[Ngữ văn 8]Phân tích nhân vật bé Hồng

N

nk0kti_l0nt0n

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: phân tích nhân vật bé hồng trong đoạn trích "trong lòng mẹ"
Đề 2: Một trong những điểm sáng làm nên sức hấp dẫn của chương IV trích hồi kí" Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng là nhà văn đã miêu tả thành công những rung động cực điểm của 1 tâm hồn trẻ dại. Hãy chứng minh
 
Last edited by a moderator:
B

buimaihuong

Nhân vật bé Hồng hiện lên đầu tiên là một đứa con hiếu thảo và tôn trọng người lớn.

Mặc dù bị bà dì rót vào tai những điều cay nghiệt về mẹ nhưng em vẫn không hề quan tâm đến vì em hiểu mẹ em không bao giờ như thế và cả cái cảnh em gặp lại mẹ, niềm vui, niềm hạnh phúc ấy đã thể hiện rõ về con người của em.

Càng về sâu ta càng nhận ra Hồng là một đứa trẻ sống rất nội tâm, em luôn cố chôn giấu tất cả cảm xúc của mình, cố không để nó thể hiện qua bện ngoài và em luôn cố gắng thể hiện mình là một người mạnh mẽ.

Cậu khát khao được yêu thương, được sống với mẹ

Như những đứa trẻ khác, cậu mong muốn sống trong tình yêu thương của mẹ, áp mình bào hơi ấm của mẹ, mong muốn cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ.

Cậu mong muốn, nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, cậu phải xa mẹ, sống với những người mà cậu không cảm nhận được tình yêu thương từ họ.

- Một đứa trẻ, nhưng cậu biết đâu là đúng, đâu là sai.

- Luôn tin tưởng vào mẹ, dù có ai nói gì đi nữa.

=>Nhân vật Hồng chính là nhân vật gián tiếp nói lên tất cả con người Nguyên hồng trong cuộc sống thực.

nguồn hocmai.vn

 
M

mimibuongbinh

ngu van 8

Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ":
1) Tình yêu thương mẹ mãnh liệt,cháy bỏng của bé Hồng trong cuộc nói chuyện với bà cô
-Khi nge bà cô nhắc đến mẹ,trong lònh bé Hồng hiện lên h/ảnh người mẹ vs vẻ mặt rầu rầu và rất hiền từ chứng tỏ rằng dù trong hoàn cảnh xa cách,h/ảnh ng mẹ vẫn sống mãi trong tâm trí của cậu bé
-Từ những câu hỏi,lời khuyên như xát muối vào lòng,mỉa mai chua chát của bà cô,bé Hồng lònh thắt lại vì đau đớn,vì quá thương mẹ để rồi khóe mắt em đã cay cay,nước mắt ròng ròng rơi xuống,chan hòa đầm đìa.Đó là dòng nước mắt vì tủi nhục,vì quá thương mẹ
chi tiết tôi cười dài trong tiếng khóc thể hiện thái độ vừa căm tức bà cô vừa thương mẹ.
-t/yêu thương mẹ của bé Hồng được thể hiện qua câu so sánh"giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi...cho kì nát vụn mới thôi".Chi tiết đó thể hiện nỗi căm tức của bé Hồng đang lên đến đỉnh điểm,căm tức những cổ tục của xã hội đã đẩy mẹ Hồng đến con đường bất hạnh.Bằng một loạt động từ mạnh:vồ,cắn,nhai,nghiến để diễn tả sự căm tức xã hội đã làm cho mẹ con bé Hồng phải chiu nhiều đau khổ,đồng thời thấy được trong bất kì hoàn cảnh nào bé Hồng luôn tin mẹ,đứng về phía mẹ và khao khát hạnh phúc cho mẹ.
2) Tình yêu thương mẹ của bé Hồng khi dc gặp lại mẹ và nằm trong lòng mẹ
-Thoáng thấy ng giống mẹ mình Hồng đuổi theo và gọi bối rối:mợ ơi...mợ ơi...,đó là tiếng gọi thoảng thốt mà bấy lâu nay Hồng chưa dc một lần gọi...Để rồi bé Hồng đưa ra một giả thiết nếu ng đó ko phải là mẹ thì cảm giác tủi thẹn của bé Hồng dc thể hiện qua một câu so sánh kì lạ,độc đáo và đầy sức thuyết phục"khác gì cái ảo ảnh...sa mạc"Be Hồng đã so sánh độc đáo tạo ra một tình huống bộc lộ tâm trạng thất vọng cùng cực nếu ko dc gặp mẹ và tâm trạng h/p đến tột bậc khi dc gặp mẹ
-Đặc biệc những cử chỉ,hành động và tâm tạng của bé Hồng khi dc nằm trong lòng mẹ:ríu cả chân lại,òa lên khóc nứ nở.Dòng nước mắt lúc này ko còn là uất hận nữa mà đó là dòng nước mắt vừa tủi vừa h/p sung sướng đến nhường nào
Tóm lại từ cuộc trò chuyện vs bà cô đến khi gặp lại mẹ và nằm trong lònh mẹ ta cảm thấy bé Hồng là một cậu bé giàu t/cảm, giàu tự trọng, trong cuộc sống chịu nhiều gian truân nhưng dù trong hoàn cảnh nào bé Hồng vẫn yêu thương mẹ tha thiết, mãnh liệt. nồng nàn.
 
Last edited by a moderator:
T

tiendat3456

Cậu khát khao được yêu thương, được sống với mẹ
Như những đứa trẻ khác, cậu mong muốn sống trong tình yêu thương của mẹ, áp mình bào hơi ấm của mẹ, mong muốn cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ.
Cậu mong muốn, nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, cậu phải xa mẹ, sống với những người mà cậu không cảm nhận được tình yêu thương từ họ.
- Một đứa trẻ, nhưng cậu biết đâu là đúng, đâu là sai.
- Luôn tin tưởng vào mẹ, dù có ai nói gì đi nữa.
=>Nhân vật Hồng chính là nhân vật gián tiếp nói lên tất cả con người Nguyên hồng trong cuộc sống thực.
 
N

nhoconbmt

Sinh ra trên đời ai mà chẳng có mẹ, đc ở bên mẹ, đc hưởng tình yêu thương từ mẹ điều đó thật bình thường nhưng đối với bé Hồng thì điều đó là một sự lớn lao biết dường nào!
Sống xa mẹ từ lúc còn thơ, Hồng sống với bà cô, với sự ghẻ lạnh của chính những người thân của mình. "Mày dại quá, vào mà thăm em bé chứ!". Giọng nói ngọt đắng và nụ cười mai mỉa của người cô khiến cho bé Hồng đã khóc. Nhưng ko phải khóc vì giận mẹ, mà khóc vì thương mẹ, em đã nghĩ :"đời nào lòng yêu thương mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn ấy xâm phạm". Điều đó cho ta thấy đc em rất yêu thương mẹ, rất muốn giải thoáy cho mẹ khỏi những cổ tục đã đày đọa bà."giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ , tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." Càng thương yêu mẹ bao nhiêu, em lại khao khát đc gặp mẹ bấy nhiêu. Và mẹ đã về vào thời khắc quan trọng nhất.Khi mẹ thấy mẹ, em đã cố gắng chạy theo đuổi kịp mẹ, nếu đó ko phải là mẹ thì "khác gì cái ảo ảnh của một dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Ta thấy đc bé Hồng khao khát muốn đc gặp mẹ như thế nào.
Ông trời của ko phụ lòng người, em đã đc gặp mẹ, đc hưởng tình yêu thương ấm áp của người mẹ. Em cảm thấy mẹ mình ko còn xơ xác như lời người cô mà "Gương mặt mẹ sáng hơn, với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má, trong mej đẹp như thưở còn sung túc." Có lẽ bởi chính lòng yêu thương quá mãnh liệt đối với mẹ mà Hồng có những suy nghĩ như vậy.Em muốn mình đc bé lại để lăn vào lòng người mẹ, muốn đc bàn tay mẹ vuốt ve từ trán đến cằm và gãi rôm ở sống lưng cho. Mong muốn đó thật là dung dị nhưng với bé Hồng, điều đó thật lớn lao biết chừng nào! Với lòng yêu thương, kín trọng mẹ mình, Hồng rất yêu mẹ và mong muốn những hổ tục ko còn đày đọa mẹ mình. Đó là tình yêu thương của người con đối với mẹ mình, tình yêu thương đó thật cao cả thiêng liêng biết bao!
Qua đó em càng yêu quý hơn, thương yêu mẹ nhiều hơn để đáp lại công ơn trời biển của mẹ.o=>
 
V

vitconxauxi_vodoi

1.Phản ứng tâm lí của chú bé Hồng khi nghe và trả lời bà cô:
~>Mới đầu nghe bà cô hỏi:Lập tức trong kí ức cậu sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ
\RightarrowPhản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé-Nhận ra ý nghĩ cây độc trên nét mặt của bà cô,không muốn tình yêu thương và lòng kính trọng mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm.
~>Lòng chú thắt lại,khóe mắt cay cay
\RightarrowLòng đau đớn,phẫn uất không còn nén nổi"nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ"
\RightarrowCố kìm nén nỗi đau xót xa ,tức tưởi đang dâng lên trong lòng.Trước hoàn cảnh ấy,bà cô ấy,bé Hồng nhỏ bé mà vẫn kiên cường,đau xót mà vẫn tự hào và đặc biệt vẫn dạt dào niềm tin yêu người mẹ khônd khổ của mình
\RightarrowTâm trạng uất ức dâng đến cực điểm ,lòng cẳm tức tột cùng được bộc lộ bằng những chi tiết đầy ấn tượng với lời văn dồn dập,các hình ảnh,động từ mạnh mẽ "cô tôi chưa dứt câu..mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi"
2.Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi được ở trong lòng mẹ mà chú chờ đợi mỏi mắt
\RightarrowTiếng gọi cuống quýt,mừng tủi,xót xa thể hiện khát khao tình mẹ,được gặp mẹ đén cháy bỏng.Hình ảnh so sánh đã lột tả tâm trang hi vòng tột cùng-thất vọng tột cùng-đau khổ và hạnh phúc đến tột cùng.
+Đuổi theo chiéc xe vội vã,với cử chỉ bỗi rối,lập cập"òa lên khóc rồi cứ thế nức nở".Giọt nước mắt lần này khác hẳn những lần trước:dỗi hờn mà hạnh phúc,tức tưởi mà mãn nguyện.
+Cảm giác sung sướng cực điểm của đứa con khi được ở trong lòng mẹ được tác giả diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng với những rung động vô cùng tinh tế.Đoạn văn như tạo nên một không gian của ánh sáng,màu sắc hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi.Nó là hình ảnh của một thế giới đang bừng sáng,hồi sinh-một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử.Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng,rạo rực,không mảy may nghĩ ngợi gì.Những lời cay độc của bà cô họ nội,những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.Có thể nói đây là một bài ca chân thành ,cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng,bất diệt

~>Chú ý về lời nói của bé Hồng bạn nhé
 
K

khoctrongmua1999

tkam khao nke hiiiiii

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng xót vào trong những câu chuyện của ông.Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ.
Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.

Đoạn trích " Trong lòng mẹ" là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.

Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.

“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”

Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.

Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.

Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.

Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.


:)>-:)>-:)>-
 
  • Like
Reactions: Nhã Huỳnh
S

superstarneul

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng xót vào trong những câu chuyện của ông.Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ.
Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.

Đoạn trích " Trong lòng mẹ" là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.

Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều., tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.

Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.
 

trananhtung20082015@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng tám 2017
1
1
1
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng xót vào trong những câu chuyện của ông.Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ.
Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.

Đoạn trích " Trong lòng mẹ" là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.

Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.

“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”

Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.

Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.

Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.

Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.
 
  • Like
Reactions: SP CBNC
Top Bottom