[Ngữ Văn 6] Ẩn dụ

0

0872

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trong khổ thơ sau, cụm từ Người Cha được dùng để chỉ ai?Vì sao lại có thể ví như vậy?
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

2. So sánh cách nói này với phép so sánh (sự giống và khác)

3. Các từ gạch chân dưới đây dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao lại có thể ví như vậy?
Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

4. Cách dùng từ trong cụm tgạch chânới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

5. Từ những ví dđã phân tích ở trên, hãy nêu lên một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn d

 
R

rancanheo

1. Trong khổ thơ sau, cụm từ Người Cha được dùng để chỉ ai?Vì sao lại có thể ví như vậy?
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
TL:Cụm từ "Người Cha" để chỉ Bác Hồ.
Có thể ví như vậy vì: Bác và Người Cha có những phẩm chất giống nhau ( tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo với con...)

2. So sánh cách nói này với phép so sánh (sự giống và khác)
TL: * Giống: đều là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng với nhau.
* Khác:
- So sánh: có hai vế A-B, từ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.
- Ẩn dụ: ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh (vế A), phương diện so sánh, từ so sánh, chỉ còn vế B ( một loại so sánh ngầm).

3. Các từ gạch chân dưới đây dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao lại có thể ví như vậy?
Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
TL: Thắp chỉ sự nở hoa, ví như vậy vì nó giống nhau về cách thức.
4. Cách dùng từ trong cụm từ gạch chân dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
TL: Sử dụng giòn tan để nói về nắng là có sự chuyển đổi về cảm giác.
5. Từ những ví dụ đã phân tích ở trên, hãy nêu lên một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ
TL: - Tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng
- Tương đồng về cách thức thực hiện hành động
- Tương đồng về phẩm chất của các sự vật, hiện tượng
- Tương đồng về cảm giác
 
C

cunvachip11

1,người cha chỉ Bác Hồ
Từ người cha thể hiện Bác Hồ là người cha của nhân dân
Nhân dân còn gọi Bác là người,thầy,.........
 
Top Bottom