[Ngữ văn 7]Giải thích câu ca dao "lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

K

kala20

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".


Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
 
N

nguyenmiu85

mình có tự làm bài này nè. bạn xem thử nha.
Bài làm
Thuở xa xưa, việc ứng xử, cách trò chuyện với những người xung quanh thường được coi trọng lên đầu. Ngày nay, với cuộc sống xô bồ, sung túc, phát triển, nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng lên. Nhằm khuyên bảo cho chúng ta hãy biết cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, biết ăn nói sao cho hợp lòng người nghe, ông cha ta đã có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đây là lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Lời nói thì không mất tiền mua. Nhưng có những lời nói làm vừa lòng người khác, làm người khác vui. Nhưng có những lời nói lại làm cho người khác khó chịu, không vừa lòng. Lời nói tuy không có giá trị về vật chất, nhưng lại có ảnh hưởng sâu nặng đến tinh thần con người. Vì thế, chúng ta phải nói năng sao cho thật cẩn thận, khéo léo, đừng để làm mếch lòng người khác.
Vậy, tại sao chúng ta cần phải nói năng cẩn thận, khéo léo? Như mọi người được biết, cuộc sống của chúng ta hôm nay, nhu cầu giao tiếp là rất thiết thực. Việc nói năng thật hợp tình hợp lí sẽ giúp ta tạo dựng được những mối quan hệ tốt. Trong đời sống, ta phải cư xử tốt với mọi người. Thường xuyên hỏi thăm đến những người già yếu, nhẹ nhàng trò chuyện với những em nhỏ. Trong trường lớp, học tập, ta phải lễ phép với thầy cô, tôn trọng bè bạn, và nhất là không được sử dụng những ngôn ngữ "đầu đường xó chợ", không phù hợp với người học sinh. Còn trong gia đình, ta phải kính trọng ông bà, cha mẹ, phải "đi thưa về trình", không nói năng, xưng hô thiếu phép tắc với những người trong nhà. Việc "đối nhân xử thế" thật đúng mực sẽ giúp ta nhận được sự giúp đỡ, sẽ cảm thông và yêu thương từ mọi người.
Ngoài việc là ngôn ngữ giao tiếp, lời nói còn giúp người ta hiểu nhau hơn, gần gũi với nhau hơn. Lời nói còn đem lại những niềm vui trong cuộc sống. Cứ thử nghĩ xem, mỗi khi ta gặp chuyện buồn bực, ta làm tìm đến cha mẹ, bạn bè để trò chuyện, chia sẻ. Lúc nào cũng vậy, ta luôn được nhận lại những lời nói ngọt ngào, chia sẻ, động viên, an ủi ta. Điều đó làm cho ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, nỗi buồn dần tan biến mất. Trong lời nói, còn thể hiện văn hóa, nhân cách của mỗi người. Những người tốt luôn nói năng dễ nghe, đứng đắn, không làm phiền lòng người đối diện. Còn những người không tốt thường hay nói năng lắt léo, thường hay bêu xấu sau lưng người khác. Lời nói còn giúp ta nâng cao uy tín cá nhân, thể hiện được học thức, trình độ hiểu biết của mình. Chính vì lẽ đó, ở trường học, ở gia đình, ai ai cũng đều khuyên bảo ta hãy chú ý cách ăn nói sao cho thật đúng mực, khôn ngoan.
Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu hay nhằm đề cao tầm quan trọng của lời nói. Như câu:
Lời nói gói vàng
Hay câu:
Lời chào cao hơn mâm cỗ
Câu tục ngữ trên đã giúp em hiểu được phần nào tầm quan trọng của lời nói trong cuộc sống. Em sẽ cố gắng học cách ăn nói thật phải phép, tế nhị. Ém sẽ luôn kính trọng cha mẹ, ông bà, nói năng có dạ, có thưa. Em sẽ luôn lễ phép với thầy cô, cư xử thật đàng hoàng với bạn bè.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu tục ngữ là lời dạy quý báu, khuyên nhủ ta hãy luôn cẩn trọng trong lời nói. "Trước khi nói hãy uốn lưỡi bảy lần". Đừng để lời nói của chúng ta làm ảnh hưởng, làm buồn lòng người nghe. Hãy để tiếng nói của chính mình được mọi người tôn trọng, đề cao.
 
L

long090200

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu:
“không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”. Hay:
“lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” khi ai mở miệng nói ngang thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” một tia lửa nhỏ sơ sơ khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu giữa ngàn thế sự đảo điên có ai áp dụng lời khuyên bao giờ lời nói không mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau !
 
Y

yulyulk

*hoan hô* *tung bông* *ngưỡng mộ*

Đây là bài viết mình thấy hay nhất, ấn tượng nhấthợp với yêu cầu đề bài nhất.
NHỮNG BÀI KIA BÀI NÀO CŨNG SAI CẤU TRÚC VÀ LẠC QUA VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH HẾT RỒI!!! ĐÂY LẦ VĂN GIẢI THÍCH CƠ MÀ!!!

Mong các bạn kia (mặc dù là tổ trưởng, bí thư liên chi blah... blah... blah... không cần biết) chỉ cần sai đề là ok, đừng xưng là bí thư hay tổ gì nữa!!

Kí tên: Svnny *xoẹt xoẹt*

P.S: đây không phải là 1 hình thức "ném đá", chỉ là phê bình thôi!!

mình có tự làm bài này nè. bạn xem thử nha.
Bài làm
Thuở xa xưa, việc ứng xử, cách trò chuyện với những người xung quanh thường được coi trọng lên đầu. Ngày nay, với cuộc sống xô bồ, sung túc, phát triển, nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng lên. Nhằm khuyên bảo cho chúng ta hãy biết cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, biết ăn nói sao cho hợp lòng người nghe, ông cha ta đã có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đây là lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Lời nói thì không mất tiền mua. Nhưng có những lời nói làm vừa lòng người khác, làm người khác vui. Nhưng có những lời nói lại làm cho người khác khó chịu, không vừa lòng. Lời nói tuy không có giá trị về vật chất, nhưng lại có ảnh hưởng sâu nặng đến tinh thần con người. Vì thế, chúng ta phải nói năng sao cho thật cẩn thận, khéo léo, đừng để làm mếch lòng người khác.
Vậy, tại sao chúng ta cần phải nói năng cẩn thận, khéo léo? Như mọi người được biết, cuộc sống của chúng ta hôm nay, nhu cầu giao tiếp là rất thiết thực. Việc nói năng thật hợp tình hợp lí sẽ giúp ta tạo dựng được những mối quan hệ tốt. Trong đời sống, ta phải cư xử tốt với mọi người. Thường xuyên hỏi thăm đến những người già yếu, nhẹ nhàng trò chuyện với những em nhỏ. Trong trường lớp, học tập, ta phải lễ phép với thầy cô, tôn trọng bè bạn, và nhất là không được sử dụng những ngôn ngữ "đầu đường xó chợ", không phù hợp với người học sinh. Còn trong gia đình, ta phải kính trọng ông bà, cha mẹ, phải "đi thưa về trình", không nói năng, xưng hô thiếu phép tắc với những người trong nhà. Việc "đối nhân xử thế" thật đúng mực sẽ giúp ta nhận được sự giúp đỡ, sẽ cảm thông và yêu thương từ mọi người.
Ngoài việc là ngôn ngữ giao tiếp, lời nói còn giúp người ta hiểu nhau hơn, gần gũi với nhau hơn. Lời nói còn đem lại những niềm vui trong cuộc sống. Cứ thử nghĩ xem, mỗi khi ta gặp chuyện buồn bực, ta làm tìm đến cha mẹ, bạn bè để trò chuyện, chia sẻ. Lúc nào cũng vậy, ta luôn được nhận lại những lời nói ngọt ngào, chia sẻ, động viên, an ủi ta. Điều đó làm cho ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, nỗi buồn dần tan biến mất. Trong lời nói, còn thể hiện văn hóa, nhân cách của mỗi người. Những người tốt luôn nói năng dễ nghe, đứng đắn, không làm phiền lòng người đối diện. Còn những người không tốt thường hay nói năng lắt léo, thường hay bêu xấu sau lưng người khác. Lời nói còn giúp ta nâng cao uy tín cá nhân, thể hiện được học thức, trình độ hiểu biết của mình. Chính vì lẽ đó, ở trường học, ở gia đình, ai ai cũng đều khuyên bảo ta hãy chú ý cách ăn nói sao cho thật đúng mực, khôn ngoan.
Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu hay nhằm đề cao tầm quan trọng của lời nói. Như câu:
Lời nói gói vàng
Hay câu:
Lời chào cao hơn mâm cỗ
Câu tục ngữ trên đã giúp em hiểu được phần nào tầm quan trọng của lời nói trong cuộc sống. Em sẽ cố gắng học cách ăn nói thật phải phép, tế nhị. Ém sẽ luôn kính trọng cha mẹ, ông bà, nói năng có dạ, có thưa. Em sẽ luôn lễ phép với thầy cô, cư xử thật đàng hoàng với bạn bè.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu tục ngữ là lời dạy quý báu, khuyên nhủ ta hãy luôn cẩn trọng trong lời nói. "Trước khi nói hãy uốn lưỡi bảy lần". Đừng để lời nói của chúng ta làm ảnh hưởng, làm buồn lòng người nghe. Hãy để tiếng nói của chính mình được mọi người tôn trọng, đề cao.
 
Y

yulyulk

#mycomments

Ngắn thíaaaaaaaaaa!!! Co bài nào dài hơn không?? ♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡

☆ Kí tên: Svnny *xoẹt xoẹt*

Pạn xem thử pài này nha!!

Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp ứng xử. Vì vậy, ta cần phải cẩn trọng trong từng lời ăn, tiéng nói. Để nhắc nhở con cháu về cách đối nhân xử thế ông cha ta đã dạy con cháu bằng câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau​
Vậy câu ca dao trên có nghĩa là gì ? Câu ca dao trên là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc nhắc nhở con cháu khi giao tiếp cần dùng những lời lẽ lịch sự, tế nhị, ôn hòa để cho người nghe dễ tiếp nhân, dễ cảm thông.
Thế thì tại sao khi giao tiếp ta phải dùng lời lẽ ôn hòa lịch sự? Trong đời sống ta ko thể tồn tại một cách lẽ loi, đơn độc mà phải tập hợp thành cộng đồng, ở đó, chúng ta có những mối wan hệ khác nhau mà lời nói là công cụ giúp ta trao đổi, giao tiếp ứng xử với nhau. Hơn nưã lời nói là một trong những phương tiện để đánh giá phẩm chất của con người. Chẳng hạn như:Trong một lớp học àm lớp trưởng là người ôn hòa, lịch sự thì nói gì ai cũng nghe theo; một ông gám đốc dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự với nhân viên thì nhân viên sẽ phục tùng
Làm thế nào để thực hiên lời dạy trên? Trong giao tiép chúng ta cần phải ăn nói lịch sự, từ tốn, lời nói phải có đầu, có duôi. Trong nhìu trường hợp mà người ta dùng cách giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên ko phải "cho vừa lòng nhau" mà ta dùng cách ăn nói xu nịnh. Cách sử sự như vậy ko tốt, cần phải tránh
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 pài hox cho kon người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho kon người. Pản thân em láh cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ pháp để xúng đáng là "kon ngoan trò giỏi"
 
D

dangkhoa6144

Trong cuộc sống, lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm sống với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt đối với mỗi người. Để khuyên mọi người có cách nói năng sao cho có hiệu quả giao tiếp cao nhất, ông cha ta đã từng căn dặn:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.


Thật vậy, lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người. Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn những lời nói thích hợp, con người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả tốt hơn. Mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều mà cũng có lời hay, lời đẹp, cũng có lời thô, lời tục. Người khôn phải biết lựa chọn để nói lời hay, lời đẹp. Lời nói là một thứ công cụ, nhưng có thể lựa chọn được tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của người nói. Ví thế, ông cha ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ công cụ dễ kiếm, dễ tìm trong tầm tay của mỗi người. Nếu chọn đúng lời nói sẽ gây hiệu quả lớn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Vậy muốn lời nói làm vừa lòng nhau thì chúng ta cần phải chọn lời nói thích hợp với đối tượng, hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm. Mỗi lời nói hợp với người, hợp với cảnh sẽ làm cho quan hệ tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói thô vụng sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc “lựa lời”. Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp cần phải có quá trình học tập và rèn luyện liên tục, lâu dài. Chúng ta phải biết nói những lời nói chân thật và sau đó là lựa chọn những lời nói đẹp, nói hay để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng lựa lời đẻ nói, để xuê xoa mọi chuyện mà có lúc chúng ta cần nói thật.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Vì vậy chúng ta cần tự rèn luyện cách nói năng văn minh lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
 
Top Bottom