[Ngữ văn 8]sửa lỗi cho mình bài thuyết minh về áo dài vs

H

hongnhung.97

@ilovemyfriendforever: ^^ chị iu ơi em viết bài này rùi nàk^^
em cũng viết theo ý đó nhưng mà chắc là không hay lém ^^
@people: bài này mình làm rùi nhưng mong vẫn nhận dc sự góp ý từ bà con để rút kinh nghiệm lần sau ^^
thanks all
 
P

perong9x

ừm:-?
theo mìh thì Nhung có thể thuyết mih chiếc áo dài về lịch sử ra đời(cái này k cần dài mà chỉ cần nói nó bắt nguồn từ chiếc áo tứ thân thui:D), hìh dág (của chiếc áo truyền thống và chiếc áo đã dk cách tân), chất liệu may, màu sắc, hoa văn, công dụng của áo dài:D(có rất nhìu công dụng ):D
 
P

pham_khanh_1995

Bài viết này hiện tại đã rất đạt yêu cầu nên không cần chỉnh sửa gì nữa đâu. em viết rất tốt. cảm ơn em. chúc em học tốt. hì
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi


Bài này chắc bây giờ chị không cần nhưng mà tự nhiên em hứng lên lại ngồi đọc rồi sửa sửa , gõ gõ :
Kết quả . Chả biết thế nào đây :
< Từ bài của chị đó nhá + Thêm vs vài lời góp ý của thành viên nữa
>


Thế giới chỉ từng biết Việt Nam qua chiến tranh. Nhưng khi hàng triệu người Việt rời quê hương để định cư tại khắp bốn phương đã mang theo di sản văn hóa Việt từ ẩm thực đến đạo lý phong tục tập quán và trong đó có chiếc áo dài truyền thống. Trên khắp thế giới, áo dài đã "tung bay tà áo quê hương" Mang theo niềm tự hào của dân tộc trên các chặng đường đã đi qua
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có trang phục truyền thống riêng. Nhật Bản có kimono, Hàn Quốc có hanbok…còn chiếc áo dài là biểu tượng truyền thống, là tình yêu thương tha thiết của những người con dân tộc . vì là trang phục truyền thống nên nó có 1 vị trí rất đặc biệt trong lòng mỗi người dân Việt.:

Xét về cấu tạo thì hiện nay, chiếc áo dài nữ thường dc thiết kế gồm 3 phần: cổ áo, thân áo và tay áo. Cố áo cao từ 4-5 phân, làm bằng vải cứng. còn thân áo ôm sát lấy cơ thể có hai tà buông thả xẻ từ eo, tạo cảm giác dịu dàng, khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, giúp người mặc cảm thấy tự tin vs thân mình và tạo điểm nhấn cho dáng vẻ. Tay áo suôn dài từ vai xuống cổ tay. Tay áo có khá nhiều dạng: tay ống loe, ống ôm…. Và chất liệu làm áo dài thì thường là vải lụa. khoác lên mình chiếc áo dài giúp tôn lên vẻ nữ tính, kín kẽ vì toàn thân dc bao bới lụa mềm. còn chiếc áo dài nam dc thiết kế khá giống so vs chiếc áo dài nữ. nhưng có một vài sự khác biệt. đầu tiên là lối cài nút về bên trái của áo dài và thứ hai là chất liệu tạo thành: thường bằng the mỏng, mặc ra ngoài áo bà ba trắng và áo dài nam thường ít gò bó hơn. số phận của những chiếc áo dài nam này có lẽ kém may mắn khi ngày nay ta ít dc bắt gặp hình ảnh của nó.

Cấu tạo là vậy, còn sự ra đời và lịch sử phát triển của nó thì lại là một chuỗi dài những câu chuyện vẫn chưa có hồi kết. Để có dc chiếc áo dài như ngày nay thì nó đã trải qua rất nhiều cách tân đã có bao nhiêu tâm trí, mồ hôi của sự sáng tạo, của lòng yêu nước được đổ vào chiếc áo dài đó, và áo dài ngày nay, chúng ta được mặc, được thấy đã chứa đựng tất cả tấm lòng của bao nhiêu thế hệ của dân tộc:

Kiểu sơ khai của chiếc áo dài là áo giao lãnh. Nhưng để phù hợp hơn với công việc khá vất vả của nhân dân ta, thì hai thân trước của áo không để giao nhau nữa mà buộc lại, tạo thành chiếc áo tứ thân. Áo tứ thân phù hợp vs những người phụ nữ miền quê quanh năm tất bật trên đồng ruộng. còn vs những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, thì họ lại muốn có một kiểu áo sang trọng hơn. Vì thế mà áo ngũ thân ra đời... Đến tk XVIII, một lần nữa lại có sự thay đổi. chiếc áo dài cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều Nguyễn. Tới thời vua Minh Mạng thứ 9 thì áo dài lại có thêm sự đổi mới và kiểu áo này đã dc dùng cho đến tận ngày nay.

Quay trở lại với hiện tại, mặc một chiếc áo dài thì chắc ai cũng biết, nhưng giữ nó cho bền, cho đẹp cũng cần thiết ko kém. Và để giữ một chiếc áo dài đẹp thì cũng không quá cầu kỳ mà khá đơn giản. chính vì thường dc làm bằng lụa hay nhung gấm, do đó: ta nên giặt bằng tay vs chất tẩy nhẹ, sau khi mặc và giặt thì treo ngay ngắn vào tủ, không nên để đồ nặng lên áo dài để tránh làm gãy cổ áo.

Áo dài không chỉ đẹp mà còn dễ sử dụng nên có lẽ đã quá thân quen với người phụ nữ Việt Nam. Chắc các bạn đã từng được nghe những câu thơ này :
Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng
Mới chỉ nghe thế thôi mà trong lòng các bạn hẳn đã có sự “rung rinh” rồi phải không ?, Xứ Huế là nơi đẹp nhất để áo dài trắng được tung bay trước gió
Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng trưng của Huế. Hình ảnh ấy đã tác động đến đời sống nghệ thuật của mảnh đất này.
Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay im mát, chiếc áo dài và chiếc nón như là vật bất ly thân. Cuộc sống khép kín cùng những ảnh hưởng của lối sống cung đình kín đáo, chiếc nón cùng với áo dài đã giúp người phụ nữ Huế dấu khuôn mặt mình và những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ.

Hình ảnh những nữ sinh vận áo dài trắng tinh khôi, cô dâu vs chiếc áo dài thướt tha truyền thống và đặc biệt trong các hội nghị,các cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế thì bộ trang phục dân tộc này lại càng không thể thiếu. Đó là một mình chứng hùng hồn cho sự phát triển rộng khắp không ngừng và sự trường tồn của chiếc áo dài trong lòng cư dân Việt cũng như bạn bè quốc tế
Mỗi chiếc kiểu , mầu sắc của áo dài linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục kiểu áo dài sau khi đã được cách tân cho phù hợp với đời sống hối hả , nhộn nhịp của làn gió hiện đại , điều đó đã chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhưng chiếc áo dài dù có đã thay đổi chút ít qua từng các thời kì nhưng đến bây giờ , hình ảnh chiếc áo dài chúng ta bắt gặp vẫn là chiếc áo thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.Ở bất cứ nơi đâu,từ rừng sâu hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc áo dài ngàn đời không đổi thay.

chiếc áo dài biểu tượng hình ảnh văn hóa việt nam, vừa mang nét truyền thống, lại ẩn chứa hơi thở của thời đại. là một người VN tôi tự hào về điều đó. Và tôi sẽ nỗ lực, cố gắng dùng khả năng của mình để gìn giữ, phát huy và giới thiệu với bạn bè năm châu về đẹp văn hóa Việt, đặc biệt là hình ảnh chiếc áo dài.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom