ngữ văn 6 khó

C

chicomot

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chỉ ra và phân tích giá trị của nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
a) ....
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Dướn thân trăng bao la thâu gót gió

b) Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 
Last edited by a moderator:
H

huydepzai_1111

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa"
Một bức tranh thiên nhiên đẹp, có cái thoáng rộng của không gian và thời gian của một ngày đang khép lại. Trong cái mênh mông ấy nổi bật lên hình ảnh mặt trời được ví như "hòn lửa" đỏ rực gợi tả màu sắc sinh động của buổi hoàng hôn trên biển đang chuyển về đêm. Bầu trời và mặt biển bao la như ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc đã phủ bóng tối mịt mùng, còn những con sóng như chiếc "then cài" của ngôi nhà vĩ đại ấy. Biện pháp nhân hóa "sóng đã cài then, đêm sập cửa" khiến thiên nhiên như những con người biết hoạt động, biết nghỉ ngơi. Cảm hứng vũ trụ, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã tạo nên những vần thơ đẹp cho người đọc nhiều ấn tượng.
Khi vũ trụ đi vào trang thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu hoạt động :
"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ mà là cả 1 đoàn thyền, một sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay đang bắt đầu căng buồm. Từ "lại" trong cụm từ "lại ra khơi" là sự khẳng định nhịp điệu lao động của người dan chài đã ổn định, đã đi vào nề nếp. Đoàn thuyền ra khơi với khí thế căng trào. Cảnh tượng ấy thể hiện qua nghệ thuật tương phản: giữa cảnh ngày tàn với đêm mở ra, giữa cái tĩnh (vũ trụ) và cái động (con người).Nhạc điệu cũng có sự đối lập: tả vũ trụ với những vần trắc liên tiếp (lửa-cửa) như khép lại, và những vần bằng (khơi-khơi) như mở ra, ngân nga kéo dài . Sự đối lập ấy giúp người đọc cảm nhận được nỗi vất vả của việc đánh cá về đêm. Công việc đánh cá ban đêmtrên bểin là công việc nặng nhọc, đầy bất trắc nhưng đoàn quân xông trân vẫn cất cao tiếng hát. Tiếng hát vút lên cùng với những cánh buồm lộng gió.
 
N

nhoktsukune

Kik đúng hộ cái^^!!!!!!

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa"
Một bức tranh thiên nhiên đẹp, có cái thoáng rộng của không gian và thời gian của một ngày đang khép lại. Trong cái mênh mông ấy nổi bật lên hình ảnh mặt trời được ví như "hòn lửa" đỏ rực gợi tả màu sắc sinh động của buổi hoàng hôn trên biển đang chuyển về đêm. Bầu trời và mặt biển bao la như ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc đã phủ bóng tối mịt mùng, còn những con sóng như chiếc "then cài" của ngôi nhà vĩ đại ấy. Biện pháp nhân hóa "sóng đã cài then, đêm sập cửa" khiến thiên nhiên như những con người biết hoạt động, biết nghỉ ngơi. Cảm hứng vũ trụ, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã tạo nên những vần thơ đẹp cho người đọc nhiều ấn tượng.
Khi vũ trụ đi vào trang thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu hoạt động :
"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ mà là cả 1 đoàn thyền, một sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay đang bắt đầu căng buồm. Từ "lại" trong cụm từ "lại ra khơi" là sự khẳng định nhịp điệu lao động của người dan chài đã ổn định, đã đi vào nề nếp. Đoàn thuyền ra khơi với khí thế căng trào. Cảnh tượng ấy thể hiện qua nghệ thuật tương phản: giữa cảnh ngày tàn với đêm mở ra, giữa cái tĩnh (vũ trụ) và cái động (con người).Nhạc điệu cũng có sự đối lập: tả vũ trụ với những vần trắc liên tiếp (lửa-cửa) như khép lại, và những vần bằng (khơi-khơi) như mở ra, ngân nga kéo dài . Sự đối lập ấy giúp người đọc cảm nhận được nỗi vất vả của việc đánh cá về đêm. Công việc đánh cá ban đêmtrên bểin là công việc nặng nhọc, đầy bất trắc nhưng đoàn quân xông trân vẫn cất cao tiếng hát. Tiếng hát vút lên cùng với những cánh buồm lộng gió.




“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”



Một mặt trời đỏ ối đang từ từ chìm xuống biển khơi ở mút tận chân trời. Ngôi nhà vũ trụ đã vào đêm với “sóng cài then”, “đêm sập cửa”. Nghệ thuật nhân hoá và so sánh được sử dụng thật tài tình. Đọc hai câu thơ, ta cứ tưởng là vũ trụ đã vào thời khắc nghỉ ngơi. Không đâu, vũ trụ hay thiên nhiên vẫn đang chuyển động không ngừng

Chi tiết “mặt trời xuống biển” có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc, vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng tây nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra, hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như mặt trời xuống biển. Từ những quan sát thực, sức tưởng tượng và liên tưởng của nhà thơ đã bồi đắp và tạo nên một hệ thống hình ảnh vừa gần gũi vừa mới mẻ: vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa... như mọi ngôi nhà thân thuộc của mỗi người.

+ Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá “câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như đã có một sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi, bắt đầu công việc đánh cá không ít khó khăn vất vả. Đó là khí thế hăm hở và đầy hào hứng của những con người yêu nghề, yêu biển.
 
T

thaonguyenkmhd

a. Đoạn văn đầy đủ là
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.​

Hai câu thơ:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang"​
Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng một hình ảnh so sánh thật đẹp: "chiếc thuyền - con tuấn mã". Cùng với việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc: hăng, phăng, vượt. Qua đó để diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng, đầy hấp dẫn. Đó cũng là sức sống, vẻ đẹp của những người dân chài lưới ...

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.​
Lại thêm một hình ảnh so sánh thật hay nữa của tác giả: " cánh buồm - mảnh hồn làng", một sựu vật cụ thể đê so sánh với một cái trừu tượng. Từ một sự vật bình thường, gần gũi, cánh buồm trở thành một biểu tượng thiêng liêng của làng quê. Hình ảnh cánh buồm hiện lên vừa lãng mạn, bay bổng, vừa mang hình tượng lớn lao. Ngoài ra còn có nghệ thuật nhân hoá : "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Làm cho hình ảnh thơ trở nên sống động, có hồn.

Việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật đã góp phần làm rõ khung cảnh ra khơi của những người dân chài. Đó là bức tranh lao động đầy hứng khởi. Qua đó, cho ta thấy rằng nhà thơ là một người yêu nước tha thiết!
 
Top Bottom