Văn [Ngữ văn 8] Bài viết số 6

Mint Suby

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng tư 2014
273
391
169
20
nơi BTS ở
www.facebook.com
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

đề1:dựa vào văn bản "chiếu dời đô" và "hịch tướng sĩ",hãy nêu suy nghĩ về vai trò của những chủ tướng anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối vs vận mệnh đất nc
đề2:từ bài "bàn luận về phép học",e hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
hepl me,please Yociexpress09Yociexpress09
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Đề 1: Lập dàn ý bài này: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
1) Mở bài
Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.
2) Thân bài:
_ Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
_ Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.
_ Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vân mệnh trời", "theo ý dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi "trung tâm trời đất", tiện hướng "nhìn sông dựa núi",… "nơi đây là thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN)
_Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc.
_Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
_ Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.
_ Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.
_ Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.
_ Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ "tam cương, ngũ thường". Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 "An thiên cỗ hùng văn", "tiếng kèn xung trận hào hùng", mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.
3) Kết bài:
_ Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"

Đề 2

1] MB
Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cách hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.
Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõ học chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, hoặc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?
2] TB(dàn bài thôi nha)
-Giải thích ngắn gọn nội dung phép học trong bàn luận về phép học
+ Mối quan hệ giữa học và hành
+học là gì? hành là gì?
=> học với hành tuy 2 mà 1
- Vì sao học phải đi đôi với hành
-khẳng định quan niệm của làm sao phát triển là hoàn toàn đúng
-học và hành luôn đi đôi, gắn liền chặt chẽ:
+học hok hành thì việc học vô ích(nêu dẫn chứng)
+ hành mà ko học thì việc học gặp khó khăn, ko thành thạo, trôi chảy, chất lượng thấp(dẫn chứng)
=> học giữ vai trò chủ đạo,hành củng cố bổ sung và hoàn chỉnh học
-Thực hiện học và hành ntn?(dẫn chứng)
3] KB
-khẳng định giá trị vấn đề : pp học tốt nhất là học luôn luôn đi đôi với hành.Liên hệ bản thân.

đề 2 lm vội hơi vắn tắt, thông cảm nha
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Mint Suby

Kem Min

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng bảy 2016
91
177
144
21
::))) Bạn tham khảo : (copy)
Từ xưa đến nay, dường như thời đại vẻ vang nào cũng có những tên tuổi sáng chói về tài năng và đức độ. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong số đó. Con người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” này đã dân lên vua Quang Trung bài tấu trong đó thể hiện rõ quan niệm của ông về học và đoạn trích “ Bàn luận về phép học thể hiện rõ tầm quan trọng của việc kết hợp giữa “học” và “hành” như ông bà ta thường nói : “Học đi đôi với hành”.

Đầu tiên ta hãy tìm hiểu : Học là gì? Học là quá trình tích lũy kiến thức từ thầy cô, bạn bè và tiếp thu những điều hay từ trong cuộc sống, xã hội. Học để hiểu được cái thâm thúy của cuộc sống, để mở mang đầu óc và phát triển tâm hồn. Hơn thế, học còn là vì tương lai của chính bản thân mình. Tục ngữ có câu : “ Nhân bất học bất tri lí” có nghĩa là người không học sẽ không có kiến thức, không có hiểu biết, con người đó sẽ không thể tồn tại trong xã hội hiện nay, mà luôn chìm đắm trong sự ngu dốt. Như Bác Hồ từng nói, giới trẻ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đất nước Việt Nam, giúp nước ta bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu và con đường duy nhất để đạt được thành công này thì chỉ có một và một đó là HỌC.

Còn hành là gì? Hành có nghĩa là thực hành, là áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế, vào cuộc sống. Việc thực hành giúp chúng ta nắm chắc được kiến thức, nhớ bài lâu hơn, hiểu sâu hơn và cụ thể hơn những điều được học. Thực hành còn giúp ta có cảm giác hứng thú và chủ động hơn trong học tập, hiểu được vấn đề, nội dung bài học cặn kẽ hơn.

Nêu chỉ học mà không thực hành thì như ông bà ta thường ví von : “ Con tằm ăn dâu, đâu phải mà nhả dâu, mà là nhả tơ”, có nghĩa là con tằm ăn dâu mà không “ tiêu hóa” thì khác gì nó lại nhả ra đúng những gì đã ăn vào là dâu. Tương tự, con người có học màk hông hành thì cũng sẽ như con tằm không mang lại được một lợi ích gì cả, gây hậu quả lãng phí những kiến thực đã học.

Còn nếu chỉ hành mà không học thì sẽ không đạt được thành công do không có đủ kiến thức, không có đủ hiểu biết, thế là vô tình trở thành kẻ phá hoại.

Vì vậy, sự kết hợp giữa học và hành là yếu tố thực sự cần thiết để con người khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn, phát huy được tính sáng tạo trong học tập. Song song với việc thực hành những điểu trên, ta cần nhận ra được hậu quả của việc học vẹt và lười học, đừng như cái máy thu âm chỉ biết lặp lại những gì người khác nói và cũng đừng như con rôbot chỉ biết làm chứ không biết suy nghĩ, cả hai điều này đều rất tai hại. Như George Duhmel từng nói : “ Đừng sợ máy móc ủa bên ngoài mà hãy sợ máy móc cõi lòng”.

Qua tác dụng của việc “ học đi đôi với hành” đã cho ta thấy được quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Vì thế, bắt đầu từ bây giờ cúng ta hãy áp dụng những kiến thức mình học được vào trong cuộc sống để việc học không trở nên nhàm chán, lãng phí và mỗi ngày đi học sẽ là một cuộc phiêu lưu mới.

Chào mừng đến với Box Văn ( mặc dù không phải là Văn 9), hãy tích cực đăng câu hỏi và giúp chúng tớ ''khôi phục'' all box văn, hay cụ thể hơn là văn 9 nhé ;) chân thành cảm ơn, chúc bạn thành công
 
  • Like
Reactions: Mint Suby
Top Bottom