[Ngữ văn 7] Sử dụng cụm C-V để mở rộng câu

N

ngobin3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn viết giúp mình 3 câu theo mô hình:
Chủ ngữ của câu là 1 cụm CN - VN ; Vị ngữ của câu là 1 cụm CN - VN
Ví dụ: Em hoc giỏi khiến bố mẹ vui lòng.
Em học giỏi là CN - Đồng thời là 1 cụm C-V
bố mẹ vui lòng là phụ ngữ cho CĐT trong vị ngữ - Đồng thời là 1 cụm C-V
 
M

minh_minh1996

Tôi đã làm một chuyên đề về " Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu". Không có thời gian trình bày kĩ, xin giúp bạn đôi chút nhé.
Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu hiểu đơn giản tức là dùng các cụm c-v để mở rộng các thành phần trong câu
* Có thể mở rộng nhiều thành phần trong câu: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ...
+ Mở rộng thành phần chủ ngữ: biến câu có chủ ngữ không là một kết cấu c-v thành câu có chủ ngữ là một kết cấu c-v ( Gọi là câu mở rộng thành phần chủ ngữ)
VD: Con chuột /làm vỡ lọ hoa ( con chuột- chủ ngữ, làm vỡ lọ hoa-vị ngữ => Kết cấu c-v làm nòng cốt)
-> Con chuột chạy /làm vỡ lọ hoa ( Con chuột-chủ ngữ, chạy-vị ngữ=kết cấu c-v - >chủ ngữ đươc cấu tạo bởi một kết cấu c-v bằng cách thêm từ mới)
+ Mở rộng thành phần vị ngữ: biến câu có vị ngữ không là một kết cấu c-v thành câu có vị ngữ là một kết cấu c-v
VD: Cái bàn này/ đã gãy ( vị ngữ đã gãy- cụm động từ)
-> Cái bàn này /chân đã gãy ( vị ngữ đã được cấu tạo bởi một kết cấu c-v, chân-cn, đã gay-vị ngữ)
+ Mở rộng thành phần bổ ngữ: biến bổ ngữ không là kết cấu c-v thành câu có bổ ngữ là một kết cấu c-v ( gọi là câu mở rộng thành phần bổ ngữ)
VD: Em /thích quyển sách ( bổ ngữ trong câu đơn này là quyển sách)
-> Em /thích quyển sách mới mua ( bổ ngữ là quyển sách mới mua- là một kết cấu c-v)
Chú ý: bổ ngữ đúng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
+Mở rộng thành phần định ngữ: biến định ngữ không là kết cấu c-v thành câu có định ngữ là một kết cấu c-v ( gọi là câu mở rộng thành phần định ngữ)
VD: Tôi /đã đọc xong quyển sách mơi ( định ngữ trong câu này là "mới" bổ xung cho từ quyển sách)
-> Tôi đã đọc xong quyển sách mà (bà tôi tặng) => bà tôi /tặng là định ngữ-1 kết cấu c-v bổ sung ý nghĩa cho từ quyển sách
chú ý: định ngữ đi kèm danh từ
.....
bạn có thể nhìn thấy các câu được mở rộng có nhiều kết cấu c-v. Tuy nhiên đây không phải là các câu ghép đâu nhé. Chỉ là câu mở rộng thành phần thôi, vì các kết cấu c-v nhỏ bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nòng cốt. Còn câu ghép có từ 2 kết cấu c-v trở lên nhưng các kết cấu c-v không bao hàm nhau.
Chú ý: Muốn hiểu sâu nữa về loại câu mở rộng thành phần bạn nên xem về mối quan hệ giữa các kết cấu c-v
VD: Đôi dép này quai đã hỏng
Là câu có vị ngữ được mở rộng, giữa kết cấu c-v làm vị ngữ được mở rộng và chủ ngữ làm nòng cốt là quan hệ chỉnh thể-bộ phận ( đôi dép-chỉnh thể, quai-bộ phận)
-> Nếu hiểu về các mối quan hệ giữa các kết cấu c-v bạn sẽ lấy ví dụ dễ dàng
VD: chiếc xe đạp đã hỏng
biến đổi: chiếc xe đạp này lốp đã hỏng
Chiếc xe đạp này xích đã hỏng
Chiếc xe đạp này phanh đã hỏng...
Chúc bạn học tốt nhé !
 

Narumi04

Học sinh gương mẫu
Thành viên
23 Tháng tư 2017
1,595
2,069
394
20
Vĩnh Long
THPT Lưu Văn Liệt
Bác Hai đến khiến ba mẹ em rất vui.
=> Mở rộng phần chủ ngữ.
Ông em tóc đã bạc.
=> Mở rộng phần vị ngữ
Chúng tôi hy vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
=> Mở rộng phần phụ ngữ trong cụm động từ.
 
Top Bottom