[Ngữ văn 8] Một số đề văn

N

nhox_pun401

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên.
Không còn là chuyện trẻ con
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố...
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em.
Trách nhiệm của ai?
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả.
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe.
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu.
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt.
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép.
Đồng thuận vì thế hệ tương lai
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em.
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động.
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ.
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,...
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội.
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai.
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc.
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….
 
N

nhox_pun401

Suy nghĩ và hành động để giảm thiểu tai nạn giao thông
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.

Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu…

Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi *** vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội.

Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.


Em nêu thêm những con số này vào bài:

-Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

Bà Isabelle Bardem, Trưởng phòng Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em của UNICEF nói “Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Không chỉ rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật”.

Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

Một số các yếu tố sau đây có thể giải thích được tình trạng tai nạn giao thông ở mức cao cả ở trẻ em và trong toàn dân:

- Sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ và số người chết do tai nạn giao thông
- Sự hiểu biết còn hạn chế về quy định giao thông
- Sự hiểu biết còn hạn chế về các hành vi lái xe an toàn
- Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định.
- Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.
- Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.
- Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm sản xuất trong nước với chất lượng tốt.
- Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém.

Từ năm 2001, UNICEF hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giảm thiểu số trẻ em chết do các tai nạn thương tích, đặc biệt là thương tích do tai nạn giao thông vì đó là nguyên nhân tử vong lớn thứ 2 ở trẻ một tuổi trở lên sau đuối nước.

Ở cấp quốc gia UNICEF cùng với Bộ Y tế, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc trong Sea Games 22 vừa qua.

UNICEF cũng vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. UNICEF cũng thúc đẩy sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông.

Các hoạt động sau đang được triển khai nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ:

- Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em
- Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy
- Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.
- Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương.
- Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.
- Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông.
- Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật an toàn giao thông.
 
N

nhox_pun401

Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiêt đới rất thích hợp môi trường cho Hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh lẽo hơn, thích hợp cho Hoa Đào khoe sắc.
Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.
Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:
Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẻ ở bên Tàu)

Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ

Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.

Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.

Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm
Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.
Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nếu còn yêu quê hương, còn trông về nguồn gốc, đều cảm thấy một nỗi sầu man mát dâng tràn. Dù cho đang sống tại quê nhà hay đang lưu lạc khắp năm châu bốn biển. Nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành.
Tết đến, hầu như ai cũng dành thời gian để đến các chợ hoa vừa để ngắm nhìn vừa tìm mua cành đào, cây quất hay một bó hoa, chậu cảnh.... đưa về nhà để được thưởng thức hương sắc mùa Xuân trong ngôi nhà ấm cúng của mình.
Cây đào, cây mai, chậu quất... như những biểu tượng văn hóa Tết của người dân Việt nói chung và Hà Nội nói riêng từ ngàn xưa.
Nhưng trong đời sống đương đại, thú sinh hoạt văn hóa tao nhã và nặng về tinh thần ấy đã thay đổi khá nhiều. Nguyên nhân sâu xa có lẽ là những biến chuyển của đời sống vật chất, tinh thần và cả mức thu nhập của chính những người dân được tăng lên.
stupidgirl96
02-12-2009, 19:18
Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.
Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992).
Hoa đào
Chẳng phải vì mùa xuân về trên những cành hoa ửng hồng duyên dáng và đất trời bồi hồi thổn thức, ấy là xuân, ấy là sắc hoa, là những chiều hối hả trở về sum họp
"Đói quanh năm, no 3 ngày Tết", các cụ vẫn bảo thế. Tết là phải đàng hoàng. Cả năm vất vả, đến ngày Tết là phải đông đủ con cháu, nhà cửa ấm cúng, cành đào cây quất cho có khí xuân. Mà kể cũng lạ, đủ các loài hoa khoe sắc vào mùa xuân, nào violet tím man mác, nào layơn hồng hào sức sống, nào quất chín vàng óng ả trên cành...nhưng chỉ một cành đào là thay thế cho tất cả. Thấy hoa đào chúm chím môi hồng trên cành là thấy xuân về, đất trời như bừng tỉnh trong hương sắc mùa xuân.
Đào bích là loài hoa đào phổ biến, cành hoa thắm sắc, hoa rải đều khắp các cành, các tán, xen lẫn nụ hoa xinh với những lộc xanh, chen lẫn những cánh hoa xòe tán với những nụ vừa nhú. Bích đào dù được cắm trong lọ để phòng khách, trên bàn tiếp khách hay vài cành nhỏ cắm trên bàn thờ gia tiên cũng đều đẹp.
Đào phai hoa kép, sắc hồng phảng phất kiêu kì. Một cành đào phai có giá cao hơn đào bích mà cũng khó tìm được cành ưng ý hơn.
Người chơi công phu thì chọn đào từ trước đó cả tháng. Nào thì thế phượng, thế rồng, nào thì đủ lọc đủ tán...còn kẻ mua hoa về cắm Tết cho đúng với khí xuân thì chỉ chăm chăm nhiều nụ nhiều lộc là được. Chọn được cành đào ưng ý mang về, phải kiếm cái bình đẹp, đốt lấy cái *** cành cho cành hoa giữ lại nhựa mà nuôi sống thân cành, mà đơm cho hết những nụ hoa trên cành. Có nhà cầu kì chơi hoa đào từ sớm, qua Tết hết hoa, lại kiếm cành đào mới mà chơi cho đến tận rằm tháng Giêng. Ấy thế là mùa xuân cứ tưng bừng gần cả tháng trời.
Xuân rong ruổi trên những con ngõ nhỏ, sau gánh xe của người bán hàng rong. Xuân rực rỡ khắp chợ hoa Hàng Lược, khắp con đê Quảng Bá, khắp các phố, khắp các hang cùng ngõ hẻm. Nhà cao cửa rộng thì thuê hẳn cây đào to đẹp, bề thế đặt trong nhà, để đến cuối xuân lại mang đi trả. Nhà có vườn có sân thì làm hẳn 1 cây đẹp đẽ trước cổng, nghênh đón mùa xuân, đón con chim én chao liệng. Nhà nghèo cũng sắm vài cành mộc mạc lên bàn thờ gia tiên. Có xuân, có đào. Hoa xuân đủ cho những mái nhà xuân.
Cành đào mới mua về được cắm trang trọng trong nhà, treo lên vài ba tấm thiệp mừng xuân mới. Lũ trẻ háo hức với những phong bao lì xì đo đỏ treo trên cành. Bàn thờ gia tiên đã được dọn dẹp sạch sẽ, trên ban cũng cắm vài ba cành hoa xuân. Bên bếp lửa hồng, tiếng tí tách của lửa cho nồi bánh trưng lục bục sôi quyện hương mùi già. Sương sớm đọng trên những cánh hoa mùi rung rinh sau đuôi xe người bán hàng. Mùa xuân đang về với mỗi nhà, xuân đến bên thềm rồi đấy thôi!
stupidgirl96
02-12-2009, 19:19
Chiếc áo dài
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải"[1].

Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.

Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể có nhiều màu nhưng đẹp nhất là áo dài trắng; áo dài mặc kèm với áo lá, mang giày cao gót trắng, đội nón lá màu trắng.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.

Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
 
N

nhox_pun401

Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiêt đới rất thích hợp môi trường cho Hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh lẽo hơn, thích hợp cho Hoa Đào khoe sắc.
Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.
Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:
Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẻ ở bên Tàu)

Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ

Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.

Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.

Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm
Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.
Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nếu còn yêu quê hương, còn trông về nguồn gốc, đều cảm thấy một nỗi sầu man mát dâng tràn. Dù cho đang sống tại quê nhà hay đang lưu lạc khắp năm châu bốn biển. Nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành.
Tết đến, hầu như ai cũng dành thời gian để đến các chợ hoa vừa để ngắm nhìn vừa tìm mua cành đào, cây quất hay một bó hoa, chậu cảnh.... đưa về nhà để được thưởng thức hương sắc mùa Xuân trong ngôi nhà ấm cúng của mình.
Cây đào, cây mai, chậu quất... như những biểu tượng văn hóa Tết của người dân Việt nói chung và Hà Nội nói riêng từ ngàn xưa.
Nhưng trong đời sống đương đại, thú sinh hoạt văn hóa tao nhã và nặng về tinh thần ấy đã thay đổi khá nhiều. Nguyên nhân sâu xa có lẽ là những biến chuyển của đời sống vật chất, tinh thần và cả mức thu nhập của chính những người dân được tăng lên.
 
N

nhox_pun401

đây là bài viết của một bạn ,em có thể lấy nó làm tham khảo .Vấn đề này em chỉ cần một cú nhích chuột là tìm được nên đừng ỷ lại vào người khác . Hãy cố gắng làm hết trong cả năng của mình rồi hãy đặt vấn đề để hỏi em nhé
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.

Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu…

Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi *** vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội.

Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.
 
N

nhox_pun401

Em nêu thêm những con số này vào bài:

Em nêu thêm những con số này vào bài:

-Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

Bà Isabelle Bardem, Trưởng phòng Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em của UNICEF nói “Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Không chỉ rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật”.

Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

Một số các yếu tố sau đây có thể giải thích được tình trạng tai nạn giao thông ở mức cao cả ở trẻ em và trong toàn dân:

- Sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ và số người chết do tai nạn giao thông
- Sự hiểu biết còn hạn chế về quy định giao thông
- Sự hiểu biết còn hạn chế về các hành vi lái xe an toàn
- Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định.
- Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.
- Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.
- Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm sản xuất trong nước với chất lượng tốt.
- Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém.
 
N

nhox_pun401

Em nêu thêm những con số này vào bài:

Em nêu thêm những con số này vào bài:

-Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

Bà Isabelle Bardem, Trưởng phòng Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em của UNICEF nói “Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Không chỉ rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật”.

Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

Một số các yếu tố sau đây có thể giải thích được tình trạng tai nạn giao thông ở mức cao cả ở trẻ em và trong toàn dân
 
N

nhox_pun401

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để giảm thiểu tai nạn giao thông"

Mọi người ơi! Giúp mình bài văn này với. bạn nào làm được mail cho mình ở địa chỉ phieunoi@yahoo.com.vn

Thanks very very much.......:D
 
N

nhox_pun401

cái này hồi sáng cô giải cho mình và nói rất nhiều ý nhưng mình tóm lại cho những ý bạn cần có và phân tích nhé thông cảm là mình viết văn hơi ngu
ý thứ nhất là
thực trạng tai nạn giao thông hiện nay
hậu quả của tai nạn giao thông
nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
cách khắc phục
 
N

nhox_pun401

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.
 
N

nhox_pun401

Aj bày em bài nay giớ câu
Trời xứ Bắc hẳn trong , trăng hẳn tròn và sáng
có chức năng :
A.kể B.bộc lộ cảm xúc c.miêu tả D.nêu ý kiến
Giúp em nha mai em thj uj
Làm xong e thanks moi ng` nhiu
 
D

duonggiao_1108

Mọi người làm bài này nè:
Hãy viết 1 bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.
nếu hay sẽ thak :D:D@};-@-)@-)
 
H

httx

bạn nào đó chỉ cho mình cách làm đề văn sau với : thuyết minh về một loài hoa vào ngày tết ......... :khi (152):
Đây là thuyết minh về hoa đào nhé
Đặc đỉểm của hoa đào:
Nhiều vùng trồng đào ở HN như nghi tàm, nhật tân, quảng bá,...
Quy trình chăm sóc ở làng nhật tân: Ngay sau Tết, khi cành đào cũ cắt đi rồi, gốc phải được chăm sóc ngay, hàng vạn gốc đào nảy mầm mới. Đợi cho mầm đào cao tầm 10cm, người ta chọn 1 mầm khỏe để lại chăm thành cành đào cho Tết năm sau còn các mầm khác bỏ hết. Mầm lớn đâm thẳng vào không jan. Đến jữa năm là thời kì bấm ngọn liên tục để bắt cây đâm tỏa ra 4 fía theo ý của người trồng. Cuối năm khoảng tháng 11 là thời kì tuốt hêt lá, dành nhựa làm nụ. Từ 23 tháng Chạp trở đi đào được đưa về các chợ hoa như Hàng Chiếu , Hàng Tranh,....
Các loại đào: đào thắm, đào fai,...
Giá trị của cành đào: Tương trưng cho Hà Nội , bỉểu tượng cho mùa xuân , sức sống mãnh liệt của miền Bắc.
Hoa đào mang lại nhỉều cảm xúc cho con người .
Sau mùa đông já lạnh, hoa đào lại nở rộ như sưởi ấm lòng người, báo hiệu một sư khởi đầu năm mới.
Hoa đào có màu đỏ, mang lại sự may mắn fúc lộc đầu năm.
Các cụ thường bảo căm hoa đào trong nhà đuổi đươc tà khí , jó độc ra ngoài.
Rỉêng đào Sapa lại có vẻ xù xì rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa được ẩn trong là một sức sống mãnh liệt vượt qua mọi thử thách.

Trên đây là một số tri thức về hoa đào
Nhớ thanks cho mình nha !:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D hix...hix...hix......:D
Cười nhiều wá méo miệng mất.:p
 
C

congchuacaheo175

Nhớ thanks cho mình nha !thank cho ban httx 1 cai!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Top Bottom