[Ngữ văn 5] Luyện đề thi vào lớp 6.

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bữa nay vào lớp 6 cũng phải thi nữa, với lại mấy cái đề thi vào lớp 6 đúng chuẩn kinh khủng :|. Hay là vì hồi xưa học khác hồi nay học khác ^^

Nên chúng ta sẽ cùng nhau giải những đề thi vào lớp 6 nhé! Những em nào hiện giờ đang từ lớp 4 lên lớp 5 thì chuẩn bị bây giờ là vừa rồi :"> (cũng phải theo kịp thời đại chứ, đúng không? ^^).

Bạn nào đã qua tuổi thi vào lớp 6 rồi thì cũng vào làm thử nha, tại mấy cái đề này chị nghĩ là có mấy câu cấp 3 còn chả dám"chém" đâu ấy ^^!

 
T

thuyhoa17

Đề đâu tiên ^^

ĐỀKIỂM TRA VÀO LỚP 6: MÔN VĂN TIẾNG VIỆT

(Đề thi vào trường Amsterdam – Thời gian: 30phút)


Câu1:Tìm từ đồng nghĩa với những từ có gạch chân trong câu ca dao sau:

Đường xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Câu2:Cho hai từ đơn: “chuyền”, “truyền”. Vớimỗi từ hãy đặt một câu trọn nghĩa.

Câu3:

Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa..

(Rừng mơ – TrầnLê Văn)

Đoạn thơ trên có chứa phép nhân hóa. Gạch chân từ chứaphép nhân hóa?

Câu4:Hãy chỉ rõ bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong câu sau:

Trong làng, đường thôn và ngõ xóm phủ kín rơm rạ.


Câu5:Cho câu văn: Mặt hồ xanh thẳm, thấp thoáng ngoài xa mấy cánh buồm trắng.

Hỏi từ: “thấp thoáng” giữ chức năng ngữ pháp gì?

Câu6:Tìm nghĩa của từ “trông” trong bài ca dao “Đi cấy”.

Câu7:Hãy viết lại những bộ phận song song trong câu sau và cho biết chúng giữ chức vụ ngữ pháp gì?

Bé lại leo lên cây dừa. Đứng trên đó bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu.

Câu 8: Chép lại một thành ngữ hoặc một câu tục ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa. Gạch chân dưới những từ đó.

Câu9: Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

(Việt Nam –Lê Anh Xuân)

Trong câu thơ trên có biện pháp nghệ thuật gì? Dấu hai chấm dùng để thay thế cho những từ nào?

Câu10:Trong câu thơ sau có dùng phép tu từ nghệ thuật gì?

Trăng tròn như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.


Câu11:Hãy chỉ rõ trạng ngữ trong câu sau:

Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp lửa.

Câu12:

“Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa”.

Hai câu thơ trên giúp em biết được điều gì về đức tình của loài ong?

Câu13:

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

Nhà thơ viết “bập bùng hoa chuối”, điều này gợi choem hình dung thấy gì?

Câu14:

Tìm một từ tượng hình miêu tả về sóng.

Tìm một từ tượng hình miêu tả về gió.

Câu15:
Đề ko rõ nên chị del nó nha ^^

Nguồn: tailieu.vn

15 câu mà 30 phút @-) (chả biết nguồn có đúng gì ko mà chả thấy năm thi tuyển. :">)
Không sao, làm thử thôi :).

Câu 15 đễ nó chả rõ, nó ghi đoạn thơ rồi chả yêu cầu gì, nên thôi :).

LÀM THỬ NHA, cũng vui ;)).
 
Last edited by a moderator:
K

keohong2000

Câu1
Từ đồng nghĩa với những từ có gạch chân trong câu ca dao là:
: vào
Non: núi
Câu2
Bóng chuyền là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe
Áo dài là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
Câu3:
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa..
Câu4
Trong làng,:TN
đường thôn và ngõ xóm:CN
phủ kín rơm rạ:VN


Câu5
Từ: “thấp thoáng” giữ chức năng ngữ pháp là vị ngữ
Câu6


Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề ( trông mang nghĩa là lo lắng)
Trông trời, trông đất, trông mây (các từ trông ở dòng 2,3 mang nghĩa là nhìn)
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm (trông mang nghĩa là mong)
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.

Câu7
Bộ phận song song trong câu là
con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu
-> Chúng giữu chức vụ ngữ pháp là vị ngữ
Câu8
Thành ngữ: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Câu9
Trong câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh
Dấu hai chấm thay cho từ ngữ co sánh (như, tựa, là,.)
Câu10
Trong câu thơ trên sử dụng BP so sánh qua từ "như"
Hình ảnh "trăng" đc so sánh với "quả bóng"
Câu11
Các trạng ngữ trong đoạn văn là:

Trên mấy cây cao cạnh nhà
Ngoài suối
Đó đây

Câu12
Hai câu thơ đức tính cần cù, vượt khó khăn, không quản ngại xa xôi vất vả của bầy ong
Câu13

Nhà thơ viết “bập bùng hoa chuối”, điều này gợi cho em hình dung màu sắc tươi tắn của hoa chuối nổi bật giữa núi rừng thăm thẳm, vừa miêu tả đc sự lay động của hoa chuối. Hoa như một ngọn lửa ẩn mình chốn rừng sâu mà chỉ có những chú ong chăm chỉ, cần cù mới tìm ra đc.
Câu14:
Một từ tượng hình miêu tả về sóng: lăn tăn

Một từ tượng hình miêu tả về gió: hiu hiu
Chúc các bé lớp 5 thi lên lớp 6 có kết quả cao nhé!
 
T

thuyhoa17

@keohong2000:

Câu1
Từ đồng nghĩa với những từ có gạch chân trong câu ca dao là:
: vào
Non: núi

Ngoài ra, với từ "non" thì chị nghĩ là còn có nghĩa là "yếu" (theo tính từ).

Câu3:
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa..

Cái này chị nghĩ chắc em nhầm "từ" với "chữ" rồi :-?, có thể là từ thì thường đc nghĩ là chỉ có 1 chữ thôi, nhưng thực ra có từ đơn và từ ghép mà :).
Nên, cái này chị nghĩ là nhân hóa ở "đọng thành hoa" (mây thì làm gì mà như hoa được ;)) )

Còn cái "bay gần bay xa" chị chả chắc chắn, cứ ngờ ngợ.

Câu6


Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề ( trông mang nghĩa là lo lắng)
Trông trời, trông đất, trông mây (các từ trông ở dòng 2,3 mang nghĩa là nhìn)
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm (trông mang nghĩa là mong)
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.

Cái nghĩa "lo lắng" ở đầu chị nghĩ ko phải đâu :). Em có thể thay từ "lo lắng" vào và thấy nó hợp nghĩa với câu, nhưng giả sử thay bằng từ "nghĩ ngợi" chẳng hạn thì nó vẫn hợp nghĩa.
Cái này thì chị nghĩ là chỉ có 2 nghĩa trong bài "Đi cấy" thôi là "mong" với "nhìn".

Mấy câu còn lại chị lười quá :">, với lại ko chắc đáp án nữa :D.

Tụi em nhận xét thử nha, rồi mình tiếp tục thảo luận với nhau.

Đề khó kinh :|.
 
D

dominhphuc

Câu1
Từ đồng nghĩa với những từ có gạch chân trong câu ca dao là:
: vào
Non: núi

Ngoài ra, với từ "non" thì chị nghĩ là còn có nghĩa là "yếu" (theo tính từ).

Câu3:
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa..

Cái này chị nghĩ chắc em nhầm "từ" với "chữ" rồi :-?, có thể là từ thì thường đc nghĩ là chỉ có 1 chữ thôi, nhưng thực ra có từ đơn và từ ghép mà :).
Nên, cái này chị nghĩ là nhân hóa ở "đọng thành hoa" (mây thì làm gì mà như hoa được ;)) )

Còn cái "bay gần bay xa" chị chả chắc chắn, cứ ngờ ngợ.
Câu 1: Trong câu thơ thì "non" có nghĩ là núi chứ không phải là "yếu" đâu ạ :D
Câu 3: Em nghĩ cái "Bay gần bay xa" thì không phải
Nhưng phải có "gờn gợn" nữa ạ ^_^
 
K

kool_boy_98

Em làm thử c3 :D

Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa..

Câu thơ thứ nhất có chứa phép nhân hóa, điều này là chắc chắn. Vì rừng mơ không ôm được núi cho nên đây sẽ là phép nhân hóa. Từ nhân hóa ở đây sẽ là "ôm", hay nói cách khác, từ "ôm" chứa phép nhân hóa -> Gạch chân từ "ôm".

Câu thơ thứ hai, theo em không có phép nhân hóa, "mây trắng đọng thành hoa" ở đây chỉ đơn thuần là phép liên tưởng của tác giả, chứ không hề nhân hóa.

Câu thơ thứ ba có sử dụng phép nhân hóa, từ nhân hóa là "đông" vì theo định nghĩa em còn nhớ mang máng là "Nhân hóa là dùng từ để chỉ người -> chỉ cho vật". "Đông" là từ chỉ trạng thái nhiều, dày đặc của con người. Gió chiều thì chỉ có thể nói là nhiều thôi, còn đông thì em nghĩ là không. Cho nên "đông" sẽ là từ nhân hóa -> Gạch chân từ "đông". Ps. Còn "gờn gợn" chỉ là bổ ngữ cho từ "đông" thôi, chứ không phải là phép nhân hóa gì cả, nếu không tin, thử bỏ từ "đông" đi rồi xem còn có nhân hóa gì hay không?

Câu thơ cuối cùng thì không có, "hương bay gần bay xa" thì tức là hương lan tỏa trong khắp không gian, từ xa chí gần thôi ạ. Đây chỉ là một câu trần thuật đơn thuần.

:D Hi hi

Ps. Câu 1 đồng ý với Dominhphuc :)
 
K

keohong2000

Câu thơ thứ ba có sử dụng phép nhân hóa, từ nhân hóa là "đông" vì theo định nghĩa em còn nhớ mang máng là "Nhân hóa là dùng từ để chỉ người -> chỉ cho vật". "Đông" là từ chỉ trạng thái nhiều, dày đặc của con người. Gió chiều thì chỉ có thể nói là nhiều thôi, còn đông thì em nghĩ là không. Cho nên "đông" sẽ là từ nhân hóa -> Gạch chân từ "đông". Ps. Còn "gờn gợn" chỉ là bổ ngữ cho từ "đông" thôi, chứ không phải là phép nhân hóa gì cả, nếu không tin, thử bỏ từ "đông" đi rồi xem còn có nhân hóa gì hay không?
_______________________________________________________
Anh koy_boy_98 ơi! Em tưởng từ "đông" ở đây là danh từ chỉ thời gian (đông nghĩa là mùa đông ý). Tại vì hoa mơ nở nổi bật nhất là vào cuối đông-đầu xuân. Nếu hợp về lô-gic thì "đông" ở đây phải là danh từ và từ này ko phải từ nhân hóa. Nên câu "Gió chiều đông gờn gợn" theo em nghĩ là ko có phép nhân hóa ở đây. Còn từ "gờn gợn", em đồng ý với an koy_boy_98. Từ "gờn gợn" ko phải từ nhân hóa. Nó chỉ là tính từ để miêu tả gió thôi!
Đó chỉ là ý kiến của em! "Phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp VN"-Nhiều vấn đề đến giáo sư tiến sĩ còn phải tranh cãi. Vậy nên ai có ý kiến khác thì cùng thảo luận nhé!^_^
 
Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

Hì, anh cũng không biết bài thơ này nên không rõ trong trường hợp này "đông" là động từ hay danh từ :D, anh xét là động từ, nhưng nếu mà là danh từ thì không phải là phép nhân hóa rồi. :D
 
H

hongnhung.2002

giúp em đề này nha:)
Đề Tập làm văn:
Hãy kể 1 câu chuyện mà em đã chứng kiến hoặc tham gia hoặc nghe đọc nói về điều kì diệu của tình yêu thương.

Ví dụ:câu chuyện về em Nguyễn Văn Nam đã dũng cảm cứu 5 em nhỏ thoát chết......

Đề cảm thụ văn học
Câu 1:Trong bài Con cò,nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

Em cảm nhận đc điều đẹp đẽ và sâu sắc ở 2 câu thơ trên?

Câu 2:Trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão có đoạn:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà

Em hãy nêu những cảm xúc về người mẹ trong đoạn thơ trên?

Câu 3:Đọc 2 khổ thơ trong bài Hương nhãn của tác giả Trần Kim Dũng:
Ngày ông trồng nhãn
Cháu còn bé thơ
Vâng lời ông dặn
Cháu tới cháu che.

Nay mùa quả chín
Thơm hương nhãn lồng
Cháu ăn nhãn ngọt
Nhớ ông vun trồng.

Em có nhận xét gì về hình ảnh người cháu qua 2 khổ thơ trên.

Câu 4:
Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa,lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị,trái hồng là nắng của cây.​
(Lê Hồng Thiện)
a.Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên có gì độc đáo?
b.Qua đó,em có suy nghĩ gì về tình cảm tác giả dành cho thiên nhiên?
c.Viết đoạn văn bày tỏ cảm nghĩ của em về cái hay,cái đẹp ở đoạn thơ trên.

Câu 5:Đọc đoạn thơ sau:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
Cha mượn con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi... ...

(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)
a.Hình ảnh ánh nắng đc diễn tả qua câu thơ nào?Cách diễn tả ấy có gì độc đáo?
b.Trong lời nói ngây thơ của người con,em cảm nhận đc điều gì?Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về điều đó.

Câu 6:Trong bài Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ,nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời cùa mẹ, em nằm trên lưng

Ý nghĩa của từ ''mặt trời'' trong 2 câu thơ có gì khác nhau?Từ đó,em có cảm nhận gì về tình cảm mà người mẹ dành cho con nhỏ của mình?

Câu 7:Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Đưa con đi cùng đất nước
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Chòng chành nhịp võng ca dao

(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
Tuổi thơ của con thật kỳ diệu và trong sáng bởi con đc sống trong ăm ắp lời ru ngọt ngào của mẹ.Điều đó đc thể hiện như thế nào trong đoạn thơ trên?

Câu 8:Đọc đoạn thơ dưới đây trong bài Khi mẹ vắng nhà của nhà thơ Trần Đăng Khoa,em có những suy nghĩ gì về câu trả lời của tác giả đối với mẹ?
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
Không,mẹ ơi!Con đã ngoan đâu!
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan,chưa ngoan!
 
K

keohong2000

giúp em đề này nha:)
Đề Tập làm văn:
Hãy kể 1 câu chuyện mà em đã chứng kiến hoặc tham gia hoặc nghe đọc nói về điều kì diệu của tình yêu thương.

Ví dụ:câu chuyện về em Nguyễn Văn Nam đã dũng cảm cứu 5 em nhỏ thoát chết......

Đề cảm thụ văn học
Câu 1:Trong bài Con cò,nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

Em cảm nhận đc điều đẹp đẽ và sâu sắc ở 2 câu thơ trên?

Câu 2:Trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão có đoạn:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà

Em hãy nêu những cảm xúc về người mẹ trong đoạn thơ trên?

Câu 3:Đọc 2 khổ thơ trong bài Hương nhãn của tác giả Trần Kim Dũng:
Ngày ông trồng nhãn
Cháu còn bé thơ
Vâng lời ông dặn
Cháu tới cháu che.

Nay mùa quả chín
Thơm hương nhãn lồng
Cháu ăn nhãn ngọt
Nhớ ông vun trồng.

Em có nhận xét gì về hình ảnh người cháu qua 2 khổ thơ trên.

Câu 4:
Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa,lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị,trái hồng là nắng của cây.​

(Lê Hồng Thiện)
a.Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên có gì độc đáo?
b.Qua đó,em có suy nghĩ gì về tình cảm tác giả dành cho thiên nhiên?
c.Viết đoạn văn bày tỏ cảm nghĩ của em về cái hay,cái đẹp ở đoạn thơ trên.

Câu 5:Đọc đoạn thơ sau:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
Cha mượn con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi... ...

(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)
a.Hình ảnh ánh nắng đc diễn tả qua câu thơ nào?Cách diễn tả ấy có gì độc đáo?
b.Trong lời nói ngây thơ của người con,em cảm nhận đc điều gì?Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về điều đó.

Câu 6:Trong bài Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ,nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời cùa mẹ, em nằm trên lưng

Ý nghĩa của từ ''mặt trời'' trong 2 câu thơ có gì khác nhau?Từ đó,em có cảm nhận gì về tình cảm mà người mẹ dành cho con nhỏ của mình?

Câu 7:Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Đưa con đi cùng đất nước
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Chòng chành nhịp võng ca dao

(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
Tuổi thơ của con thật kỳ diệu và trong sáng bởi con đc sống trong ăm ắp lời ru ngọt ngào của mẹ.Điều đó đc thể hiện như thế nào trong đoạn thơ trên?

Câu 8:Đọc đoạn thơ dưới đây trong bài Khi mẹ vắng nhà của nhà thơ Trần Đăng Khoa,em có những suy nghĩ gì về câu trả lời của tác giả đối với mẹ?
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
Không,mẹ ơi!Con đã ngoan đâu!
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan,chưa ngoan!
Em đã post ở http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=315246 rồi mà!
Lần sau đừng post hai bài cùng chuyên mục, em nhé!
 
H

hongnhung.2002

Em có đề tập làm văn này để cho mấy bạn tham khảo nha!
Tập làm văn
Đề bài:Mới ngày nào em còn là 1 hs lớp Một bỡ ngỡ,rụt rè,khóc thút thít theo mẹ đến trường.Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay mái trường Tiểu học than thương đã đến.Năm năm qua,mỗi chiếc bảng đen, ô cửa sổ nơi đây đều gắn bó với em cùng bít bao kỉ niệm buồn vui . Em hãy ngắm nhìn tất cả mà long thấy bang khuâng,xao xuyến quá.
Hãy tả lại trường em trong giờ phút chia tay luu luyến ấy.
Tại ko có thời gian nên mình chỉ ghi đề thôi còn bài làm thì hôm nào rảnh mình viết cho.
 
H

hmp2002

mình có đề marie nè :
Câu 4 : Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống: những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc,…, những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá,… Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng vì vô ý thức, con ngưới đã trở thành tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh, biến nó thành trơ trụi, xác xơ. Họ săn bắt động vật làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Họ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho cá tôm không còn đường sống,… Đặt mình vào vai những cánh rừng đang bị hủy diệt hoặc những con vật đang bị săn bắt, bị phá mất chỗ ở hay những chú cá đang thoi thóp trong dòng nước bị ô nhiễm…, em hãy viết một bức thư kêu cứu gửi loài người, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động phá hoại ấy, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống.
 
T

thuyhoa17

mình có đề marie nè :
Câu 4 : Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống: những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc,…, những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá,… Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng vì vô ý thức, con ngưới đã trở thành tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh, biến nó thành trơ trụi, xác xơ. Họ săn bắt động vật làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Họ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho cá tôm không còn đường sống,… Đặt mình vào vai những cánh rừng đang bị hủy diệt hoặc những con vật đang bị săn bắt, bị phá mất chỗ ở hay những chú cá đang thoi thóp trong dòng nước bị ô nhiễm…, em hãy viết một bức thư kêu cứu gửi loài người, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động phá hoại ấy, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống.

chị nhớ là có một bài văn đạt giải viết thư UPU gì đó có lien quan đến cái đề này. UPU lần 40, em có thể tham khảo them bài viết đó của bạn Minh Hiếu nha :).

Cái này sẽ hay hơn khi em viết bằng trí tưởng tượng phong phú của mình cùng với tình cảm mà em dành cho thiên nhiên, chị nghĩ là mỗi cánh rừng và những loài động vật sẽ buồn lắm khi nơi ở của mình bị mất đi đúng không, cũng như là khi mỗi con người chúng ta mất đi căn nhà, mái ấm của mình vậy.

Chúng ta khi mất bố mẹ, gia đình sẽ buồn lắm đúng không? Vậy thì cây cối trong rừng, cùng với các loài vật nữa, chúng cũng sẽ buồn lắm khi mất đi người than.

Không chỉ con người mới có linh hồn đâu, chị nghĩ là cây cối, động vật cũng biết nghĩ và có tình cảm như chúng ta đấy, nên việc con người chỉ nghĩ đến mình mà ko nghĩ đến tình cảm của những cái khác thì thật là ích kỷ và ko tốt đúng ko nào? :)
 
K

keohong2000

Đúng như chị thuyhoa17 nói đây cái đề thi giống với đề thi UPU.
Lúc đó mình đang học lớp 5, cũng phải viết thư UPU
Mình hướng dẫn bạn nhé!
1)MB
Văn viết thư thì phải địa điểm, ngày tháng rõ ràng nhé!
............. thân mến!
-Sau đó bạn giới thiệu mình (VD:Tôi là một cây thông già chẳng hạn, sống trong khu rừng Thanh Bình...)
-Nêu lí do viết thư? (kêu cứu về môi trường đang bị con người hủy hoại...)
2)TB
*Kể lại cảnh vật lúc xưa
-Họ hàng cây cối chúng tôi sống vui vẻ, ngày ngày chim muông đến hát ca
-Những dòng suối trong veo, muông thú sống rất bình yên ở cánh rừng Thanh Bình-đúng như tên của cánh rừng
-Hoặc bạn có thể kể lại 1 ngày hội rừng xanh chẳng hạn, hãy tích cực sử dụng BP nhân hóa nhé! Nó sẽ giúp bài văn sinh động vè giúp bạn nhập vai cây thông hay hơn
*Kể về cánh rừng đang bị tàn phá
-Về sau, đất nước đi lên, đô thị hóa phát triển khiến con người họ ko còn nghĩ đến môi trường, nghĩ đến những cánh rừng này nữa. Những tên lâm tặc ngày đêm rình rập chặt cây, phá rừng; đến cả người dân cũng phá rừng để làm nương rẫy
-Muông thú bị săn bắn, chúa sơn lâm của chúng tôi cũng đã bị con người bắn chết
-Dòng suối trong veo ngày xưa đâu còn...và bây giờ dòng suối chẳng khác nào "suối chết"
....................................................................................................
*Lời kêu cứu đến loài người
-Con người hãy nghĩ lại đi! Nghĩ về những hành động của mình đã làm.
-Nếu môi trường bị ô nhiễm, liệu con người có sống nổi ko?
-Rồi thiên nhiên sẽ nổi giận, con người ko nghĩ đến sao? Hay chỉ nghĩ đến những cái lợi trước mắt? Bao cơn bão lớn mà con người đã phải gánh chịu...
-Hãy bảo vệ lấy thiên nhiên, môi trường trước khi quá muộn.
+Hãy phục hồi lại những cánh rừng đã mất
+Bảo vệ những loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng
.......................................................
Mong con ng hãy nghĩ lại về những hđ đã làm
3)KB
Thiên nhiên là quà tặng mà tạo hóa ban cho, phải biết trân trọng nó
Mong con người hãy bv lấy môi trường! Hãy nhớ rằng thiên nhiên đang kêu cứu
Kí tên
 
N

ngongioxanh_2103

Đề thi năm ngoái của trường em (Em không nhớ hết tất cả các câu hỏi nhưng mong nó giúp ích được cho các em năm nay lên lớp 6) :) . Mọi người cùng làm nhé :)

Trường THCS Ba Đình

ĐỀ KIỂM TRA VÀO LỚP 6 MÔN TIẾNG VIỆT

Năm học 2012- 2013

Thời gian: 60 phút​

I. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Thanh âm của núi

Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng. Âm thanh cây khèn truyền bảo của người Mông có thể làm đắm say cả những du khách khó tính nhất.

Với người Mông, tiếng khèn là sợi dây tâm linh nối người sống và người đã khuất, là "cây cầu" bắc lời tỏ tình đôi lứa, là những câu chuyện cổ được kể bằng âm thanh. Thân Khèn được làm bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.

Mấy ai từng gặp những nghệ nhân dân gian thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió, tóc bị gió thổi ngược, hình bóng họ in trên nền trời xanh, hệt một tuyệt tác của thiên nhiên. Núi cao, rừng rộng chẳng thể làm chìm đi tiếng khèn đầy khát khao, dạt dào sức sống.

Đến với tiếng khèn một ngày, để nhớ tiếng khèn một đời...

Câu 1: Tiếng khèn có ý nghĩa như thế nào đối với người Mông?

Câu 2: Hình ảnh những nghệ nhân thổi khèn được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả đó có gì đôc đáo?

Câu 3: Tìm các cặp tính từ trái nghĩa có trong bài trên

Câu 4: Câu văn cuối bài có ý nghĩa gì?

II. Tiếng Việt:

Câu 1: Trong các từ gạch chân dưới đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?

a) đường làng, lọ đường, đường biển

b) dòng nước trôi, bánh trôi, cá trôi

c) tỏ thái độ, tỏ lòng, sáng tỏ

Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với:

a) Khát khao:

b) Chờ mong:

c) Vui mừng:

III. Tập làm văn:

Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam
 
Last edited by a moderator:
K

keohong2000

I. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tiếng khèn có ý nghĩa như thế nào đối với người Mông?
Với người Mông, tiếng khèn là sợi dây tâm linh nối người sống và người đã khuất, là "cây cầu" bắc lời tỏ tình đôi lứa, là những câu chuyện cổ được kể bằng âm thanh.
Câu 2: Hình ảnh những nghệ nhân thổi khèn được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả đó có gì đôc đáo?
-Những nghệ nhân dân gian thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió, tóc bị gió thổi ngược, hình bóng họ in trên nền trời xanh, hệt một tuyệt tác của thiên nhiên
-Cách miêu tả đó độc đáo ở chỗ: tác giả sử dụng từ láy gợi hình "mênh mang", từ ngữ sinh động. Ngoài ra, còn sử dụng BP so sánh "nghệ nhân thổi kèn" với "tuyệt tác thiên nhiên" qua từ "hệt" nữa. Nó càng làm cho câu văn mang hơi thở của rừng núi.
Câu 3: Tìm các cặp tính từ trái nghĩa có trong bài trên
Lớn >< nhỏ
Dài >< ngắn
Câu 4: Câu văn cuối bài có ý nghĩa gì?
Tiếng khèn có một sức mạnh khiến con người "thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng". Tiếng kèn là cuộc sống của người H-mông. Nếu chúng ta nghe tiếng khèn ấy, cả đời chúng ta sẽ mãi mãi nhớ về rừng núi, làng bản người H-mông. Tiếng khèn du dương sao mà mãnh liệt đến thế!
II. Tiếng Việt:
Câu 1: Trong các từ gạch chân dưới đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Từ đồng âm
b) Từ đồng âm
c) Từ nhiều nghĩa
Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với:

a) Khát khao: ước ao

b) Chờ mong: chờ đợi

c) Vui mừng: vui sướng
III. Tập làm văn:

Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam
Tả cảnh đẹp của đất nước cũng tương tự như tả cảnh đẹp quê hương vậy
Em tham khảo nhé!
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=2256296#post2256296
 
K

keohong2000

Các bé lớp 5 thử sức tiếp với đề này nha!;)) Xem lại kiến thức của mình nắm đến đâu và lấp lại những lỗ hổng kiến thức đó nhé!:)
TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY
ĐỀ THI VÀO LỚP 6 MÔN TIẾNG VIỆT NĂM 2011
THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT
Câu 1 (1 điểm): Tìm từ trái nghĩa với từ gạch chân trong những trường hợp sau:
-Na chín……………………………………… …..
- Cơm chín……………………………………… ..
-Suy nghĩ chín……………………………………
-Ngượng chín cả mặt……………………………..
Câu 2 (1 điểm): Gạch chân dưới những từ không cùng nhóm trong các dòng sau:
a. vàng nhạt, vàng vọt, vàng khè, vàng tươi
b. hoa hồng, hoa mười giờ, hoa lan, hoa điểm mười
c. chạy, bước, lôi, trèo
d. cá thu, cá ngừ, cá song, cá quả.
Câu 3: (2 điểm)
“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…”
(Quang Huy, Cửa sông)
a.Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào?
b. Có thể thay thế từ chẳng trong đoạn thơ trên bằng những từ nào? So với các từ vừa tìm được, em thấy cách dùng từ chẳng của tác giả có gì sâu sắc?
Câu 4: (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau và cho biết, theo cấu tạo ngữ pháp, các câu đó thuộc kiểu câu nào?
a.Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
b.Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.
Câu 5: (1 điểm)
Biển luôn thay đổi màu tùy theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
(Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
a. Hãy liệt kê các từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên.
b. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật và những cách nào để liên kết câu văn?
Câu 6 (3.5 điểm) Đọc kĩ hai khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao

Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, Tiếng Việt lớp 5 tập 2)
a.Em hiểu thế nào về nghĩa của từ chạy trong khổ thơ 1?
b. Tại sao màu trắng trên tóc mẹ lại gợi cảm giác nôn nao?
c.Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong hai khổ thơ trên.

Nguồn: phattrienngonngu.com
 
T

thuyhoa17

III. Tập làm văn:

Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam

Dàn ý đơn giản cho mấy em lớp 5 đi thi ;)).

MB: Giới thiệu khái quát về cảnh đẹp mà em định tả. Ví dụ như ngay quê hương em, HN, Huế ^^, Hạ Long,... (để đảm bảo tính trung thực và "TẢ" thì em nên chọn nơi mà em đã được đặt chân đến, có ấn tượng với em, và nếu chưa được đi đâu nhiều thì quê em đang ở cũng là một cảnh đẹp của đất nước mình rồi).

TB:
Tại sao em lại chọn tả cảnh đẹp đó?

Cảnh đẹp đó hiện lên trong đầu em như thế nào lúc bấy giờ?

Chi tiết cụ thể hơn về cảnh đẹp đó (từ phần khái quát phía trên): nó ở đâu, có đồng lúa, con trâu, hương vị đồng quê tràn ngập; hay là lãng mạn, thơ mộng,...?

Nó đã để lại cho em những cảm xúc gì? Mong muốn của em (liên quan đến cảnh đẹp đó).

KB: Khái quát lại (đẹp hay còn gì chưa được hoàn thiện...). >> Mở rộng ra về cảnh đẹp của đất nước mình ^^!
 
Top Bottom