Câu 1:
Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan. Lời người cha sâu nặng ân tình và tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn. Giọng thơ thống thiết, lâm li rất phù hợp với nội dung đoạn trích.
Cách ngắt nhịp, những thanh trắc nằm giữa hai câu 7, âm điệu câu lục bát của thể thơ song thất lục bát đã làm phong phú hơn chất nhạc của từng khổ thờ và rất thích hợp khi diễn tả tiếng lòng sầu thảm, nỗi căm hờn của nhân vật người cha.
Câu 2:
Đoạn trích có thể chia làm 3 phần:
- Phần I (8 câu đầu): Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ nước mất nhà tan, phải rời xa đất nước.
- Phần II (20 câu tiếp): Bày tỏ nỗi lòng của người cha
- Phần III (Còn lại): Nỗi lòng người cha dành cho con
Câu 3:
...Mây sầu ảm đạm...gió thảm đìu hiu...hổ hét chim kêu...
\Rightarrow: Nghệ thuật: Hình ảnh đối lập, từ ngữ chính xác.
\Rightarrow: Cuộc chia li diễn ra ở một nơi biên giới ảm đạm, heo hút. Cảnh vật làm tăng thêm nỗi sầu trong lòng người.
....Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước....tầm tã châu rơi...
\Rightarrow: Lời thơ thống thiết, cách nói ước lệ, thể hiện nỗi đau đớn, xót xa khi nước mất, nhà tan, cha con li biệt.
- Tuy người con muốn theo cha để làm tròn đạo hiếu nhưng người cha dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nhà, nợ nước. Nghĩa nước, tình nhà trong hai cha con đều sâu đậm, thiết tha, đều tột cùng đau đớn. Vẫn là những hình ảnh và từ ngữ sáo mòn, ước lệ (hồn nước, châu,...) nhưng đã diễn đạt một cách chân thật những lời gan ruột của nguời cha. Lời khuyên của người cha trong hoàn cảnh này có ý nghĩa như một lời trăng trối thiêng liêng, đầy xúc động.
Câu 4:
- Tác giả nhập vai vào nguời cha (Nguyễn Phi Khanh) khuyên con mình (Nguyễn Trãi) để gợi nhắc về truyền thống đánh giặc của cha ông, nói về hiện tình của đất nước và kể tội ác của quân xâm lược. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc (từ "
Giống Hồng Lạc..." đến "...
xưa nay kém gì"), thể hiện nỗi đau mất nước, nỗi xót xa, ngậm ngùi trước cảnh " nòi giống lầm than" (từ "
Than vận nước..." đến "..
.dễ còn thương đâu!") và cha muốn tâm sự với con, muốn nhắn nhủ cùng con (từ "
Khói Nùng Lĩnh..." đến "...
đàn sau đó mà?).
- Đoạn thơ có nhiều hình ảnh, từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh, diễn tả nỗi đau thương: kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc, than, thương tâm. Nỗi đau đã vượt lên trên số phận cá nhân, đó là nỗi đau thiêng liêng, cao cả, nỗi đau non nước. Các từ ngữ như
vong quốc, cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống... đã góp phần nâng tầm vóc của nỗi đau thương này. Giọng điệu thơ nhờ thế mà lâm li, thống thiết hơn.
Câu 5:
- Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình (
tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn) và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích kích thích cái ý chí gánh vác non sông của người con.
- Bài thơ không mang tính chất hoài cổ mà mượn cổ để nói hay, đó là tâm sự yêu nước, là tâm trạng phẫn uất, đau thương của tác giả về tình cảnh nước mất nhà tan hiện tại. Bài thơ thôi thúc, khích lệ mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ đứng lên giành lại giang sơn, giành lại độc lập tự do cho dân tộc
