[ NGỮ VĂN 8 ] Nghị luận văn học.

Tuệ Phương

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tư 2017
36
9
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu:
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."
2. Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Nhớ rừng" - Thế Lữ:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi lời oanh liệt nay còn đâu?"
 

huyennguyen157

Học sinh
Thành viên
20 Tháng ba 2017
46
19
31
21
TP Hồ Chí Minh
THPT Nguyễn Khuyến
Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu:
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."
Khi con tu hú gọi bầy

Tiếng chim gọi bầy là một tiếng chim ấm áp. Tiếng tu hú gọi bầy còn là một lời nhắc nhở mùa hè đã đến. Có lẽ vì vậy mà trong tâm tưởng, cảnh vật hiên diện như một không gian khôn cùng, một không gian mà tự nhiên đang đi, đang đến, đang ngưng lại và đang tiến triển đến độ trong một thời gian (hãy lưu ý những từ chỉ thời gian). Tố Hữu đã dùng những màu mạnh, đã dùng những âm thanh vang dội để diễn tả bức tranh này lúa chiêm (sắc đỏ) đương chín, trái cây (vàng, đỏ) đang ngọt, ngọt dần, bắp rây (đang) vàng hạt, sán (đương) nắng, nắng đào, vườn cây dậy tiếng ve ngân (tiếng ve như hát).

Có thể nhận ra chất thực cảm trong cái ánh sáng non tơ, hào phóng của nắng, cái vị ngọt ngào của quả chín, cái rực rỡ nồng nàn của bao nhiêu màu sắc, và tiếng ca vang chói lọi của lớp lớp tiếng ve cất lên từ bóng rợp của bao nhiêu cây lá. Khả năng vật thể hóa cảm xúc, vật chất hóa cảm giác là một khả năng phi thường của thơ ca. Với Tố Hữu trong nhưng ngày bị giam cầm, khả năng đó đã diễn đạt niềm khao khát sống, sự thèm khát sắc màu và không gian của cuộc sống hồn nhiên và xa vắng hơn, cao vời hơn, là sự khao khát tự do, bởi vì trời xanh là hình ảnh muôn đời của tự do:

Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhà từng không ...

Tố Hữu mơ tưởng đến những cánh diều, để được hát và được bay. Ở đây ta bắt gặp một thủ pháp của thơ cổ điển trong một ngôn ngữ lục bát: lấy cái nhỏ (cánh sáo diều) để nói cái vô cùng. Có lẽ vì thế, chỉ trong sáu câu đầu, nhưng ý tưởng về lòng khao khát tự do đã được biểu đạt trong một hình thức hàm súc.
Người ta nói: khởi đầu của mọi suy tưởng chính là thực tại, và lôgic của mọi suy tưởng chính là trở về thực tại. Tố Hữu đã diễn tả sự trở về này thật tự nhiên.

Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Nhớ rừng" - Thế Lữ:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi lời oanh liệt nay còn đâu?"
Hổ nhớ lại cuộc sống của những ngày " tung hoành, hống hách", làm chúa sơn lâm. Cả một quá khứ hiện lên rất đẹp trong nỗi " nhớ rừng" của hổ, đó là cảnh núi rừng hùng vĩ " bóng cả cây già", " tiếng gió gào ngàn", "giọng nguồn hét núi". là " những đêm vàng bên bờ suối", " những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn", những bình minh cây xanh nắng gội"... Với cuộc sống hiện tại, hổ chán chường, căm ghét cảnh giả dối, tầm thường : Càng chán ngán với cái thế giới nhỏ hẹp, tù túng, hổ càng luyến tiếc cái quá khứ oai hùng của cuộc sống tự do, nhưng đó chỉ là dĩ vãng một đi không trở lại. Tâm trạng thất vọng của hổ được bộc lộ trong lời than não nuột : " Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu". Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của một lớp thanh niên trí thức Việt Nam đương thời. Họ ý thức được nỗi nhục nhã và uất ức vì thân phận tù túng, hèn kém của một người dân mất nước; họ không chấp nhận cuộc đời nô lệ nhưng chưa dám hành động cho độc lập tự do. Họ đành thúc thủ, bất lực và dừng lại ở thái độ phủ nhận thực tại xã hội, đồng thời thể hiện khát vọng tự do, mong ước được giải thoát khỏi cuộc sống tầm thường giả dối trong xã hội đương thời.
 
Top Bottom