[Ngữ văn 8]Ngắm trăng

M

mupmap.123

Last edited by a moderator:
B

bengokkute1998

bài này dễ màk bạn. hôm trước cô giáo mới cho lơp mình ôn xong. không khó tí nào nếu chú ý nghe giảng. @};-
 
P

p3b3o_091098

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Câu thơ được trích trong Ngắm trăng, tác giả đã bộc lộ cảm xúc bối rối băn khoăn dưới ánh trăng khi đang trong trốn lao tù. Câu thơ chưa xuất hiện hình ảnh ánh trăng nhưng dường như lấp ló trong đó người đọc đã nhận ra một bóng trăng sáng tỏ qua song sắt nhà tù. Lúc này, trăng sáng, người tù cộng sản "khó hững hờ" trước cảnh đẹp này. Qua đây ta thấy được tâm hồn thi sĩ của người tù, bỏ qua không gian , thời gian để thưởng trăng. Chỉ vẹn vẹn một câu bảy chữ nhưng đã cho ta thấy tinh thần lạc quan và yêu thiên nhiên của Bác
 
M

meoconnhinhanh97

trước cảnh đẹp đêm trăng Bác bối rối băn khoăn rất nghệ sĩ ngay trốn lao tù. Hãy làm sáng tỏ điều đó
trước cảnh lao tù đẫm mùi ghê rợn,bác vẫn để tâm hồn mình hướng ra ngoài thiên nhiên.cảnh sắc ngoài trời vẫn thế,vẫn vẹn nguyên một màu sắc bình yên không một chút gượng ghịu của chiến tranh.và tỏa sáng trong tất cả chính là vầng trăng.chính ánh trăng ấy đã làm xóa nhòa đi mọi khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất,để cho tâm hồn người nghệ sĩ cũng thỏa sức tung bay,trăng và ng tìm đến nhau 1 cách tự nhiên k một chút gượng ép.
Cuộc sống tàn bạo, dã man chốn ngục tù làm gì córượu, có hoa để Bác thưởng trăng. Tâm hồn yêu thiên nhiên bỗng chốc gặp trở ngại.
Trong phiên âm, câu thơ thứ hai là một câu hỏi thể hiện sự xốn xang, bối rối rất nghệ sỹ của Hồ ChíMinh trước cảnh đêm trăng đẹp không có rượu, có hoa, trong chốn ngục tù hôi hám này. Trong tù thìbiết làm thế nào để có cuộc ngắm trăng thực sự, do đó Người càng bứt rứt, bối rối. Người chiến sỹ cách mạng vĩ đại, lão luyện ấy vẫn là một con người yêu thiên nhiêu một cách say mê và hồn nhiên đã rung động mãnh liệt trước cảnh đêm trăng đẹp, dù đang "thân thể ở trong lao".Câu thơ là minh chứng rõ nét cho câu
"thân thể ở trong lao/ tinh thần ở ngoài lao". "Nhân" ở trong lao, "nguyệt" ở
ngoài trời, song sắt nhà tù chính là rào cản về vật chất nhưng không che cản
được tâm hồn yêu trăng của người tù.
Đây không phải là cuộc vượt ngục tinh thần duy nhất của người tù cách mạng Hồ Chí Minh để tìmđến vầng trăng tri kỉ. Bác cũng đã từng "Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu" (Trung thu)
Mặc cho không rượu cũng không hoa, Bác vẫn có trọn vẹn một đêm thưởng trăng theo ý muốn. Cả người và trăng đều tìm đến giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật "tình cảm song phương" mãnh liệt của
cả người và trăng. Biện phấp nghệ thuật nhân hóa đã khiến vầng trăng như có hồn, từ ngoài khe cửa nhìn ngắm nhà thơ. Trăng đã "khán thi gia" chứ không phải chỉ là "ngắm" một người tù bình thường, đó sự giao hòa giữa những tâm hồn tri kỉ. Người và trăng đã thựcsự là tri kỉ của nhau.

Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ vừa cho thấy sứcmạnh tinh thần to lớn của người chiến sỹ vĩ đại Hồ Chí Minh. Đằng sau những câu thơ ấylại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượthẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
Bài thơ cũng cho thấy những nét đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh: vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại; vừa giản dị hồn nhiên vừa hàm súc dư ba.
@@: =(( .
 
Top Bottom