Tại một khu nhỏ phía tây công viên Oa - Sinh - Tơn là cái làng gri -nig cổ kính. Các nghệ sĩ nghèo thường lui tới tìm thuê những căn phòng có cửa sổ hướng bắc,những buồng xép sát nóc kiểu Hà Lan với giá tiền rẻ.
Phòng họa của hai nữ sĩ trẻ đặt tại tầng thượng ngôi nhà cổ gạch 3 tầng thấp lè tè,tầng cuối cùng là của cụ Bơ-Men đã ngoài 60 tuổi. Cụ nghiệu rựu,đã hơn 40 năm mà ngòi bút màu của cụ chưa với tới được gấu áo của vị thần nghệ thuật. Cụ luôn luôn có ý định vẽ một bức tranh kiệt tác nhưng chưa bao giờ cụ bắt đầu cả. Hai nữ họa sĩ trẻ, một người tên Giôn-Xi,một người tên là xiu. Một cô đến từ Ban-men,cô kia đến từ Ca-li-pho-ni-a. Họ kết nghĩa,gắn bó trong tình chị em tha thiết.
Mùa đông năm ấy,chứng viêm phỗi hoành hành đã đánh ngã hàng chục nạn nhân bên khu phía đông...Thế rồi Giôn-Xi bị cảm lạnh nằm bất động trên chiếc giường sắt. Viên bác sĩ cho Xiu biết, bệnh tình của Giôn-Xi mười phần chỉ hy vọng được một thôi. Xiu tranh thủ vẽ để kiếm tiền mua rượu bocđa,pha sữa,mua thuốc để săn sóc, chạy chữa cho đứa em tội nghiệp. Ngày đêm trôi qua Giôn-Xi nằm yên bất động và trắng bệt như pho tượng đổ. Cô chỉ biết nhìn ra cửa sổ nhẩm đếm từng chiếc lá trên cây thường xuân,mệt mỏi buông xuôi nghĩ sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.
Cụ Bơ-Men lại lên gác 3 ngồi làm mẫu cho xiu vẽ,Xiu đã nói với cụ về nỗi niềm tuyệt vọng của Giôn-Xi. Một đêm mưa tuyết lạnh lẽo nữa lại ào tới. Nhưng chiếc lá dũng cảm màu vàng úa vẫn bám vào cành. chiếc lá thường xuân,chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó. Giôn-Xi bình phục dần.
Cụ Bơ-Men đã chết vì sưng phổi sau 2 ngày nằm viện. Giày và áo quần cụ ướt sũng vẫn còn để lại trong phòng. Chiếc thang,chiếc đèn bão và chiếc bút rơi vung vãi...ở ngoài cửa sổ. Xiu khẽ nhắc em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ,nhìn chiếc lá cuối cùng trên cây,rồi bảo: "ồ em thân yêu,đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-Men đấy. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng..."