[Ngữ văn 5]Tài liệu

Status
Không mở trả lời sau này.
C

congchualolem_b

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lớp 5 bây giờ cũng khá bận rộn chứ không như ngày xưa, phải thi tuyển vào lớp 6 nữa cơ ^^ Biết vậy cho nên lolem cũng cố gắng tìm cách giúp đỡ các mem lớp 5 :-* đây là chút tài liệu, down về và xem nhé ;) và nếu ai có bài văn khác thì cùng nhau đóng góp nhé ;) ta cùng làm phong phú tài nguyên box văn 5 nào;)


Chú ý:Topic này để các em post đề thi,kiểm tra tham khảo,tuyệt đối không sử dụng pic làm nơi SPAM.Thành viên có từ 3 bài viết spam ở pic này sẽ bị xoá bài và ban thẻ đỏ.Mong các bạn tuân thủ.
_Thân_

Ga_cha_pon9x
 

Attachments

  • MOT_SO_BAI_VAN_HAY_LOP_5.pdf
    348.6 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Đề 1

Học sinh đọc thầm bài trong khoảng 10 phút sau đó làm các bài tập theo yêu cầu
Hành trình của bầy ong .
( Trích )
Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
( Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm )

Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày

NGUYỄN ĐỨC MẬU​



Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất nội dung các câu 2, 3, 4 viết nội dung trả lời của các câu còn lại vào bên dưới
Câu 1. Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong ?



Câu 2. Trong khổ thơ 2 , tác giả lặp lại 3 lần cụm từ tìm nơi nhằm mục đích gì ?
Đáp án :
Nhằm nhấn mạnh ý bầy ong đi tìm mật ở nhiều nơi.
Nhằm nhấn mạnh ý bầy ong luôn luôn đi tìm hoa để lấy mật .
Nhằm nhấn mạnh rằng đó là một sự tìm tòi liên tục, hết nơi này đến nơi khác , không quản ngại xa xôi.
Nhằm nhấn mạnh sự chăm chỉ của bầy ong.


Câu 3 . Câu : “ Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa” ý nói gì ?
a. Ong mang các mùa hoa nối lại với nhau.

b.Ong làm việc liên tục từ mùa hoa này tới mùa hoa khác , làm cái cầu nối giữa các mùa hoa , giữa mọi miền đất nước

.c. Bầy ong chăm chỉ giỏi giang, giữ được các mùa hoa luôn thơm ngát

d.Ong chăm chỉ, làm việc không ngừng nghỉ trong tất cả các mùa xuân, hạ, thu, đông.

Câu 4 . Câu thơ sau ca ngợi những phẩm chất gì của bầy ong ?
“( Nếu hoa có ở trời cao,
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)”​

a. Ca ngợi bầy ong thật tài giỏi có thể lấy mật của các loài hoa giữa trời cao.
b .Ca ngợi tinh thần làm việc liên tục của bầy ong.
c .Câu này tác giả viết trong dấu ngoặc đơn, là một giả thiết không thể xảy ra.
d .Câu này viết trong dấu ngoặc đơn, nêu một giả thiết nhằm ca ngợi đức tính cần cù, vượt khó khăn, không quản ngại xa xôi vất vả của bầy ong.

Câu 5. Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong ?

Câu 6. Đọc thầm lại bài thơ và ghi lại tất cả các từ láy có trong bài .

Câu 7 . Tìm quan hệ từ có trong câu thơ sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì ?
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.​

Câu 8. Tìm hai từ cùng nghĩa và hai từ trái nghĩa với từ : cần cù

Câu 9. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu : Men trời đất đủ làm say đất trời.

Câu 10. Đặt câu có sử dụng cặp từ chỉ quan hệ : Vì .......nên . (nội dung nói về học tập)
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Dưới đây là đề thi và đáp án tuyển sinh môn Văn - Tiếng Việt vào lớp 6 năm 2010,
ĐỀ Thi

Câu 1 (2 điểm): Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau? Vì sao?
a) ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.
b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.
c) long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh

Câu 2 (2 điểm)
Cho câu sau: "Bún chả ngon"
a) Hãy tách câu trên thành từ và tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu theo hai cách hiểu khác nhau.
b) Ví sao hai câu trên có thể tách như vậy? Với mỗi cách hiểu, câu trên ý nói gì?

Câu 3 (1 điểm)
Chọn từ trong ngoặc đơn em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau, nói rõ vì sao em chọn từ đó:
"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ...vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương". (rót, trút, đổ)

Câu 4 (5 điểm)
Em đã từng xem một bộ phim hoặc đọc, nghe kể một câu chuyện trong đó có nhân vật là các con vật ngộ nghĩnh, thông minh, dễ thương.
Em hãy tưởng tượng và tả lại con vật mà em yêu thích nhất.


ĐÁP ÁN


Câu 1 (2 điểm):
- Từ không thuộc nhóm đồng nghĩa trong dãy từ a là "thoang thoảng", từ không thuộc nhóm đồng nghĩa trong dãy b là "tươi tắn", từ không thuộc nhóm đồng nghĩa trong dãy từ c là "lung lay". (1 điểm)
- Từ "thoang thoảng" chỉ tính chất dịu, nhẹ không nói về độ đậm (nồng độ cao) của mùi hương trong khi 4 từ còn lại trong nhóm a đều có nghĩa chung là chỉ mùi hương thơm đậm; Từ "tươi tắn" nói về vẻ mặt người, không nói về màu sắc như nghĩa của 4 từ còn lại trong nhóm b; Từ "lung lay" nói về trạng thái không đứng vững, không nói về sự phản chiếu của ánh sáng như 4 từ còn lại trong dãy từ c. (1 điểm)

Câu 2 (2 điểm):
a) Câu "Bún chả ngon" được tách ra thành từ và xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ theo hai cách sau:
- Cách thứ nhất: Tách thành từ: Bún chả/ ngon
Xác định C-V: Bún chả / ngon
CN / VN (0,5 điểm)
- Cách thứ hai: Tách thành từ: Bún / chả ngon
Xác định C-V: Bún / chả ngon
CN / VN (0,5 điểm)
b) Câu trên có thể hiểu theo hai cách vì có hiện tượng đồng âm: "chả" có thể hiểu là một món ăn được chế biến từ thịt, cũng có thể hiểu là một từ mang nghĩa phủ định, có nghĩa là "không". (0,5 điểm)
- Với cách hiểu thứ nhất, câu trên có nghĩa: (Món ăn) bún chả là món ăn ngon. Với cách hiểu thứ hai, câu trên có nghĩa là "Bún không ngon". (0,5 điểm)

Câu 3: (1 điểm):
- Chọn từ "rót" để có câu văn "Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ rót vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương". (0,5 điểm)
- Ta chọn từ "rót" vì "rót" là đổ vào một cách nhẹ nhàng nên phù hợp với lời ru thân thương, nhẹ nhàng, tha thiết của mẹ. Các từ "trút", "đổ" mang nghĩa đổ vào một cách mạnh hơn, không phù hợp với lời ru của mẹ. "Rót" còn mang nghĩa có nước nên dễ thấm đẫm trong tâm hồn mà các từ "trút", "đổ" không cho thấy điều đó. (0,5 điểm).
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom