[Ngữ văn 8]Thuyết minh về một thể loại văn học.

Q

quycotuoidan98

Last edited by a moderator:
G

ga_cha_pon9x

Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú.
Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc.
Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.

1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
- Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng.

2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
- Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng.

BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ:
- Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề.
- Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực).
- Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận.
- Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết.

Sau đây là bảng luật thơ:


1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6)
T - T - B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)


2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4)
T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6)
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)


Bài thơ thí dụ làm mẫu để minh họa:

1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

TRUNG THU

Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm
Tháng tám chờ trông đến bữa rằm
Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng
Cha làm trống ếch đánh quanh năm
Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh
Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm
Chiếc lá chao mình trong gió sớm
Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm

Thứ Lang


2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY

Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều
Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu
Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc
Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều
Gió Sở không vơi niềm tịch mịch
Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu
Xa xôi cách trở Kim lang hỡi
Có thấu lòng em tủi hận nhiều

Thứ Lang


-----o0o-----


Ghi chú thêm:

LUẬT BẤT LUẬN TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Người làm Thơ Đường Luật phải tuân theo những luật lệ bắt buộc rất gắt gao nghiêm ngặt. Mà đã là luật rồi thì không thể sai phạm, có như thế bài thơ mới chính thống. Nếu không sẽ bị lai căng thành ra một loại thơ tạp giống như thơ "tự do" ngày nay (nhái theo thơ Cổ phong ngày xưa).
Trong những luật lệ bắt buộc nói trên, có luật bằng trắc là cách sắp xếp âm điệu của bài thơ để nghe cho suông sẻ, êm tai, du dương, trầm bổng. Nếu không tuân theo luật nầy thì bài thơ đọc lên nghe rất chỏi tai, trắc trở, không hay. Tuy nhiên, để cho bớt gò bó trong việc tìm từ, kẹt ý ... thí dụ như gặp phải những từ kép hay những danh từ riêng chỉ nhân danh, địa danh, điển tích ... chúng ta không thể nào sửa đổi dấu giọng (bằng trắc) được. Do đó người xưa đã đặt ra Luật Bất Luận để "cởi trói" bớt cho người làm thơ. Theo bảng luật bất luận nầy thì:
- Các tiếng ở vị trí thứ 2-4-5-6-7 của mỗi câu bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc (chính luật) mà bảng luật đã ấn định.
- Các tiếng ở vị trí thứ 1 & 3 của mỗi câu không nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc mà bảng luật đã định. Tuy nhiên nên chú ý rằng mặc dù đã có luật bất luận nhưng tiếng nào theo luật định là trắc mà chúng ta làm bằng thì được, trái lại tiếng nào theo luật định là bằng mà chúng ta làm trắc thì không nên, đôi khi phạm phải lỗi "Khổ Độc" nữa. Vạn bất dắc dĩ, không tìm được tiếng nào hay hơn để thay thế thì chúng ta cũng có thể giữ y mà vẫn có thể chấp nhận được. Khi làm thơ càng cố gắng giữ đúng luật (chính luật) thì bài thơ càng hay về âm điệu. Bài thơ được đánh giá hay hay dở phần lớn là căn cứ vào các luật thơ, vì Thơ Đường Luật là Thơ Luật nghĩa là thơ phải làm theo luật. Bài thơ Đường Luật nếu bị sai luật dù cho nội dung, ý tứ, từ ngữ có hay cách mấy đi nữa thì cũng bỏ đi, không được chấp nhận.

Sau đây là Bảng Luật Bất Luận:

BẢNG LUẬT BẤT LUẬN THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT

1. LUẬT TRẮC:

t - T - b - B - T - T - B
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B


2. LUẬT BẰNG:

b - B - t - T - T - B - B
t - T - b - B - T - T - B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T- B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B


Ghi chú: chữ b-t là không cần giữ đúng luật, chữ B-T là bắt buộc phải giữ đúng luật.

Ngoài ra Thơ Đường Luật là loại thơ "Độc Vận", nghĩa là chỉ gieo một âm vần duy nhất xuyên suốt cả bài thơ, không nên chen lẫn vào dù chỉ một âm vần khác, hay dở là ở chỗ nầy. Tóm lại Thơ Đường Luật nên gieo vần theo Chính Vận mà không nên dùng Thông Vận, vì toàn bài thơ chỉ có 5 vần thôi, đâu đến đổi khó tìm. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng, người làm thơ vẫn có thể được phép dùng thông vận, nhưng càng ít càng tốt.

Cùng nhau ôn tập tốt qua một số topic có cùng chủ đề: " Thuyết minh về một thể loại văn học"
Thuyết minh về một thể thơ
Thuyết minh về một bài văn học dân gian
Thuyết minh về thể thơ lục bát
Chúc các bạn ôn tập vui vẻ <3:Chuothong69:Chuothong69:Chuothong69

 
Last edited by a moderator:
D

deltafoce11

Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.
Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.
Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:
Thành tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc xuân đào
lựu phun lửa hạ , mai chào gió đông
(Bích Câu kì ngộ)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:
tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ
ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ông
Về phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:
dù mặt lạ , đã lòng quen
(bích câu kì ngộ)
Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:
tò cò mà nuôi con nhện
ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
vần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:
thằng tây mà cứ vẩn vơ
có hổ này chờ chôn sống mày đây
( tố hữu, phá đường)
núi cao chi lắm ai ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
 
  • Like
Reactions: lannnnanhhhh
H

hanhdung0611

bài

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
I. Mở bài:
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được
các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là
thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở
thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc,
đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó
phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ,
tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là
câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu
bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối
thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối
tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết
giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ
hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta
nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.
Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
___________B ___T_____ B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
__________T ___B ____T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
____________T____ B________ T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
_____________B ___T _____B
.................................................. .......
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
__________T_____ B _________T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
____________B _________T ________B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
_________B ________T __________B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
___________T _________B __________T
.................................................. ...........
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của
thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc
chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam
như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử
dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng
đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường
luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của
nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của
người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một
giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.
 
H

hanhdung0611

tham khảo nhé

Soạn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Từ quan sát, nghe - đọc đến mô tả, thuyết minh về một thể loại văn học
Cho đề bài: Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú.
a) Quan sát, nghe - đọc
- Em đã được đọc những bài thơ nào thuộc loại thất ngôn bát cú?
Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn theo định hướng sau:
- Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có thể thay đổi được không?
- Những tiếng nào được gọi là bằng (kí hiệu là B), tiếng nào được gọi là trắc (kí hiệu là T)? Hãy ghi kí hiệu B hoặc T cho từng tiếng trong bài thơ đó, ví dụ:
Bài Đập đá ở Côn Lôn:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
(B - B - T - T - T - B - B)
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
(B - T - B - B - T - T - B)
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
(T - T - T - B - B - T - T)
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
(B - B - T - T - T - B - B)
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
(T - B - B - T - B - B - T)
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
(B - T - B - B - T - T - B)
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
(T - T - T - B - B - T - T)
Gian nan chi kể việc con con!
(B - B - B - T - T - B - B)
- Thơ ngũ ngôn bát cú có luật đối và niêm như sau:
+ Nếu tiếng bằng (hoặc trắc) ở dòng trên ứng với tiếng trắc (hoặc bằng) ở dòng dưới thì gọi là đối nhau (ví dụ: trai đối với lẫy);
+ Nếu tiếng bằng (hoặc trắc) ở dòng trên ứng với tiếng bằng (hoặc trắc) ở dòng dưới thì gọi là niêm nhau (ví dụ: lẫy niêm với búa);
Dựa vào khái niệm đối và niêm trên, hãy rút ra nhận xét về quan hệ bằng - trắc giữa các dòng thơ.
- Thơ ngũ ngôn bát cú phải tuân thủ nguyên tắc về vần:
+ Vần là bộ phận của tiếng, không kể thanh điệu và phụ âm đầu (nếu có), hiệp vần là sự giống nhau về vần giữa các tiếng (ví dụ: vần on trong bài thơ trên);
+ Vần bằng là vần có thanh huyền và thanh ngang, có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng là vần trắc.
Hãy cho biết hai bài thơ trên có tiếng nào hiệp vần với nhau, tiếng hiệp vần ấy là vần bằng hay vần trắc?
- Nhận xét cách ngắt nhịp của các câu thơ trong hai bài thơ. Ví dụ:
Những kẻ vá trời / khi lỡ bước (nhịp 4/3)
Lưu ý những trường hợp ngắt nhịp bất thường.
b) Mỗi một thể loại văn học có những đặc thù riêng, thuyết minh về một thể loại văn học là giải trình về những điểm riêng ấy. Nên gắn việc thuyết minh về thể loại văn học với phương pháp nêu ví dụ để cụ thể hoá vấn đề.
c. Lập dàn ý
a) Mở bài:
Trả lời câu hỏi Thơ thất ngôn bát cú là gì?
b) Thân bài: Trả lời câu hỏi Thơ thất ngôn bát cú là thể thơ như thế nào
- Đặc điểm về số câu, số chữ;
- Các đặc điểm của thể thơ: Đối, Niêm, Vần, Nhịp;
c) Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của thể thơ (nên dựa vào những bài thơ cụ thể).
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Qua các truyện ngắn đã đọc (Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng,…), hãy thuyết minh về đặc điểm của thể loại truyện ngắn.
Gợi ý:
- Về số độ dài - ngắn;
- Về số lượng nhân vật;
- Về câu chuyện được kể;
- Về ý nghĩa của các truyện ngắn.
2. Đọc văn bản thuyết minh sau và tóm tắt lại những ý chính:
TRUYỆN NGẮN
Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật ra chủ đề. Do đó mà truyện ngắn thường là ngắn.
Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới nhiều vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.
(Theo Từ điển văn học)

3. Đối chiếu những ý chính vừa tóm tắt được trong văn bản trên với dàn ý đã chuẩn bị ở câu trên để tự rút ra những hiểu biết về đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn.
 
H

hanhdung0611

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – VĂN THUYẾT MINH
(làm tại lớp)
I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1: Giới thiều về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.
Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…).
Đề 4: Giới thiệu một loài hoa (như hao đào, hoa mai,…) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,…).
Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi.
Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,…).
II. GỢI Ý DÀN DÀI
Đề 1:
a) Mở bài.
Giới thiệu khái quát về đồ dùng hay vật dụng đó.
b) Thân bài.
- Miêu tả hình dáng, màu sắc;
- Giới thiệu các bộ phận của đồ dùng hay vật dụng đó;
- Công dụng của đồ vật;
- Cách sử dụng đồ dùng hay vật dụng đó;
c) Kết bài.
- Mối quan hệ của đồ dùng hay vật dụng đó với người học sinh hay với con người nói chung.
Đề 2:
a) Mở bài.
Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.
b) Thân bài.
- Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
- Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
- Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,…
- Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,…).
c) Kết bài.
Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.
Đề 3:
a) Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:
- Giới thệu về các phần các mục của văn bản.
- Công dụng của văn bản.
- Cách làm.
- Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.
b) Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý:
- Đặc điểm của thể loại:
+ Về cấu trúc.
+ Về âm thanh.
+ Về nhịp điệu.
+ Số câu, số chữ.
+ Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng.

- Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.
Đề 4:
a) Mở bài.
Giới thiệu tên loài hoa hay loài cây mà em yêuthích.
b) Thân bài.
Thuyết minh về đặc điểm, phẩm chất của loài cây, loài hoa.
- Hoa (cây) có đặc điểm gì nổi bật: nguồn gốc, thân, lá, hoa, nụ, quả.
- Vai trò, tác dụng của loài hoa hay loài cây đó là gì: làm cảnh, trang trí cho đẹp; làm thuốc; lấy quả,…(nếu dẫn ra được các số liệu cụ thể thì càng tốt).
c) Kết bài.
Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với loài hoa hay loài cây mà mình yêu thích. Cũng có thể nêu ra những bài học về sự thích thú và ích lợi của cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
Đề 5:
a) Mở bài.
Giới thiệu về giống vật nuôi mà em định thuyết minh (một loài chim quý, một vật nuôi trong gia đình).
b) Thân bài.
Thuyết minh về đặc điểm, vai trò của loài vật:
- Giới thiệu về hình dáng, cấu tạo, màu sắc, các bộ phận cụ thể của loài vật bằng một giọng văn hớn hở và thích thú.
- Giới thiệu những tập tính của loài vật (cách ăn, ngủ, sinh sản,…).
- Vai trò, công dụng của loài vật đó đối với đời sống con người.
c) Kết bài.
Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với loài vật đó.
Đề 6:
a)Thuyết minh về một sản phẩm cần chú ý làm nổi bật các ý sau:
- Hình dáng, màu sắc của sản phẩm;
- Nguyên liệu tạo nên sản phẩm;
- Cách làm, nơi làm ra sản phẩm đó;
- Các bộ phận, các phần của sản phẩm;
- Công dụng;
- Giá trị văn hoá của sản phẩm;
b) Thuyết minh về một trò chơi, cần tập trung làm rõ các ý:
- Xuất xứ của trò chơi.
- Miêu tả cách chơi:
+ Công đoạn chuẩn bị (ví dụ cách làm diều, các bộ phận của con diều).
+ Khi tiến hành trò chơi.
- Ý nghĩa văn hoá của trò chơi.
 
G

genius02

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bãng:
"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t T b B t T B Cỏ cây chen đá lá chen hoa t B b T t B B

Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nén tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau
 

Ngọc Bùi 12345

Vì học sinh thân yêu! Cựu Admin
Thành viên
23 Tháng ba 2018
934
4,156
396
27
Hải Dương
Trường THPT Đoàn Thượng
Xin chào cả nhà,
Được biết thời gian này các bạn đang miệt mài ôn tập để chuẩn bị cho kì thi cuối HKI.
Vậy nên mình gửi một số topic cùng chủ đề: "Thuyết minh về một thể loại văn học" cho các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Thuyết minh về một thể thơ
2. Thuyết minh về một bài văn học dân gian
3. Thuyết minh về thể thơ lục bát

Hãy cmt thêm để mình biết các bạn đang quan tâm đến phần kiến thức nào nha!
Chúc cả nhà ôn thi vui vẻ và đạt kết quả cao!

:Chuothong3:Chuothong3:Chuothong3
 
Last edited:
Top Bottom