chí cả rau nữa. Mèo là loại động vật có xuất xứ từ sa mạc nên rất ưa hơi ấm. Chính vì thế nên mèo rất hay trườn mình cọ vào chân người. Lúc đó, bạn hãy ôm mèo vào lòng, ủ ấm cho nó hoặc mang nó ra nắng sưởi ấm nhé ! Thấy chưa, mèo ta đã lim dim đôi mắt và grừ grừ khoan khoái rồi kìa. Mèo cũng rất thích chơi với các em bé từ bốn tuổi trở lên. Đây là thời kỳ hình thành nhân cách của các em nên nếu trong gia đình nuôi một chú mèo thì trẻ nhỏ sẽ sớm biết yêu động vật. Thật đáng tiếc nếu bạn bị dị ứng với lông mèo vì khi đó bạn chỉ có thể ngắm nó từ xa chứ đừng nuôi mà cũng đừng âu yếm vuốt ve nó. À, các bạn nhớ đem mèo đi tiêm phòng mỗi năm một lần và thường xuyên tắm hoặc bắt rận cho mèo nhé. Để mèo luôn khỏe mạnh và sạch sẽ mà.

Ối, vì trời nắng ấm quá nên chị mèo Thông Thái đã ngủ quên mất rồi. Thôi, chúng ta sẽ để yên cho chị ấy ngủ nhé. Tôi chắc rằng lần sau chị ấy sẽ kể cho chúng ta rất nhiều chuyện thú vị về loài mèo đấy. Vì loài mèo là bạn tốt của con người mà ! Tạm biệt !


nguồn google
 
C

callalily

Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.
Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ. Hiện nay, tuy thỏ dãddowccj nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng - tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù. Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình. Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.
Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,... vừa đẹp lại vừa ấm.
Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyệ cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.
Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.
nguồn:sontinh1
 
V

vitconxauxi_vodoi

Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là "linh cẩu".
Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam. Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt. Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn. Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,... nơi xảy ra sự cố. Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh "dại". Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.
Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.
\Rightarrow đây là dàn ý bạn tham khảo nhé:


Mở bài:
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút người đọc
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa .
Thân bài:
1. Phân loại:
Chó ta chó tây chó bẹc, chihuahua v.v...
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
3. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu nh~ đặc điểm nổi bật: Là loài đv ! có 3 mí chẳng hạn v.v...
3. Thuyết minh về đặc điểm sống(Cứ tìm trên mạng nhé):
- Đặc điểm phát triển cơ thể - ko fải là miêu tả như trên nhá (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)
- Đặc điểm tổ chức: bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
- Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen...

Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...
4. Vai trò:
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi ntn nhé)
- Là ng` bạn
- Ngoài ra: chó đặc vụ, cảnh sát v.v...
Nhớ fân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế ntn)
5. Quan hệ của chúng với con ng`:
- Thân thiết, trung thành v.v...
6. Mở rộng vấn đề:
- Thái độ hiện trạng của con ng` (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay k nên
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
Kết bài: đánh giá chung và riêng về nó..
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom